chuyển đổi số ngành bán lẻ

Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu nếu doanh nghiệp bán lẻ muốn kinh doanh thành công. Xu hướng đó thể hiện rõ ràng nhất khi đại dịch Covid 19 bùng nổ: khách hàng đã chuyển từ loại hình mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến. Vậy chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì, có tác động như thế nào? Đâu là giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp? Hãy cùng SimERP theo dõi bài viết dưới đây.

Những điều bạn cần biết về chuyển đổi số ngành bán lẻ

Những điều bạn cần biết về chuyển đổi số ngành bán lẻ

Bán lẻ là việc mua sản phẩm từ những nhà sản xuất/nhà bán buôn/công ty bán lẻ và bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Thị trường bán lẻ liên tục biến đổi do thói quen và sức mua của người tiêu dùng luôn thay đổi bất thường. Nhất là khi đại dịch Covid 19 bùng nổ, người tiêu dùng có những xu hướng sau:

  • Chuyển từ mua sắm trực tiếp tại điểm bán sang mua sắm trực tuyến qua Internet.
  • Giảm chi tiêu tiền mặt, thay vào đó tăng cường thanh toán điện tử với nhiều hình thức khác nhau như thanh toán bằng thẻ ngân hàng, chuyển khoản, ví điện tử,…
  • Tăng cường sử dụng mạng xã hội, truy cập những website, sàn thương mại điện tử để mua sắm trực tuyến, tham gia nhiều chương trình khuyến mãi, săn sale giá rẻ,…

Với những sự chuyển dịch nổi bật trên là minh chứng nổi bật nhất cho tầm quan trọng của công nghệ số đối với doanh nghiệp bán lẻ. Vậy chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì?

Chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì? 

Chuyển dịch số ngành bán lẻ là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo chuỗi cung ứng sang tập trung vào khách hàng dựa trên dữ liệu theo chuỗi kỹ thuật số. Hay nói cách khác, đây thực chất là việc chuyển đổi cách thức vận hành, bán hàng, quản lý doanh nghiệp bán lẻ từ hình thức bán hàng truyền thống sang môi trường ứng dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại và tập trung vào trải nghiệm của khách hàng.

Chuyển đổi số ngành bán lẻ được thực hiện như thế nào?

Theo hãng StraitTimes đưa tin, công ty sở hữu thương hiệu thời Zara là Inditex tuyên bố sẽ đóng cửa 1200 cửa hàng trên toàn thế giới để tập trung bán hàng trực tuyến hoặc các shop lớn hơn. Cũng do ảnh hưởng nặng nề từ Covid 19, trong tháng 3/2021 ở Việt Nam, hơn 8700 doanh nghiệp thương mại phải rời khỏi thị trường, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Ngoài ra, hàng loạt siêu thị lớn tại Việt Nam đã phát triển ứng dụng mua sắm trực tuyến như BigC, VinID,…

Dựa trên những số liệu biết nói trên cho thấy rằng kinh doanh trực tiếp là bước tiến cần thiết giúp doanh nghiệp trụ vững trong thời đại số hóa bao gồm những hoạt động sau:

  • Chuyển đổi kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng hiện đại: chuyển từ cửa hàng/quầy bán hàng/điểm bán trực tiếp khác sang xây dựng kênh bán hàng online trên các trang mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử.
  • Quy trình vận hành có sự cộng tác với dịch vụ số hóa: thanh toán điện tử, dịch vụ giao hàng tận nơi, tích điểm điện tử, mã khuyến mãi,…
  • Quản trị và chăm sóc khách hàng tự động: sử dụng dữ liệu điện toán đám mây, phần mềm quản lý khách hàng để thu thập, chăm sóc và quản lý tự động.
  • Ứng dụng giải pháp công nghệ để quản trị và vận hành doanh nghiệp: sử dụng những phần mềm cung cấp giải pháp quản lý hàng hóa, bán hàng tự động, quản lý nhân sự, tài chính, hoạt động marketing,…

Lợi ích mà chuyển đổi số trong ngành bán lẻ mang lại cho doanh nghiệp

Lợi ích của chuyển đổi số trong ngành bán lẻ

Việc ứng dụng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nổi bật sau:

Tăng trải nghiệm khách hàng

Trong thời đại công nghệ 4.0, hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng liên tục biến đổi, họ đòi hỏi cao hơn từ nhà cung cấp và có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì thế, tăng trải nghiệm khách hàng, khiến họ hài lòng luôn là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp để cạnh tranh trong thị trường bán lẻ gay gắt. 

Thông qua cung cấp những giải pháp công nghệ mới giúp tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của họ, doanh nghiệp đã mang lại cho khách hàng những lợi ích sau:

  • Thanh toán nhanh chóng: thông qua sử dụng kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và công hệ nhiệt hạch cảm biến để thanh toán nhanh hơn. Hiện nay có những hình thức thanh toán phổ biến như thanh toán bằng thẻ ngân hàng, mã khuyến mãi, ví điện tử như AirPay, Momo, ViettelPay, ZaloPay,… hợp tác cùng các sàn thương mại điện tử.
  • Trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (VR)/thực tế tăng cường (AR): được sử dụng nhiều trong các ngành bán lẻ như nội thất, ô tô,… qua đó khách hàng có cái nhìn rõ nét về sản phẩm thông qua truy cập ứng dụng công nghệ thực tế áo trên thiết bị thông minh.
  • Check sản phẩm nhanh chóng với mã QR: mã QR là một dạng thông tin được mã hóa được sử dụng phổ biến trong ngành bán lẻ để mua sắm, thanh toán một cách nhanh chóng. Chỉ với một chiếc điện thoại với ứng dụng tích hợp quét mã, mọi thông tin về sản phẩm/dịch vụ/cổng thanh toán sẽ xuất hiện ngay lập tức trên thiết bị của khách hàng.

Tự động hóa các quy trình làm việc và hệ thống vận hành

Tự động hóa các quy trình làm việc và hệ thống vận hành

Việc ứng dụng những thành tựu công nghệ vào quy trình sản xuất kinh doanh là điều cần thiết để nâng cao hiệu suất làm việc, tối ưu hóa và thống nhất quy trình. Nhất là đối với những doanh nghiệp bán lẻ lớn khi có quy trình làm việc phức tạp như quản lý bán hàng, quản lý nhân sự, quy trình phân phối – vận chuyển, hàng tồn kho, kế toán,… 

Những phần mềm công nghệ sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp bán lẻ những giải pháp sau:

  • Quản lý bán lẻ: quản lý thanh toán hiệu quả (tạo đơn, cung cấp nhiều hình thức thanh toán, tạo hóa đơn điện tử,…), quản lý tốt phiên bán hàng, sản phẩm và cách thức  kết nối với khách hàng.
  • Quản lý kế toán: hỗ trợ tra soát hóa đơn, dự báo chính xác chi phí trong tương lai, hỗ trợ theo dõi doanh thu/chi phí/hợp đồng, lập báo cáo tài chính chi tiết,…
  • Quản lý CRM (quản trị quan hệ khách hàng): quản lý thông tin khách hàng dễ dàng, phân quyền nhân viên chăm sóc với từng phân mục khách hàng, quản lý cơ hội và lập báo cáo chi tiết hoạt động chăm sóc khách hàng tự động,…
  • Giải pháp ERP: xây dựng, tùy chỉnh và quản lý web thương mại điện tử dễ dàng, nhanh chóng.
  • Quản lý nhân sự: quản lý tốt thông tin từng nhân viên, phòng ban, hỗ trợ lập kế hoạch, theo dõi quy trình đào tạo, sử dụng và tính lương nhân sự hiệu quả.

Tăng doanh thu

Trong giai đoạn dịch Covid 19, bên cạnh sự sụp đổ của nhiều doanh nghiệp bán lẻ, Nike là điểm sáng khi doanh số bán hàng tăng 36% nhờ số lượng người mua hàng trực tuyến để hạn chế tiếp xúc. 

Ngoài ra, ông lớn mảng bán lẻ cung cấp thiết bị gia đình ở Mỹ là The Home Depot đã có kế hoạch chuyển đổi số từ sớm vào cuối năm 2017. Khi đại dịch Covid 19 bùng nổ, khi những đối thủ cạnh tranh khác đang gặp khó khăn để thích nghi với môi trường mới thì doanh thu của The Home Depot đã tăng hơn 17 tỷ đô la nhờ bán hàng trực tuyến với bộ phận công nghệ thông tin mạnh mẽ.

Chuyển đổi số ngành bán lẻ ngoài việc giúp doanh nghiệp bán lẻ tối ưu hóa quy trình bán hàng/thanh toán/giao hàng và quản lý bán lẻ còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, chi phí cho những hoạt động quảng cáo kém hiệu quả, chi phí vận hàng quy trình sản xuất kinh doanh phức tạp. Chính chuyển đổi số là chìa khóa đáp ứng đúng xu hướng, nhu cầu và tăng trải nghiệm khách hàng hiệu quả, từ đó doanh số bán hàng và doanh thu mang lại sẽ tăng như kỳ vọng.

Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ

Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ

Không thể phủ nhận một điều rằng thị trường bán lẻ mang tính cạnh tranh rất cao. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cho thấy: 41,7% doanh nghiệp chịu tác động nghiêm trọng từ đại dịch COVID 19, 50% doanh nghiệp đánh giá tác động nghiêm trọng vừa phải và chỉ có 8,3% doanh nghiệp bị tác động không đáng kể.

Như vậy, nếu không dự đoán và nắm bắt xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng và có chiến lược chuyển đổi số phù hợp, doanh nghiệp sẽ không thích ứng kịp với thị trường biến đổi và sẽ dễ dàng bị đào thải. Ứng dụng những thành tựu công nghệ là giải pháp thích hợp giúp các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, giúp gây ấn tượng với người tiêu dùng về hình ảnh một doanh nghiệp nắm bắt tốt những thành tựu về công nghệ hiện đại. 

5 Xu hướng công nghệ nổi bật trong chuyển đổi số ngành bán lẻ

Cá nhân hóa

Cá nhân hóa là việc doanh nghiệp dựa trên những dữ liệu thu thập được về khách hàng bao gồm thông tin, xu hướng, hành vi tiêu dùng, sở thích,… để tạo những hoạt động quảng bá hướng đến khách hàng mục tiêu. 

Để cá nhân hóa khách hàng một cách hiệu quả, doanh nghiệp bán lẻ có thể áp dụng những hình thức nổi bật sau:

  • Cá nhân hóa quảng cáo: hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu người dùng trực tuyến để hiển thị quảng cáo phù hợp hướng tới khách hàng mục tiêu.
  • Cá nhân hóa Email: nhà tiếp thị sẽ sử dụng dữ liệu của người đăng ký trong danh sách để cung cấp nội dung email phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Cá nhân hóa không chỉ giúp doanh nghiệp bán lẻ thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng mà còn tăng mức độ hài lòng và giữ chân họ một cách hiệu quả, từ đó doanh thu bán hàng sẽ tăng như kỳ vọng.

Sử dụng giọng nói

Sử dụng giọng nói

Xu hướng tìm kiếm sản phẩm bằng giọng nói đang lên ngôi trong những năm gần đây khi số lượng người lượt tìm kiếm bằng giọng nói tăng nhanh. Lý do mà người tiêu dùng đưa ra chính là vì họ không cần thao tác nhập tay từ khóa tìm kiếm thủ công, thông qua giọng nói từ khóa tìm kiếm sẽ được xuất hiện và tự động duyệt web giúp tiết kiệm thời gian công sức thao tác của người tiêu dùng. Một số trợ lý ảo được sử dụng phổ biến chính là Google Home, Apple, Homepod, Amazon Alexa,…

Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động kinh doanh không còn xa lạ với doanh nghiệp bán lẻ khi cung cấp những giải pháp hữu hiệu giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh một cách đơn giản, dễ dàng:

  • Tự động hóa các quy trình kinh doanh: khi áp dụng công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và tổng hợp được những số liệu chính xác cho hoạt động cung, cầu trong khu vực cụ thể, quản lý bán lẻ và quản lý tồn kho dễ dàng, linh hoạt.
  • Phân tích các dữ liệu bề mặt: giúp phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng, xác định những cơ hội bán hàng tiềm năng.
  • Dự đoán và dự báo: AI phân tích dữ liệu bán hàng trong lịch sử giao dịch để tìm mối tương quan giữa tính cách của khách hàng, những tương tác giữa bạn với khách hàng tiềm năng, từ đó dự đoán kết quả giao dịch, cơ hội bán chéo sản phẩm, cơ hội bán thêm sản phẩm cao cấp hơn so với sản phẩm mà khách hàng đang sở hữu hay tăng giá hàng hóa thích hợp,…

Một ví dụ phổ biến của AI chính là chatbot của Facebook, những website, sàn thương mại điện tử,…cho phép hỗ trợ những thắc mắc, giải quyết những vấn đề nhất định của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác mà không cần có sự hiện diện của người quản lý.

Không chỉ riêng ngành bán lẻ, trí tuệ nhân tạo đã và đang được ứng dụng rộng rãi để khai thác và phân tích dữ liệu người tiêu một cách hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp có chiến lược nâng cao trải nghiệm của họ.

Mua sắm trên thiết bị di động

Mua sắm trên thiết bị di động

Theo Báo cáo Digital 2020 của We Are Social, Việt Nam có khoảng 68,17 triệu người dùng Internet (chiếm khoảng 70% dân số), số lượng người sử dụng mạng xã hội là 65 triệu người (chiếm 67% dân số) và số lượng thuê bao di động là 145,8 triệu thuê bao (chiếm 150% so với tổng doanh số cả nước). Ngoài ra, tính đến tháng 6/2020 có 76% dân số Việt Nam được hỏi cho biết họ có nhu cầu mua sắm trực tuyến nhiều hơn thông thường. Qua đó dễ dàng thấy rằng Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn trong phát triển thương mại di động.

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ sử dụng những app trên thiết bị điện thoại thông minh để tăng trải nghiệm người tiêu dùng như Shopee, Tiki, Lazada, Watson, Hasaki,… Thông qua đó thông tin cập nhật về sản phẩm, thông tin khuyến mãi sẽ tự động thông báo đến thiết bị của khách hàng như một lời nhắc nhở mua sắm hiệu quả.

Ngoài ra, thiết bị điện thoại còn là phương tiện thanh toán trực tuyến được ưa thích với các ứng dụng Momo, Zalo Pay, Viettel Pay, Alipay,… Từ đây, khách hàng sẽ không cần phải mang theo tiền mặt mà có thể thanh toán dễ dàng và nhanh chóng bất cứ lúc nào. 

Xu hướng này ngày càng tăng mạnh khi đại dịch Covid 19 diễn ra phức tạp và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai.

Công nghệ vạn vật (Internet of Thing – IoT)

Internet Of Thing (viết tắt là IoT) là một hệ thống các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí, kỹ thuật số và con người có liên quan với nhau, có khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính. Việc kết nối có thể được thực hiện qua Wifi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại,…

Trong chuyển đối số ngành bán lẻ, những lợi ích mà IoT mang lại có thể kể đến như:

  • Nhận diện khuôn mặt: với IoT, các nhà bán lẻ có thể nhận diện khuôn mặt của khách hàng ngay khi họ bước vào cửa hàng. Thông qua đó, hồ sơ khách hàng trực tuyến sẽ được thu thập và tải lên hệ thống, giúp doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng được tốt hơn.
  • Xây dựng giỏ mua sắm: cho phép khách hàng tải lên danh sách sản phẩm của cửa hàng, sau đó hướng dẫn họ tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm phù hợp. 
  • Thẻ giá/thẻ thông tin điện tử: giúp doanh nghiệp cập nhật mọi thông tin liên quan đến sản phẩm (tình trạng, giá cả,…) bằng Internet và giám sát chính sát việc dịch chuyển hàng hóa, từ đó giúp quản lý hàng hóa hiệu quả hơn.

Giải pháp phần mềm giúp doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi số thành công

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp chuyên cung cấp những giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi số nhanh chóng và hiệu quả.có thể kể đến như sau:

  • Giải pháp ERP: SimERP, FPT IS, Diginet, BRAVO, CITEK,… Trong đó, SimERP được nhiều nhãn hàng nổi tiếng tin dùng thông qua cung cấp giải pháp quản lý doanh thu, hàng tồn khi, chương trình khuyến mãi, tích điểm tự động hiệu quả và nâng cao vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ.
  • Chatbot: gồm những nền tảng như BizFly, FPT.AI Conversation, Hana Chatbot,…
  • Nền tảng hỗ trợ cá nhân hóa: Adobe Target, Rich Relevance, Salesforce, Adobe Experience Cloud,…
  • Phần mềm CRM: SimERP, Salesforce, Zoho CRM, Sugar CRM, Hubspot CRM,…

Lời kết: Với những số liệu thực tế cho thấy chuyển đổi số ngành bán lẻ là xu thế tất yếu mà doanh nghiệp bán lẻ cần thực hiện. Thông qua chia sẻ về lợi ích và những xu hướng nổi bật trong chuyển đổi số, SimERP hy vọng rằng bạn sẽ có quy trình và chiến lược đúng đắn để tăng tính cạnh tranh và bắt kịp xu hướng của thời đại.

Related Post

Leave a Comment

Đáng quan tâm

Bài viết mới