Trong lĩnh vực kế toán – tài chính, bảng cân đối kế toán thường được nhắc đến như một công cụ dùng để nhận định nhanh chóng về tính hình tài chính của một công ty. Vậy thực chất, bảng cân đối kế toán thể hiện điều gì? Bảng cân đối kế toán gồm mấy phần? Bảng cân đối kế toán được lập khi nào? Phần chia sẻ dưới đây sẽ giải thích khái niệm, ý nghĩa, nguyên lý kế toán bảng cân đối kế toán và hướng dẫn bạn cách lập bảng cân đối kế toán thông tư 200 một cách rõ ràng, đầy đủ nhất.
Mục lục
Bảng cân đối kế toán là bản tóm tắt các số dư tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nói một cách khái quát, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, trong đó phản ánh toàn bộ tài sản hiện có, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Trong số các loại báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán là loại báo cáo duy nhất có tính chất áp dụng cho một thời điểm duy nhất (ví dụ, thời điểm cuối tháng, cuối quý, hoặc cuối năm). Vì vậy, bảng cân đối kế toán cuối kỳ được coi như một bức ảnh chụp toàn cảnh, cung cấp cái nhìn nhanh về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp được chia thành hai phần, bao gồm tài sản và nguồn vốn (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu).
Bảng cân đối kế toán có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Đây là căn cứ để doanh nghiệp nắm được hiện trạng, cơ cấu nguồn vốn và tài sản hiện có. Từ đó có thể đánh giá một cách tổng quan, nhanh chóng về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, cũng như tiềm năng tài chính của doanh nghiệp.
Cụ thể hơn, từng phần tài sản và phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đều có ý nghĩa riêng về cả mặt kinh tế và mặt pháp lý như sau:
2. Nguồn vốn
>>>> Xem thêm: Báo cáo tài chính hợp nhất: Khái niệm, nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo tổng quát
Khi lập bảng cân đối kế toán, kế toán viên phải dựa trên cơ sở số liệu của sổ kế toán tổng hợp; sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết; Bảng cân đối kế toán năm trước.
Tài sản ngắn hạn (Mã số 100) = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150
Phản ánh tổng giá trị về tiền, các khoản tương đương tiền và tài sản ngắn hạn khác có khả năng chuyển đổi thành tiền, hoặc bán hay sử dụng trong vòng 01 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh thông thường của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo, bao gồm: hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác.
Tiền (Mã số 111)
Ghi vào chỉ tiêu “Tiền” số dư Nợ của tài khoản 111 “Tiền mặt”, tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” và tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” trên sổ cái.
Các khoản tương đương tiền (Mã số 112)
Ghi vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền” số dư Nợ chi tiết của tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết tài khoản 121, gồm chứng khoán có thời hạn thu hồi hoặc chứng khoán đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.
Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121)
Ghi vào chỉ tiêu “Đầu tư ngắn hạn” số dư Nợ của tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và tài khoản 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” trên sổ cái (đã trừ đi phần ghi vào mục “Các khoản tương đương tiền”).
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129)
Ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 129 trên sổ cái bằng số âm đặt trong ngoặc đơn: (***)
Khoản phải thu khách hàng (Mã số 131)
Số liệu căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của tài khoản 131 mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng trong ngắn hạn.
Khoản trả trước cho người bán (Mã số 132)
Số liệu căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 331.
Khoản phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133)
Ghi vào chỉ tiêu này số dư Nợ chi tiết Tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn.
Khoản phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134)
Số liệu cần ghi là số dư Nợ tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng” trên sổ cái.
Các khoản phải thu khác (Mã số 135)
Gồm số dư Nợ của các tài khoản 1385, tài khoản 1388, tài khoản 334, tài khoản 338 trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản 1385, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn.
Dự phòng khoản phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139)
Ghi số dư Có chi tiết tài khoản 139 trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 139, chi tiết các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.
>>>> Xem thêm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc và cách lập theo thông tư 200
Hàng tồn kho (Mã số 141)
Ghi vào chỉ tiêu số dư Nợ của tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”, 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, 153 “Công cụ, dụng cụ”, 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, 155 “Thành phẩm”, 156 “Hàng hóa”, 157 “Hàng gửi đi bán” và 158 “Hàng hóa kho bảo thuế” trên sổ cái.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149)
Ghi vào chỉ tiêu này số dư Có của tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên sổ cái bằng số âm ghi trong ngoặc đơn (***).
Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151)
Ghi số dư Nợ của tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên sổ cái.
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng (Mã số 152)
Ghi số dư Nợ tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên sổ cái.
Thuế và các khoản phải thu nhà nước (Mã số 154)
Ghi số dư Nợ chi tiết tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ chi tiết tài khoản 333.
Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158)
Ghi số dư Nợ tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, 141 “Tạm ứng”, 144 “Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trên sổ cái.
Tài sản dài hạn (Mã số 200) = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260
Khoản phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211)
Căn cứ trên tổng số dư Nợ chi tiết của tài khoản 131 mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được coi là tài sản dài hạn.
Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212)
Ghi vào chỉ tiêu này số dư Nợ của tài khoản 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 136.
Khoản phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213)
Chi tiết số dư Nợ của tài khoản 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 1368, chi tiết các khoản phải thu nội bộ dài hạn.
Khoản phải thu dài hạn khác (Mã số 218)
Ghi vào chỉ tiêu này số dư Nợ chi tiết của tài khoản 138, 331, 338 “Chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 1388, 331,338.
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 139.
Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221) = Mã số 222 + Mã số 223
Nguyên giá (Mã số 222): Số dư Nợ của tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình” trên sổ cái.
Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 223): Số dư Có tài khoản 2141 “Hao mòn tài sản cố định hữu hình” trên sổ cái, ghi bằng số âm theo quy cách đặt trong ngoặc đơn (***)
Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224) = Mã số 225 + Mã số 226
Nguyên giá (Mã số 225): Số dư Nợ tài khoản 212 “Tài sản cố định thuê tài chính” trên sổ cái.
Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 226): Số dư Có tài khoản 2142 “Hao mòn TSCĐ thuê tài chính” trên sổ cái, ghi bằng số âm theo quy cách đặt trong ngoặc đơn (***)
Tài sản cố định vô hình (Mã số 227) = Mã số 228 + Mã số 229
Nguyên giá (Mã số 228): Số dư Nợ của tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình” trên sổ cái.
Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 229): Số dư Có tài khoản 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” trên sổ cái, ghi bằng số âm theo quy cách đặt trong ngoặc đơn (***)
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230)
Ghi vào chỉ tiêu này số dư Nợ tài khoản 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên sổ cái.
Nguyên giá (Mã số 241): Số dư Nợ của tài khoản 217 “Bất động sản đầu tư” trên sổ cái.
Giá trị hao mòn lũy kế (Mã số 242): Số dư Có tài khoản 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 2147, ghi bằng số âm theo quy cách đặt trong ngoặc đơn: (***)
Đầu tư vào công ty con (Mã số 251)
Ghi vào chỉ tiêu này số dư Nợ của tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con” trên sổ cái.
Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (Mã số 252)
Ghi vào chỉ tiêu này số dư Nợ của tài khoản 222 “Vốn góp liên doanh” và tài khoản 223 “Đầu tư vào công ty liên kết” trên sổ cái.
Các khoản đầu tư dài hạn khác (Mã số 258)
Ghi vào chỉ tiêu này số dư Nợ của tài khoản 228 “Đầu tư dài hạn khác” trên sổ cái.
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (Mã số 259)
Ghi vào chỉ tiêu này số dư Có của tài khoản 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” trên sổ cái bằng số âm theo hình thức đặt trong ngoặc đơn (***)
Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Ghi vào chỉ tiêu này số dư Nợ của tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” trên sổ cái.
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262)
Ghi vào chỉ tiêu này số dư Nợ của tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên sổ cái.
Tài sản dài hạn khác (Mã số 268)
Căn cứ tổng số dư Nợ của tài khoản 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” và các tài khoản khác liên quan trên sổ cái.
→ Tổng cộng tài sản (Mã số 270) = Mã số 100 + Mã số 200.
Nợ phải trả (Mã số 300) = Mã số 310 + Mã số 330
Khoản vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311)
Ghi số dư Có của tài khoản 311 “Vay ngắn hạn” và 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên sổ cái.
Khoản phải trả cho người bán (Mã số 312)
Ghi tổng các số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”, theo phân loại ngắn hạn, mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 331.
Khoản người mua trả trước (Mã số 313)
Căn cứ số dư Có chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ chi tiết tài khoản 131 và số dư Có tài khoản 3387 ”Doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 3387.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314)
Ghi số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 333.
Khoản phải trả người lao động (Mã số 315)
Ghi số dư Có chi tiết của tài khoản 334 “Phải trả người lao động” trên sổ kế toán chi tiết TK 334, chi tiết còn phải trả người lao động.
Chi phí phải trả (Mã số 316)
Ghi số dư Có của tài khoản 335 “Chi phí phải trả ” trên sổ cái.
Khoản phải trả nội bộ (Mã số 317)
Ghi số dư Có chi tiết của tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ chi tiết tài khoản 336, chi tiết phải trả nội bộ ngắn hạn.
Khoản phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 318)
Ghi số dư Có của tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên sổ cái.
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319)
Ghi tổng số dư Có của tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”, tài khoản 138 “Phải thu khác”, trên sổ kế toán chi tiết của các tài khoản 338, 138 (không bao gồm khoản phải nộp, hoặc phải trả được phân loại nợ phải trả dài hạn).
Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320)
Ghi tổng số dư Có chi tiết của tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết của tài khoản 352, chi tiết các khoản dự phòng cho các khoản phải trả ngắn hạn.
Khoản phải trả dài hạn người bán (Mã số 331)
Ghi tổng các số dư Có chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”, mở theo từng người bán với các khoản phải trả cho người bán được phân loại nợ dài hạn.
Khoản phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332)
Ghi chi tiết số dư Có của tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ chi tiết tài khoản 336 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại Nợ dài hạn).
Khoản phải trả dài hạn khác (Mã số 333)
Ghi tổng số dư Có chi tiết của tài khoản 338 và tài khoản 344 trên sổ cái tài khoản 344 và sổ chi tiết tài khoản 338 (Chi tiết phải trả dài hạn).
Khoản vay và nợ dài hạn (Mã số 334)
Ghi số dư Có của của tài khoản 341, tài khoản 342 và kết quả tìm được của số dư Có tài khoản 3431 – dư Nợ tài khoản 3432 + dư Có tài khoản 3433 trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 343.
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335)
Ghi tổng số dư Có tài khoản 347 trên sổ cái tài khoản 347.
Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336)
Ghi tổng số dư Có tài khoản 351 trên sổ cái tài khoản 351.
Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337)
Ghi số dư Có chi tiết tài khoản 352 trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 352.
Vốn chủ sở hữu (Mã số 400) = Mã số 410 + Mã số 430
Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421
Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411)
Ghi số dư Có của tài khoản 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 4111.
Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412)
Ghi số dư Có của tài khoản 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 4112. Nếu tài khoản này có số dư Nợ thì cần ghi bằng số âm đặt trong ngoặc đơn (***).
Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413)
Ghi số dư Có của tài khoản 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 4118.
Cổ phiếu quỹ (Mã số 414)
Ghi số dư Nợ của tài khoản 419 “Cổ phiếu quỹ” trên sổ cái bằng số âm đặt trong ngoặc đơn (***).
Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã số 415)
Ghi số dư Có tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên sổ cái. Nếu tài khoản 412 có số dư Nợ, số liệu của chỉ tiêu này được ghi bằng số âm đặt trong ngoặc đơn (***).
Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416)
Ghi số dư Có tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá” trên sổ cái. Nếu tài khoản 413 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm đặt trong ngoặc đơn (***).
Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417)
Ghi số dư Có của tài khoản 414 “Quỹ phát triển kinh doanh” trên sổ cái.
Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418)
Ghi số dư Có của tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính” trên sổ cái.
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 419)
Ghi số dư Có của tài khoản 418 “Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” trên sổ cái.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420)
Ghi số dư Có của tài khoản 421 “Lãi chưa phân phối” trên sổ cái. Nếu tài khoản 421 có số dư Nợ, số liệu của chỉ tiêu này được ghi bằng số âm đặt trong ngoặc đơn (***).
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421)
Ghi số dư Có của tài khoản 441 trên sổ cái.
Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Mã số 431)
Ghi số dư Có tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên sổ cái.
Nguồn kinh phí (Mã số 432)
Ghi số chênh lệch giữa số dư Có tài khoản 461 và số dư Nợ tài khoản 161 trên sổ cái. Nếu số dư Nợ tài khoản 161 lớn hơn số dư Có tài khoản 461, số liệu của chỉ tiêu này được ghi bằng số âm đặt trong ngoặc đơn (***).
Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (Mã số 433)
Ghi số dư Có tài khoản 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định” trên sổ cái.
→ Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 440) = Mã số 300 + Mã số 400.
Để hiểu rõ cách lập bảng cân đối kế toán một cách dễ dàng và trực quan hơn, bạn hãy tham khảo và tải về mẫu bảng cân đối kế toán thông tư 200 tại đây.
Tổng kết
Thông qua bảng cân đối kế toán, người quản lý có thể dễ dàng đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy, bảng cân đối kế toán có vai trò tối quan trọng trong việc đề xuất và điều chỉnh các chính sách, mục tiêu tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc lập bảng cân đối kế toán không chỉ cần đảm bảo đầy đủ, chính xác mà còn phải tuân thủ đúng chuẩn kế toán của thông tư 200.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp sẽ cần sự hỗ trợ đắc lực từ các phần mềm kế toán toàn diện để thiết lập, lưu trữ và quản lý các báo cáo tài chính một cách khoa học, hiệu quả hơn. Nếu bạn cần thông tin tư vấn về cách thức và chi phí triển khai phần mềm kế toán doanh nghiệp SimERP, bạn hãy để lại lời nhắn dưới phần bình luận hoặc liên hệ ngay với SimERP tại đây nhé!