Thiết kế một quy trình quản lý đơn hàng phù hợp sẽ giúp hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, hoạt động này luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu rõ quản lý đơn hàng là gì và có quy trình được thực hiện như thế nào chưa? Hãy cùng SimERP theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Quản lý đơn hàng là quy trình liên quan đến việc theo dõi tình trạng đơn hàng và thực hiện toàn bộ những công đoạn để hoàn tất xử lý đơn hàng bao gồm lấy hàng, đóng gói sản phẩm, vận chuyển và xử lý các yêu cầu sau bán hàng.
Tùy vào quy mô và tính chất hoạt động kinh doanh mà cửa hàng/công ty sẽ lựa chọn hình thức quản lý đơn hàng phù hợp bao gồm:
Có thể thấy, quy trình quản lý đơn hàng không chỉ liên quan đến nội bộ nguồn lực, cơ sở vật chất của công ty mà còn liên quan đến các nhà cung cấp và hoạt động chăm sóc khách hàng.
Vì thế, hoạt động quản lý đơn hàng chưa bao giờ là dễ dàng khi vừa phải phối hợp thực hiện nhiều giai đoạn một cách trơn tru, liền mạch vừa đảm bảo mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Vậy là một nhân viên quản lý đơn hàng bạn cần thực hiện những công việc nào? Hãy cùng theo dõi tiếp nội dung tiếp theo.
Nhìn chung, công việc quản lý đơn hàng bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:
Để làm tốt những công việc trên yêu cầu nhân viên quản lý là người hiểu rõ quy trình quản lý đơn hàng, có đầy đủ kiến thức cần thiết, kinh nghiệm trong công việc này hoặc các vị trí tương đương. Bên cạnh đó, nhân viên cần có tinh thần trách nhiệm, học hỏi cao, có kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt cùng đầu óc nhanh nhạy để có thể đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh gây cản trở quy trình hoạt động.
Việc thiết kế một quy trình quản lý bán hàng hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích sau:
Tùy vào quy mô và đặc tính mà mỗi công ty sẽ có quy trình quản lý đơn hàng khác nhau. Nhưng nhìn chung đều bao gồm 3 bước cơ bản: tiếp nhận đơn hàng, xử lý đơn hàng và giải quyết những vấn đề sau đơn hàng.
Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của cuộc công nghệ 4.0, việc tiếp nhận những đơn hàng online ngày càng trở nên phổ biến và chiếm đa số trong tổng số đơn hàng được đặt. Có 4 loại đơn hàng trong ngành thương mại điện tử:
Việc hiểu rõ loại đơn hàng sẽ giúp nhà quản lý có cách thức giám sát và theo dõi đơn hàng phù hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp số lượng đơn hàng lớn bạn cần phải cân nhắc thêm những vấn đề sau:
>>>> Xem thêm: Quản lý kho là gì? Quy trình quản lý kho Chặt chẽ và Hiệu quả nhất
Đây là bước quan trọng nhất liên quan đến chất lượng hàng hóa được đóng gói có đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và tiêu chí kiểm định hàng hóa hay không. Do đó, 2 yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý trong bước này chính là tốc độ và sự chính xác trong xử lý đơn hàng.
Thực tế, tùy vào quy mô và nhu cầu của công ty sẽ có 3 cách thức quan trọng để xử lý đơn hàng như sau:
Dù lựa chọn cách thức nào, quy trình xử lý đơn hàng đều trải qua các bước: lấy hàng, đóng gói và vận chuyển đến khách hàng.
Lấy đúng mặt hàng từ nhà kho là bước đầu tiên mà bạn cần thực hiện. Tuy nhiên, với số lượng hàng ngàn đơn mỗi ngày cùng mẫu mã, chủng loại khác nhau, việc tìm và lấy đúng mặt hàng sẽ rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, dưới đây là 4 cách chọn lựa mà bạn có thể áp dụng:
>>>> Xem thêm: Quản lý nhà cung cấp là gì? Quy trình quản lý nhà cung cấp tối ưu?
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sau khi lựa chọn cách thức phù hợp cần bố trí cấu trúc khu vực kho một cách hợp lý để việc lấy hàng được diễn ra trơn tru theo một quy trình hiệu quả.
Việc đóng gói hàng hóa là vô cùng quan trọng để giúp phân biệt hàng hóa một cách dễ dàng, bảo quản tình trạng của hàng hóa và tạo điều kiện thuận lợi nhất để vận chuyển đến tay khách hàng.
Quy trình đóng gói gồm những công việc: chọn vật liệu bao bì đóng gói có kích thước phù hợp, cân gói hàng hóa và dán nhãn vào phiếu đóng gói (chứa thông tin trọng lượng, kích thước, chi tiết mặt hàng, số lượng và số SKU).
Tùy vào kích thước và đặc tính từng loại hàng hóa sẽ có cách đóng gói phù hợp khác nhau sao cho đảm bảo sự an toàn, chất lượng và đúng tiêu chuẩn, quy cách đóng gói. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tuy được đóng gói cẩn thận nhưng vẫn chưa được giao đến đúng khách hàng và quy cách thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần cân nhắc những điều sau:
Bước cuối cùng trong quy trình xử lý đơn hàng chính là giao đơn hàng đến đúng đối tượng khách hàng. Những việc cần làm bao gồm:
Giao hàng đến tay khách hàng chưa phải là bước cuối cùng của quy trình quản lý đơn hàng. Để mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất, tăng lòng trung thành của họ và độ tin cậy của thương hiệu, bạn cần giải quyết những vấn đề phát sinh sau khi khách hàng đã nhận hàng.
Bằng cách lắng nghe và thấu hiểu, bạn cần hiểu rõ vấn đề mà khách hàng đang gặp phải như giao sai hàng, thời gian giao hàng lâu, hàng kém chất lượng, thiếu hàng,… Sau đó cần đưa ra giải pháp xử lý phù hợp để xoa dịu khách hàng có thể bao gồm cách thức hoàn trả tiền, đổi trả hàng, giảm giá hàng,…
>>>> Xem thêm: Chiết khấu bán hàng là gì? Quy định và cách tính chiết khấu bán hàng
Quản lý cửa hàng là việc chịu trách nhiệm, điều hành mọi hoạt động của cửa hàng từ quản lý sản phẩm, kho hàng, đơn hàng, quản lý nhân viên, doanh thu bán hàng,… Với số lượng nhiều công việc cần sự giám sát chặt chẽ, đòi hỏi nhà quản lý cần có kế hoạch và đầu tư trang thiết bị phù hợp để đạt hiệu quả quản lý mong muốn.
Dù đã xây dựng một quy trình quản lý đơn phù hợp nhưng trong nhiều trường hợp nếu không giám sát kỹ lưỡng bạn vẫn sẽ mắc những sai lầm phổ biến sau:
Bên cạnh đó, quy trình quản lý chưa được tự động hóa cũng là một vấn đề quan trọng mà công ty nên cân nhắc. Việc sử dụng một phần mềm quản lý sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn nhất là khi lượng đặt hàng lớn cùng quy trình quản lý phức tạp.
Sau đây, SimERP sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách quản lý đơn hàng online hiệu quả: quản lý đơn hàng bằng excel và sử dụng hệ thống phần mềm quản lý.
Là một trong những công cụ phổ biến hỗ trợ quản lý hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng quản lý đơn hàng với Excel. Dưới đây là mẫu file excel mà bạn có thể tham khảo thực hiện.
Một bản quản lý online có thể gồm những trang nội dung sau:
Đây là trang giúp bạn theo dõi tình trạng đơn hàng của mình một cách chính xác bao gồm tình trạng đơn hàng đã giao hay chưa, khách hàng đã nhận được hay chưa, tình trạng thanh toán,… với những thông tin theo dõi cần thiết như sau:
Đây là file bạn lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan đến đơn hàng phát sinh bao gồm:
Việc lập bản báo cáo sẽ giúp bạn thống kê cụ thể những đơn hàng đã được tiếp nhận theo từng mốc thời gian để giám sát số lượng hàng hóa bán được và kiểm kê doanh số đạt được một cách chính xác. Bản báo cáo có thể gồm những mục thông tin như:
So với cách quản lý truyền thống bằng cách lưu trữ thông tin trên giấy, việc sử dụng công cụ Excel có những ưu điểm tuyệt vời sau:
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, Excel vẫn còn những nhược điểm sau:
Với những rủi ro trên, vậy làm thế nào để công ty có thể quản lý đơn hàng một cách dễ dàng, chính xác, nhanh chóng và đáp ứng đúng mọi nhu cầu trong công tác quản lý? Câu trả lời chính là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.
Là một phần công việc trong quản lý cửa hàng, quản lý đơn hàng đóng vai trò quan trọng trong mọi doanh nghiệp khi giúp tăng lượng khách hàng, kiểm soát số lượng hàng hóa và tăng doanh thu hiệu quả.
Thời đại công nghệ số phát triển đã tạo điều kiện cho những công ty tiếp cận và sử dụng những ứng dụng quản lý đơn hàng giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh một cách tuyệt vời. Vậy phần mềm này có những ưu điểm tuyệt vời như thế nào?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhà cung cấp phần mềm hỗ trợ quản lý đơn hàng mà bạn có thể tham khảo như SimERP, KiotViet, Sapo, Haravan,…Trong đó, bạn có thể dùng thử các app quản lý đơn hàng miễn phí trong vòng 7-15 ngày, hãy truy cập trang chủ của từng ứng dụng để theo dõi nhé!
Đối với nhiều doanh nghiệp có nhu cầu cao hơn trong việc sử dụng một phần mềm tích hợp nhiều chức năng quản lý khác nhau để tối ưu hóa quy trình kinh doanh thì SimERP chính là giải pháp phần mềm mà bạn đang tìm kiếm.
Cụ thể, phần mềm quản lý bán hàng của SimERP cung cấp cho bạn những tính năng quản lý cần thiết sau:
Với những tính năng hữu hiệu trên, chúng tôi tin rằng SimERP chính là lựa chọn phù hợp giúp bạn giải quyết những rủi ro khi sử dụng cách thức quản lý thủ công gây hao tốn nhiều thời gian và công sức. Với SimERP, bạn sẽ kết nối với khách hàng một cách hiệu quả hơn, quy trình bán hàng được tối ưu hóa và hỗ trợ việc bán hàng của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn.
Lời kết: Với những chia sẻ kiến thức ở trên, SimERP hy vọng rằng bạn sẽ thiết kế quy trình quản lý đơn hàng online một cách hiệu quả phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.