Báo cáo thuế phản ánh nghiệp vụ kế toán thuế phát sinh cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Có 3 loại báo cáo phổ biến là báo cáo thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, và thu nhập doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm doanh nghiệp mà báo cáo thuế sẽ được lập theo hình thức và định kỳ khác nhau. Hãy tìm hiểu cách làm báo cáo thuế tháng, quý và năm nhé.
Mục lục
Báo cáo thuế là báo cáo phản ánh nghiệp vụ kế toán thuế phát sinh thường xuyên hoặc định kỳ, từ đó giúp cơ quan thuế nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Có 3 loại báo cáo thuế thường gặp, đó là báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo thuế giá trị gia tăng, và báo cáo thuế thu nhập cá nhân. Báo cáo thuế có thể được lập theo tháng, quý hay năm tùy thuộc vào từng doanh nghiệp.
Mỗi loại báo cáo thuế sẽ có những đặc điểm riêng. Người làm kế toán cần nắm rõ cách làm báo cáo thuế doanh nghiệp để đảm bảo ghi nhận đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
Trước khi bắt tay vào thực hiện báo cáo thuế, doanh nghiệp cần phải xác định sẽ kế khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý. Doanh nghiệp mới thành lập sẽ chọn cách làm báo cáo thuế GTGT theo quý. Trong trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động thì sẽ xác định dựa trên doanh thu năm trước. Nếu doanh thu dưới 50 tỷ thì sẽ sử dụng mẫu báo cáo thuế GTGT tháng. Đối với doanh nghiệp có doanh thu lớn hơn 50 tỷ, thuế GTGT sẽ được kê khai theo tháng. Về cơ bản, cách làm báo cáo thuế GTGT hàng tháng hay hàng quý đều bao gồm các mục tương tự nhau và chỉ khác ở số liệu chi tiết được ghi nhận theo tháng hay quý.
Sau đó, doanh nghiệp cần xác định kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp. Phương pháp khấu trừ dành cho doanh nghiệp có doanh thu 1 tỷ trở lên và tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp này trong khi phương pháp trực tiếp dành cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ và tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp.
Bản báo cáo thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được lập dựa trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 1/GTGT. Cụ thể, báo cáo bao gồm 3 phần chính đó là chỉ tiêu, giá trị hàng hóa dịch vụ và thuế GTGT. Mục chỉ tiêu được chia thành hàng hóa dịch vụ bán ra, hàng hóa dịch vụ mua vào và phụ lục khác. Đối với phương pháp này, thời gian nộp báo cáo thuế GTGT theo tháng muộn nhất là ngày 20 của tháng sau còn ngày muộn nhất để nộp báo cáo thuế GTGT theo quý là ngày 30 quý sau.
Doanh nghiệp sử dụng mẫu báo cáo 4/GTGT cho bản báo cáo thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Khi kê khai theo phương pháp này, doanh nghiệp cần xác định khoản thuế GTGT phải nộp. Theo đó, số thuế GTGT phải nộp sẽ bằng doanh thu nhân với tỷ lệ %. Doanh thu trong trường hợp này là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế được ghi trên hóa đơn. Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu được tính như sau:
Tương tự như phương pháp khấu trừ, báo cáo thuế GTGT tháng sẽ phải nộp muộn nhất trước ngày 20 tháng sau và báo cáo thuế GTGT hàng quý nộp muộn nhất vào ngày 30 tháng đầu tiên quý sau. Do đó, người làm kế toán phải nắm rõ thời gian và cách làm báo cáo thuế hàng quý hoặc tháng để tránh sai sót và nộp muộn.
Tương tự như báo cáo thuế GTGT, doanh nghiệp cần xác định sẽ kê khai báo cáo thuế TNCN theo tháng hay quý. Về nguyên tắc, nếu doanh nghiệp đã kê khai thuế GTGT theo quý thì thuế TNCN cũng kê khai theo quý. Với hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng thì hình thức kê khai thuế TNCN sẽ được quy định như sau:
Doanh nghiệp dựa trên tờ khai mẫu 5/ KK-TNCN để kê khai thuế TNCN. Cách làm báo cáo thuế TNCN theo tháng và quý đều bao gồm những chỉ tiêu tương tự nhau. Cụ thể, mẫu báo cáo bao gồm 11 chỉ tiêu như sau:
Cách làm báo cáo thuế TNDN sẽ dựa trên mẫu tờ khai 03/TNDN và 03-1A/TNDN (phụ lục đi kèm). Ngoài ra, nếu doanh nghiệp lãi và chuyển lỗ thì sử dụng thêm mẫu phụ lục 03-2A/TNDN. Báo cáo thuế TNDN có thể được lập theo tháng, quý hoặc năm. Về cơ bản, cách làm báo cáo thuế hàng tháng, quý hay năm tương tự nhau.
Đối với tờ khai 03/ TNDN, doanh nghiệp cần đảm bảo 7 nội dung chính sau:
Đối với mẫu phụ lục 03-1A/TNDN, doanh nghiệp cần kê khai đầy đủ 13 chỉ tiêu sau:
Báo cáo thuế doanh nghiệp không còn xa lạ với doanh nghiệp nhưng hiện vẫn còn nhiều người làm kế toán chưa nắm rõ cách làm báo cáo thuế cho doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân chính là bởi báo cáo thuế bao gồm nhiều hình thức và chỉ tiêu. Bên cạnh đó, việc làm báo cáo thuế thủ công cũng đem đến nhiều bất cập như khó lưu giữ, sai sót số liệu, và thiếu tính liền mạch. Một trong những phương pháp hữu hiệu mà doanh nghiệp có thể áp dụng là làm báo cáo thuế qua mạng. Hiện nay phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK) do Tổng cục thuế ban hành có đầy đủ mẫu báo cáo theo yêu cầu. Người làm kế toán chỉ cần thao tác đơn giản là có thể lập báo cáo thuế. Theo đó, để lập báo cáo thuế trên phần mềm HTKK, doanh nghiệp thực hiện những bước sau: