báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính theo thông tư 200 gồm những gì? Nộp BCTC ở đâu? Đây là vấn đề mà nhiều kế toán viên quan tâm và tìm hiểu. Dưới đây, SimERP sẽ chỉ ra thông tin cơ bản doanh nghiệp hiểu rõ hơn về BCTC. 

Báo cáo tài chính là gì

Để trả lời cho câu hỏi “Báo cáo tài chính gồm những gì?”. BCTC là hệ thống bảng , số liệu mô tả tình hình tài chính, kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp. 

Vậy báo cáo tài chính gồm những báo cáo nào? BCTC bao gồm những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả và tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, thì đây là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và tình hình tài chính của doanh nghiệp tới các đối tượng như: nhà quản lý, người cho vay, nhà đầu tư, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng có liên quan…).

Đối tượng phải làm báo cáo tài chính?

Theo quy định của cơ quan thuế, thì mọi doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo năm. Còn đối với các doanh nghiệp hay tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo năm thì cần thực hiện báo cáo tổng hợp hay báo cáo hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên các báo cáo của đơn vị trực thuộc.

Đối tượng phải làm báo cáo tài chính?

Đối với công ty trực thuộc nhà nước và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thì sao? Các công ty này ngoài BCTC năm thì phải lập thêm báo cáo giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ. Riêng đối với các Tổng công ty trực thuộc Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có đơn vị kế toán trực thuộc thì phải lập báo cáo tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất (BCTC hợp nhất giữa niên độ được bắt buộc thực hiện từ năm 2008).

Mục đích của BCTC

BCTC sẽ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đáp ứng yêu cầu của cơ quan Nhà nước, quản lý chủ doanh nghiệp, hay những người có nhu cầu sử dụng báo cáo này để đưa ra các quyết định kinh tế. Một BCTC chuẩn mực cần cung cấp đầy đủ các thông tin về:

  • Vốn chủ sở hữu
  • Nợ phải trả
  • Tài sản
  • Lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
  • Doanh thu, thu nhập khác và các chi phí sản xuất kinh doanh
  • Các dòng tiền

Ý nghĩa báo cáo tài chính

Ý nghĩa báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệp cũng như các đơn vị chủ quản và các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ ràng và chi tiết nhất cụ thể như sau:

  • Đây là báo cáo tổng quát nhằm phản ánh thông tin về tình hình tài sản, tài chính. Ngoài ra, chúng còn trình bày vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
  • Cung cấp thông tin tài chính căn bản nhằm đánh giá thực trạng, tiến độ, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ đã qua, BCTC nhằm hỗ trợ giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào HĐKD của doanh nghiệp.
  • Có vai trò quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu và phát hiện những nguy cơ tiềm tàng. Bên cạnh đó nhằm đề ra các quyết định liên quan đến công tác quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
  • Là căn cứ quan trọng để đánh giá chính xác cũng như xây dựng kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính 2022 gồm những gì?

Bộ BCTC để nộp cơ quan nhà nước bao gồm:

– Các tờ khai quyết toán thuế:

  • Tờ khai quyết  toán thuế TNDN
  • Tờ khai quyết toán thuế TNCN

– Bộ báo cáo hoàn chỉnh gồm:

  • Các bảng: cân đối kế toán, kết quả sản xuất – kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ
  • Phụ lục kèm theo: Thuyết minh BCTC

Nội dung của BCTC bạn cần biết

Một BCTC chuẩn mực cần cung cấp được những thông tin cụ thể về:

  • Tài sản
  • Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
  • Doanh thu và thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
  • Lời, lỗ và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh
  • Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
  • Các tài sản khác có liên quan đến doanh nghiệp
  • Các luồng tiền ra – vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp

Ngoài các thông tin trên, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin cần thiết trong bản “Thuyết minh BCTC” để giải trình thêm về những chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tổng hợp, các chính sách tài chính – kế toán áp dụng nhằm ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh như:

  • Hình thức kế toán
  • Chế độ kế toán áp dụng
  • Nguyên tắc ghi nhận
  • Phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho
  • Cách khấu hao tài sản cố định

>> Xem thêm: Thuyết minh báo cáo tài chính là gì? Hướng dẫn cách lập chuẩn thông tư 200

Nguyên tắc và cách lập BCTC

Nguyên tắc và cách lập báo cáo tài chính

Để lập BCTC theo chuẩn Thông tư 200/2014/TT-BTC, kế toán viên cần xây dựng bản báo cáo đáp ứng các nguyên tắc sau:

  • Dồn tích: BCTC cần lập dựa trên nguyên tắc dồn tích, trừ các thông tin liên quan đến các nguồn tiền
  • Nhất quán: Cách phân loại, trình bày trong BCTC cần nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác. Trừ khi doanh nghiệp có sự thay đổi về bản chất HĐKD; hoặc tổ chức muốn thay đổi cách trình bày giao dịch & sự kiện sao cho hợp lý; hay có chuẩn mực kế toán khác yêu cầu thay đổi cách trình bày
  • Hoạt động liên tục: BCTC phải được lập trên giả định là tổ chức đang và sẽ tiếp tục kinh doanh trong tương lai gần. Trừ khi doanh nghiệp có ý định thu hẹp hoặc ngừng HĐKD.
  • Trọng yếu & tập hợp: Các mục quan trọng cần trình bày riêng biệt, các khoản không trọng yếu thì có thể tập hợp cào các mục cùng tính chất hoặc chức năng.
  • Có thể so sánh: Các số liệu trong BCTC như Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả HĐKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được trình bày sao cho có thể so sánh giữa các kỳ báo cáo
  • Bù trừ: Mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được bù trừ, trừ khi chuẩn mực kế toán khác yêu cầu/cho phép bù trừ. Ngoài ram các khoản doanh thu, chi phú & thu nhập khác được bù trừ khi được quy định tại chuẩn mực kế toán khác. Hoặc các khoản lãi/lỗ, các chi phí liên quan phát sinh từ giao dịch/sự kiện giống nhau và không mang tính trọng yếu.

Để tìm hiểu các bước lập BCTC theo chuẩn Thông tư 200, hãy truy cập bài viết Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 200 nhé!

Thời gian nộp BCTC

Thời gian nộp báo cáo tài chính

Thời hạn nộp BCTC của các doanh nghiệp như sau:

– Đối với các doanh nghiệp trực thuộc Nhà nước được quy định như sau:

  • Sau 20 ngày đối với BCTC quý – kể từ ngày kết thúc quý.
  • Sau 30 ngày với BCTC năm – kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính.

– Đối với các tổng công ty, doanh nghiệp, thời hạn gửi BCTC:

  • Sau 45 ngày đối với BCTC quý – kể từ ngày kết thúc quý.
  • Sau 90 ngày đối với BCTC năm, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

– Đối với các đơn vị kế toán trực thuộc: Nộp báo cáo quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị đó quy định.

– Các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: Nộp BCTC sau 30 ngày – kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

– Các doanh nghiệp còn lại: Sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính ở đâu?

Doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính ở đâu?

– Các doanh nghiệp Nhà nước với kỳ lập báo cáo là Quý, năm và phải nộp BCTC cho những cơ quan sau:

  • Cơ quan tài chính
  • Cơ quan thuế.
  • Đơn vị thống kê
  • Các doanh nghiệp cấp trên
  • Đơn vị đăng ký kinh doanh

– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với kỳ lập báo cáo là năm và phải nộp BCTC cho những cơ quan sau:

  • Cơ quan tài chính
  • Cơ quan thuế
  • Đơn vị thống kê
  • Các doanh nghiệp cấp trên
  • Đơn vị đăng ký kinh doanh

– Các doanh nghiệp khác:

  • Cơ quan thuế
  • Đơn vị thống kê
  • Các doanh nghiệp cấp trên
  • Đơn vị đăng ký kinh doanh

Ngoài những cơ quan trên thì doanh nghiệp cần nộp BCTC cho những đơn vị sau:

+ Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải lập và nộp báo cáo cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Với doanh nghiệp Nhà nước thì còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).

+ Đối với doanh nghiệp Nhà nước như: Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty xổ số kiến thiết, công ty chứng khoán thì nơi nhận báo cáo tài chính là Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng hoặc Cục Quản lý giám sát bảo hiểm).

+ Công ty chứng khoán và doanh nghiệp đại chúng cần nộp BCTC cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán.

+ Đối với các Tổng công ty Nhà nước thì còn phải nộp BCTC cho Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế).

Doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào nếu không nộp báo cáo tài chính?

Doanh nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào nếu không nộp báo cáo tài chính?

Theo quy định của pháp luật, đối với các trường hợp: 

a) Không nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Không công khai BCTC theo quy định.

Sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, độc giả đã nắm được khái niệm, mục đích, ý nghĩa cũng như cách lập BCTC. Chính vì tầm quan trọng đó, mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam đã sử dụng phần mềm kế toán để thực hiện các nghiệp vụ sao cho chuẩn xác, nhanh chóng và hợp lý nhất.

Để biết thêm chi tiết về phần mềm kế toán SimERP, vui lòng truy cập website hoặc liên hệ tới số hotline để được nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia SimERP nhé!

Related Post

Leave a Comment

Đáng quan tâm

Bài viết mới