Kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý bộ phận kế toán, cung cấp các thông tin tài chính của doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh,… Đây là một trong những vị trí có trình độ chuyên môn cao và có vai trò rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của một kế toán trưởng trong doanh nghiệp, cũng như biết được những điều kiện cần thiết để trở thành một kế toán trưởng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Kế toán trưởng là gì?

kế toán trưởng là gì

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh… là người phụ trách mảng tài chính, kế toán của công ty, chỉ đạo và định hướng về các vấn đề liên quan đến tài chính. Kế toán trưởng có nhiệm vụ hỗ trợ ban lãnh đạo để có thể nắm bắt rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra định hướng phát triển trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp.

Trong các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính và làm việc dưới quyền của giám đốc tài chính.

Kế toán trưởng cần làm những gì?

Kế toán trưởng cần làm những gì

Dưới đây là những nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp: 

Trực tiếp quản lý hoạt động của bộ phận kế toán

Đây là một trong các quản lý cấp cao, trực tiếp đưa ra các khuyến nghị cho ban lãnh đạo về việc tăng lợi nhuận và cắt giảm chi phí. Khi nền kinh tế trên đà đi xuống, vai trò của kế toán trưởng sẽ phát huy tối đa, vì họ là những người đưa ra các biện pháp tài chính đúng đắn và kịp thời để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các nhân viên kế toán trong công ty. Họ cần đảm bảo rằng mọi nhân viên trực thuộc sẽ tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Kế toán trưởng cũng là người hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới về các quy trình cũng như quy định  làm việc liên quan đến hoạt động kế toán trong công ty.

Vị trí này cũng có trách nhiệm đảm bảo tiến độ và hiệu suất công việc, cung cấp các báo cáo kịp thời cho nhà quản lý và đưa ra ý kiến đóng góp giúp ban lãnh đạo xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến tài chính một cách hiệu quả và kịp thời.

Trong hoạt động quản lý kế toán, kế toán trưởng sẽ tìm hiểu và áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới từ đó giúp gia tăng hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Ngoài ra, kế toán trưởng cũng sẽ đảm nhận việc thực hiện các giao dịch với ngân hàng.

Giám sát việc quyết toán

Kế toán trưởng có nhiệm vụ giám sát việc quyết toán các khoản thu chi trong doanh nghiệp, tổ chức kiểm kê tài sản, dòng tiền vào cuối năm tài chính. Tuy nhiên, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể yêu cầu quyết toán vào bất cứ thời điểm nào, vì thế kế toán trưởng luôn cần chuẩn bị sẵn sàng.

Kế toán trưởng đồng thời là người trình bày kết quả với ban lãnh đạo và đôi khi là với các bên liên quan nếu có.

Đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách kế toán

Đây là nhiệm vụ yêu cầu tính chính xác, kịp thời và hợp pháp trong các tài liệu, sổ sách, các giấy tờ thanh toán, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, công nợ với ngân hàng, khách hàng cũng như nhà cung cấp. Kế toán trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm với cơ quan kiểm toán về các sổ sách, tài liệu của doanh nghiệp.

Lập báo cáo tài chính

Lập báo cáo tài chính

Kế toán trưởng là người tham gia vào việc lập các báo cáo tài chính theo thời gian quy định và thực hiện trình bày báo cáo với ban lãnh đạo doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200

Tham gia phân tích và dự báo

Từ hoạt động này, kế toán trưởng sẽ đưa ra các dự báo liên quan đến nguồn tài chính, tham vấn cho ban lãnh đạo các kế hoạch về việc thu hút nguồn vốn cho doanh nghiệp để duy trì ngân sách; hỗ trợ các nhà quản lý trong việc xử lý các vấn đề, rủi ro, sai phạm và vi phạm liên quan đến tài chính hoặc pháp luật.

Kế toán trưởng là người hiểu rõ các hoạt động kế toán tài chính trong công ty. Do đó, những phân tích và dự báo của họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý, hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ khác

Ngoài các nhiệm vụ liên quan đến kế toán và tài chính, kế toán trưởng có thể thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên. Nhiệm vụ của kế toán trưởng còn phụ thuộc khá nhiều vào doanh nghiệp mà họ đang làm việc.

Quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng

Quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng

Một câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được là: “Kế toán trưởng có vai trò quan trọng và to lớn trong doanh nghiệp vậy những người làm kế toán trưởng có quyền gì?” Để trả lời cho câu hỏi này, bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi bên dưới để thấy rõ được quyền hạn và trách nhiệm của người làm kế toán trưởng trong các cơ quan, doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh. 

Quyền hạn

Kế toán trưởng là vị trí có quyền hạn độc lập đối với các công việc kế toán, tài chính. Kế toán trưởng tại những cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn nhà nước còn có quyền đưa ra ý kiến với lãnh đạo đơn vị (có thể là giám đốc hay trưởng phòng pháp lý) về việc thay đổi, luân chuyển, tuyển dụng nhân sự, hoặc đề xuất khen thưởng, kỷ luật; yêu cầu nhân viên kế toán cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu tài chính kế toán. Khi ý kiến về các vấn đề liên quan đến chuyên môn kế toán của kế toán trưởng khác, kế toán trưởng có quyền giữ ý kiến của riêng mình.

Trách nhiệm

Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động kế toán và tổ chức quản lý bộ phận kế toán theo các quy định của pháp luật. Ngoài ra, kế toán trưởng còn là người lập các báo cáo về hoạt động tài chính cho doanh nghiệp.

Kế toán trưởng có nhiệm vụ đảm bảo sổ sách kế toán chính xác và đầy đủ, cũng như đảm bảo các hoạt động kế toán, thuế, tài chính của doanh nghiệp là phù hợp và cập nhật đúng với quy định của pháp luật.

Kế toán trưởng cần bằng cấp gì?

Kế toán trưởng cần bằng cấp gì?

Trước khi trở thành một kế toán trưởng, các ứng viên cần có nền tảng kiến thức kế toán chuyên sâu và nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí công tác thấp hơn hoặc tương đương. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm quan trọng trong các hoạt động về kế toán, thuế, tài chính, liên quan tới các vấn đề pháp luật của doanh nghiệp. Do đó, việc bổ nhiệm một kế toán trưởng có đầy đủ năng lực và phẩm chất là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, có khá nhiều ứng viên vẫn thắc mắc liệu: “Làm kế toán trưởng có cần chứng chỉ không?”, để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài quy định của Pháp luật Việt Nam về việc bổ nhiệm kế toán trưởng tại các cơ quan, doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh.

Kế toán trưởng, người phụ trách mảng kế toán phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán, đồng thời không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng.

Trong đó, điểm a, c, d khoản 1 Điều 54 Luật kế toán có thể tóm tắt như sau:

Tại Điều 51 Luật kế toán quy định về tiêu chuẩn, quyền hạn và trách nhiệm của người làm kế toán

1. Tiêu chuẩn:

a) Có phẩm chất đạo đức, trung thực, có ý thức chấp hành pháp luật; 

b) Đáp ứng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ về kế toán.

2. Nhân viên kế toán có quyền độc lập về vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

3. Nhân viên kế toán có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kế toán, thoàn thành các công việc được phân công, đồng thời chịu trách nhiệm về vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi nhân viên kế toán, nhân viên kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc và tài liệu kế toán cho nhân viên mới. Nhân viên kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm việc.

c) Có chứng chỉ về bồi dưỡng kế toán trưởng;

d) Có kinh nghiệm thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.

người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định phù hợp với quy định của Luật kế toán và 

Về việc bổ nhiệm kế toán trưởng: khoản 2 Điều 53 Luật Kế toán quy định: “Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng”. Do đó, trường hợp nhân viên kế toán chưa có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định thì chưa được bổ nhiệm làm kế toán trưởng.

Lời kết

Trên đây là khái niệm, chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của một kế toán trưởng trong doanh nghiệp, hy vọng với những chia sẻ trên bạn đọc đã có thể tự trả lời cho những thắc mắc của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được chúng tôi tư vấn nhanh chóng!

Related Post

Leave a Comment

Đáng quan tâm

Bài viết mới