Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh quần áo

Việc lập kế hoạch kinh doanh quần áo không hề dễ dàng bởi nó yêu cầu sự tìm hiểu và phân tích kỹ càng các yếu tố từ thị trường, đối thủ, khách hàng cho đến tài chính, sản phẩm, v.v. Vậy làm thế nào để xây dựng và quản lý cửa hàng thời trang hiệu quả? Các bước như thế nào? Chủ cửa hàng cần phải lưu ý những điều gì?

Hãy tìm hiểu các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh quần áo chi tiết với 9 bước dưới đây!

Bước 1: Xác định mặt hàng trong kế hoạch kinh doanh quần áo

Cụ thể hóa mặt hàng trong kế hoạch kinh doanh quần áo online

Khi muốn kinh doanh sản phẩm nào đó, đặc biệt là thời trang, bạn cần xác định cụ thể xem mặt hàng bạn muốn bán là gì. Bạn có thể phân loại theo đặc điểm người dùng như giới tính (nam, nữ, phi giới tính), độ tuổi, khả năng tài chính (hàng cao cấp, bình dân), hoặc dựa trên kiểu dáng và phong cách, theo mùa. Xác định mặt hàng kinh doanh càng cụ thể, bạn càng dễ lựa chọn sản phẩm đầu vào và nhắm đúng đối tượng khách hàng. 

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng trong kế hoạch kinh doanh quần áo

Sau khi biết được mình nên kinh doanh bán quần áo nào, chủ cửa hàng cần xác định và phác họa chân dung đối tượng khách hàng mình nhắm đến. Với cách này, bạn sẽ xây dựng được một kế hoạch kinh doanh shop quần áo hiệu quả và chính xác hơn, tiếp cận khách tốt hơn. Dựa vào các câu hỏi sau, bạn có thể cụ thể hóa đối tượng của mình:

  • Độ tuổi khách hàng là bao nhiêu? Giới tính khách hàng?
  • Vị trí nơi ở của khách? 
  • Thói quen mua sắm và tiêu dùng?
  • Kênh mua hàng họ hay sử dụng nhất là gì?

Ví dụ, bạn xây dựng kế hoạch kinh doanh quần áo trẻ em. Đối tượng khách hàng của bạn không phải là trẻ nhỏ mà là phụ huynh bởi họ quyết định đến việc mua sản phẩm cho con mình. Bởi vậy bạn nên lưu ý, người quyết định mua hàng chưa chắc đã là người sử dụng cuối cùng, để tránh xác định nhầm đối tượng khách hàng.  

Bước 3: Lựa chọn mô hình kinh doanh và kênh bán hàng

mô hình kinh doanh và kênh bán hàng

Biết được mặt hàng và khách hàng của mình, bạn sẽ dễ dàng xác định mô hình kinh doanh và các kênh bán hơn. Các kênh kinh doanh offline phổ biến gồm có mở cửa hàng online, bán hàng sỉ tại xưởng,…Với kênh online, các hình thức thường sử dụng gồm có: sàn thương mại điện tử, website, trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Tùy từng loại quần áo và đối tượng khách hàng, bạn sẽ có các mô hình và kênh khác nhau.

Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng là người trưởng thành, có độ tuổi từ 20 đến 35 và sống tại Mỹ, sản phẩm là quần áo thun in hình, bạn có thể lên kế hoạch bán hàng online với mô hình POD (Print on demand), Dropshipping. Kênh bán hàng sẽ thường là các sàn thương mại điện tử như Amazon, eBay, Etsy, và lập một website bán hàng riêng.  Còn nếu bạn kinh doanh trong nước, các kênh bán hàng thường được sử dụng có thể cửa hàng vật lí tại các trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, TikTok Shop, Fanpage Facebook, Instagram,…

Bước 4: Khảo sát thị trường và đối thủ trong kế hoạch kinh doanh quần áo online

Khảo sát thị trường

Với thị trường, ngoài các yếu tố vĩ mô liên quan đến luật pháp, kinh tế, công nghệ, văn hóa, chủ cửa hàng cần tập trung nghiên cứu đến các yếu tố trong thị trường thời trang như: xu hướng thời trang, sự thay đổi về thói quen mua hàng, các sự kiện tác động đến ngành, giá cả,…Các yếu tố bạn cần quan tâm bao gồm:

Phong cách được ưa chuộng 

Mỗi shop quần áo sẽ có một hoặc nhiều thể loại, phong cách khác nhau. Bạn hãy tìm hiểu đâu là phong cách mà đối tượng khách hàng đang thích nhiều nhất hiện nay và xác định các mặt hàng trọng tâm. Ví dụ với các sản phẩm thời trang dành cho tuổi vị thành niên, khách hàng thường ưa chuộng phong cách cá tính, năng động, trẻ trung nhiều hơn như quần bò, hoodie, áo phông,…

Xu hướng mẫu mã

Mỗi năm thường có xu hướng quần áo riêng. Do đó bạn cần cập nhật và nắm bắt xem đâu là kiểu dáng khách hàng yêu thích nhất hiện tại và dự đoán xu hướng trong năm tới. Nếu bạn nhắm tới khách hàng là nam, trẻ, có độ tuổi từ 18 đến 30 thì xu hướng thời trang năm 2021 sẽ là áo len dệt kim, khác với năm 2020 là áo vải Tactile.

Giá bán

Từng loại sản phẩm sẽ có giá thị trường khác nhau. Người mua sẽ so sánh giá cả giữa các cửa hàng để lựa chọn đâu là sản phẩm giá rẻ nhất. Do đó việc khảo giá thị trường sẽ giúp bạn xác định giá tốt hơn. Ngoài ra, nếu giá của bạn cao hơn so với các bên khác, bạn cần đảm bảo chất liệu và kiểu dáng thời trang trong cửa hàng tốt hơn các đối thủ và chứng minh được điều đó với khách.

Mô hình kinh doanh

Hãy tham khảo các mô hình kinh doanh của cửa hàng khác xem đâu là phương án hay nhất. Bạn có thể tham khảo và bổ sung cho kế hoạch kinh doanh quần áo của bạn. Nếu đối thủ phát triển mô hình kinh doanh trên website giống bạn, hãy học hỏi xem họ thực hiện như thế nào, quảng cáo và phân phối hàng hóa ra sao. Từ đó đưa ra một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh.

Tình trạng chung của thị trường

Bạn nên nghiên cứu xem tình trạng của thị trường thời trang mà bạn lựa chọn như thế nào. Nếu chúng có xu hướng phát triển, bạn có thể đầu tư một lượng vốn đáng kể. Tuy nhiên nếu chúng có đà giảm, gặp khó khăn thì chủ cửa hàng cần suy nghĩ lại về cách phân bổ nguồn lực, vốn và tài chính. Thậm chí là lùi thời gian thực hiện kế hoạch kinh doanh shop quần áo.

Hơn nữa, việc biết được tình trạng chung sẽ giúp bạn xây dựng một phương án phù hợp. Ví dụ, thị trường kinh doanh quần áo online có xu hướng bán hàng trên các trang thương mại điện tử nhiều hơn là website. Bạn có thể đầu tư nhiều hơn vào kênh bán hàng như Shopee, Lazada.

Xác định đối thủ cạnh tranh

Chủ cửa hàng nên khảo sát và nghiên cứu xem các cách tiếp cận khách hàng mà đối thủ sử dụng là gì, nguồn hàng họ hay lấy từ đâu, dịch vụ chăm sóc khách hàng thậm chí là những vấn đề họ gặp phải. Từ đó, bạn sẽ rút ra kinh nghiệm trong kinh doanh, có những phương án tốt hơn họ và thu hút, giữ chân nhiều khách hàng hơn. 

Bước 5: Dự trù và phân bổ tài chính trong kế hoạch kinh doanh thời trang

Dự trù và phân bổ tài chính trong kế hoạch kinh doanh thời trang online

Sau khi đã xác định được mô hình kinh doanh, sản phẩm, bạn có thể dự tính được chi phí kinh doanh và phân bổ sao cho hợp lý. Với kinh doanh offline, bạn sẽ cần chú ý đến chi phí cho việc thuê mặt bằng, marketing, nhân sự. Còn nếu kinh doanh quần áo online, chủ cửa hàng không mất tiền thuê cửa hiệu, nhưng phải bỏ chi phí cho việc duy trì sản phẩm trên các kênh online, lập website, marketing online. Sau đó, bạn cần phân loại kỹ càng các danh mục chi phí. Càng cụ thể bao nhiêu thì càng dễ kiểm soát và quản lý bấy nhiêu. Điều này sẽ tránh việc làm thất thoát nguồn vốn và gia tăng chi phí. Ngoài ra, cũng nên dự trù 10% chi phí nữa phòng trường hợp gia tăng chi phí hay nhà cung cấp nâng giá, v.v.

Bước 6: Tìm nguồn hàng cho kế hoạch kinh doanh bán quần áo online và offline

Vấn đề nguồn hàng là yếu tố quyết định xem khách hàng có muốn mua sản phẩm của bạn hay không. Ngoại trừ giá, bạn nên quan tâm tới cả chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

Cách tìm nguồn hàng

Nếu chưa biết tìm nguồn hàng tại đâu, bạn nên tham khảo tại 6 kênh sau:

Google

Đây là kênh phổ biến nhất mọi người thường sử dụng. Bạn nên tìm trên Google với cú pháp: nguồn hàng + sản phẩm, bạn sẽ có được nhiều kết quả trả lại. Dựa vào những kết quả hiển thị, hãy gọi điện và so sánh giữa các nguồn hàng. Chủ cửa hàng nên yêu cầu bên cung cấp gửi ảnh và báo giá để tìm hiểu. Ngoài ra, đọc nhận xét, bình luận từ các hội nhóm trên Facebook, diễn đàn cũng là cách giúp bạn biết được đây có phải là nơi cung cấp uy tín hay không.

Facebook

Trên Facebook có khá nhiều nhóm bán quần áo sỉ, lẻ. Tại đây sẽ có nhiều nhà cung cấp đăng bài và giới thiệu về họ. Bạn nên hỏi giá, liên hệ và thậm chí yêu cầu họ gửi hàng mẫu để kiểm tra chất lượng. 

Qua các trang cung cấp sản phẩm sỉ của Trung Quốc

Qua các trang cung cấp sản phẩm sỉ của Trung Quốc

Tmall, 1688, Taobao và Alibaba là ba kênh mà nhiều chủ cửa hàng lựa chọn để tìm kiếm nguồn hàng phù hợp với mình. Hiện nay, các trang này đều có giao diện tiếng Việt nên bạn dễ dàng chọn được quần áo sỉ thay vì phải truy cập bằng Tiếng Trung. Tại đây có rất nhiều sản phẩm với mẫu mã, giá cả khác nhau. Do đó, bạn có thể tìm được mặt hàng mình muốn nhất.

Chợ đầu mối

Nếu chọn hàng tại chợ đầu mối, bạn có thể được kiểm tra sản phẩm trực tiếp, tận mắt. Điều này đảm bảo bạn sẽ lựa chọn được mặt hàng tốt, tránh việc mua phải hàng lỗi. Bạn có thể tham khảo một vài địa chỉ chợ đầu mối sau:

  • Trong nước: chợ Ninh Hiệp, chợ An Đông, chợ Đồng Xuân,…
  • Quảng Châu: chợ Bạch Mã (Pai Ma), Thiên Mã, Hồng Cẩm (Khu Men), chợ Lưu Hoa (Lui Khua), Chàm Sấy, chợ Shin Shan Hang.
  • Thái Lan: chợ Chatuchak, chợ Bobae, Chatuchak,…
  • Hàn Quốc: chợ Dongdaemun, trung tâm Myeongdong, khu phố Tây Itaewon, chợ Namdaemun… 

Lựa chọn nguồn hàng uy tín

Sau khi xác định được 2-3 bên cung cấp sản phẩm phù hợp, bạn sẽ tìm hiểu đâu là nguồn hàng tốt nhất. Nếu lựa chọn mua hàng tại nước ngoài và bạn không thể đến trực tiếp xưởng của nhà cung cấp, hãy đặt các mẫu thử để kiểm tra chất lượng. Khi quyết định mua hàng, bạn nên đặt một lượng ít để thử thị trường xem liệu có yêu thích mặt hàng đó không. Nếu thành công, bạn có thể tăng dần số lượng.

Cách mua hàng và thanh toán

Để tránh mua phải hàng lỗi, tốt nhất bạn nên giữ lại một sản phẩm từ kỳ trước. Sau đó, đem nó đi so sánh chất lượng với lô tiếp theo. Nếu hàng có lỗi, không tốt như mẫu trước đã mua, bạn có thể khiếu nại với nhà cung cấp và yêu cầu bồi thường.

Ngoài ra, hình thức thanh toán cũng là một yếu tố cần được quan tâm để tránh bị lừa mất tiền. Hãy lựa chọn các hình thức an toàn, có bên thứ ba đảm bảo (như ngân hàng). Bởi nếu có dấu hiệu lừa đảo, bạn có thể khiếu nại và rút lại tiền.

Bước 7: Xây dựng phương án Marketing online cho kế hoạch kinh doanh quần áo

Hiện nay, khách hàng thường xuyên tìm kiếm và cập nhật thông tin trên mạng, cũng như mua hàng online. Do đó, các chủ shop quần áo thường lựa chọn hình thức Marketing làm phương án tốt nhất để tiếp cận khách hàng. Dưới đây, SimERP sẽ gọi ý cho bạn một vài phương án Marketing online hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch Marketing

Xác định các phương thức Marketing

Tối ưu SEO website

Việc tối ưu SEO sẽ giúp website xuất hiện trong trang đầu mỗi khi khách hàng tìm kiếm thông tin trên Google. Từ đó, bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn và quảng bá được sản phẩm bên mình. Khi SEO website, bạn phải chú ý đến tốc độ tải trang, giao diện thân thiện với người dùng, bố cục chặt chẽ và cả các bài viết trên trang web.

Đặc biệt, đối với những mô tả về sản phẩm, chủ cửa hàng cũng cần chú ý tối ưu SEO sao cho nội dung phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Ví dụ, bạn bán một sản phẩm là áo len cổ tim, vậy keyword áo len cổ tim cần được tối ưu trong trang sản phẩm. Ngoài ra, hình ảnh mô tả sản phẩm nên dùng người mẫu và cần có một nền đồng bộ, thường là nền trắng, kem, xám hoặc đen.

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị liên kết là việc một publisher (người xuất bản) như blogger, KOL, website, Influencer,… quảng cáo sản phẩm trên nền tảng của họ. Họ sẽ viết bài giới thiệu và đính kèm thêm link dẫn đến trang sản phẩm. Họ sẽ chỉ nhận hoa hồng khi và chỉ khi có đơn hàng thành công, thay vì phải thuê nguyên một nhà quảng cáo. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tăng chi phí.

Hiện nay, có hai kênh chính mà các chủ cửa hàng hay lựa chọn để thực hiện chiến dịch tiếp thị liên kết là website và các cửa hàng trên trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada,..). Những blogger, influencer,… sẽ gắn link bài viết đến trang sản phẩm của từng món hàng. Nếu khách hàng truy cập và đồng ý mua, người thực hiện sẽ được thưởng một số tiền bằng một lượng phần trăm so với giá trị đơn hàng.

Chạy quảng cáo trên mạng xã hội

Đây là phương pháp được nhiều chủ cửa hàng sử dụng bởi chúng đem lại kết quả tốt. Bạn có thể chạy quảng cáo trên các nền tảng xã hội như: Facebook và Instagram. Tuy nhiên, để chạy quảng cáo hiệu quả, chủ cửa hàng cần phân tích và xác định rõ đối tượng khách hàng là ai, đặc điểm của họ như độ tuổi, giới tính, sở thích, vị trí địa lý,…Ngoài ra, các nội dung, hình ảnh cũng cần được chau chuốt để thu hút người xem. Thậm chí, bạn có thể tạo ra các video ngắn bắt mắt, giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn cách phối đồ sao cho phù hợp. Thường thì các video sẽ thu hút khách hàng tốt hơn so với các hình ảnh.

Chạy quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử

Bên cạnh các nền tảng xã hội, bạn có thể chạy quảng cáo trên trang thương mại điện tử như Shopee hay Lazada. Với cách này, các thông tin về sản phẩm tiếp cận nhiều người hơn, các gian hàng ưu tiên hiển thị trên trang tìm kiếm. Khách hàng truy cập nhiều hơn, tăng khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang người mua chính thức. Chủ cửa hàng sẽ phải phân tích hành vi khách hàng, xu hướng tiêu dùng, từ đó, lựa chọn từ khóa phù hợp và chạy quảng cáo với từ khóa đó.

Chạy quảng cáo marketing online

Livestream bán hàng

Livestream đang dần trở thành xu hướng hiện nay, đặc biệt là đối với mặt hàng là thời trang, quần áo. Không chỉ thu hút khách hàng, việc livestream còn dễ dàng giúp chuyển đổi khả năng mua hàng của khách nhanh hơn bởi họ được xem sản phẩm và tương tác với người bán. Bạn có thể thực hiện livestream bán hàng trên các hội nhóm, trang Facebook của cửa hàng, TikTok Shop, thậm chí là các nền tảng thương mại điện tử như Shopee hay Lazada.

Xây dựng ngân sách cho quảng cáo

Sau khi xác định được phương thức quảng cáo, người dùng sẽ hoạch định các chi phí dành riêng cho việc Marketing online. Ngân sách càng chi tiết bao nhiêu, bạn sẽ càng kiểm soát được chi phí dễ dàng bấy nhiêu. Hãy tham khảo các cửa hàng khác họ làm như thế nào để giảm chi phí quảng cáo nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao. Nếu bạn mới chạy quảng cáo, hãy bỏ ra một lượng chi phí nhỏ ban đầu và chạy một kênh duy nhất. Sau này khi đã đủ phát triển, bạn mới có đủ nguồn vốn để sử dụng nhiều kênh Marketing online cùng một lúc.

Xây dựng nội dung trên kênh Marketing online

Để marketing thành công, bạn nên xác định một chủ đề lớn bao quát, sau đó xây dựng các nội dung nhỏ hơn liên quan và làm rõ nghĩa cho chủ đề này. Như vậy, các bài viết mới được mạch lạc, rõ ràng và liên kết với nhau. Khách hàng cũng dễ nắm bắt các nội dung trên các trang quảng cáo. Ví dụ, bạn xác định nội dung lớn là quần áo mùa đông. Các nội dung nhỏ hơn sẽ cụ thể hóa và làm rõ ý này, bao gồm như: quần áo đi làm mùa đông, quần áo đi dự tiệc,…

Đo lường hiệu quả 

Thực hiện bất cứ một mảng nào trong kế hoạch kinh doanh quần áo online cũng cần có các chỉ số đo lường, đặc biệt là với kế hoạch Marketing. Chủ cửa hàng sẽ dễ dàng theo dõi, kiểm tra và đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch. Từ đó, xử lý được các vấn đề phát sinh và điều chỉnh các kế hoạch sau này sao cho phù hợp với thị trường.

Bước 8: Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Kế hoạch kinh doanh quần áo online chăm sóc khách hàng

Với một dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo, cửa hàng kinh doanh quần áo sẽ thu hút và làm hài lòng khách hàng tốt hơn, thuyết phục họ mua hàng, đồng thời, giữ chân được những người mua trước đó. Những điều cần chú ý khi chăm sóc khách hàng gồm có:

  • Thái độ phục vụ phải nhỏ nhẹ, nhiệt tình và chu đáo. 
  • Thường xuyên khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, yêu cầu thêm để cải thiện chất lượng. Hãy nhớ luôn tôn trọng ý kiến và phản hồi của khách.
  • Lưu lại thông tin khách hàng như tên, địa chỉ, thông tin liên lạc, ngày sinh,..
  • Tổ chức các buổi tri ân, tặng mã khuyến mãi vào các dịp quan trọng, đặc biệt hay các dịp quan trọng như ngày lễ, sinh nhật,…Hay tặng mã giảm giá cho những khách hàng thân quen. 
  • Thường xuyên gửi các email, tin nhắn thông báo về các sự kiện trong cửa hàng, về các mẫu quần áo mới, chương trình khuyến mãi,…

Để chăm sóc khách hàng tốt hơn, doanh nghiệp nên sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng như CRM, hay các ứng dụng chat tự động, chat bot. 

Bước 9: Quản lý kế hoạch kinh doanh quần áo

Khi thực hiện kế hoạch kinh doanh quần áo online và offline, bạn sẽ gặp một vài vấn đề phát sinh không lường trước được. Chủ cửa hàng cần quản lý các hoạt động trong kế hoạch kinh doanh bán hàng. Từ đó, bạn sẽ phát hiện sớm các vấn đề và tìm phương án kịp thời để giải quyết.

Tuy nhiên, việc quản lý không hề dễ dàng nếu không áp dụng các phần mềm chuyên biệt như SimERP. Với SimERP, bạn có thể kiểm soát được từ sản phẩm, hóa đơn, nhân sự cho đến tài chính, toán. Hiện nay, hãng đang có gói SimCRM dùng thử miễn phí 30 ngày giúp hỗ trợ quản lý kinh doanh và khách hàng. Hãy đăng ký tại đây để được trải nghiệm ngay!

Ngoài ra, nếu bạn chỉ tập trung kinh doanh online thì có thể tham khảo các phần mềm khác như Pancake, XSale,…

Kết luận

Việc lập kế hoạch kinh doanh quần áo là điều mà bất cứ cửa hàng thời trang nào cũng cần phải thực hiện. Tuy nhiên, để xây dựng một phương án kinh doanh hiệu quả không hề dễ dàng. Các chủ cửa hàng phải tìm hiểu kỹ về thị trường, mặt hàng, khách hàng tiềm năng, cũng như tìm ra giải pháp phù hợp. Mong rằng với bài viết trên, bạn đã biết cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho chính cửa hàng của mình. 

Nguồn tham khảo: Bật mí cách kinh doanh quần áo online bạn không nên bỏ lỡ

Related Post

Leave a Comment

Đáng quan tâm

Bài viết mới