Mỗi doanh nghiệp khi thành lập và vận hành đều cần cân nhắc yếu tố tiên quyết là vốn. Vốn doanh nghiệp có thể đến từ các nguồn khác nhau nhưng trong đó có một loại vốn trọng yếu chính là Vốn chủ sở hữu. Sau các niên hoạt động, cùng với báo cáo tài chính thì báo cáo vốn chủ sở hữu cũng là một hồ sơ thiết yếu cho Doanh nghiệp cũng như các thành phần khác cùng tham gia góp vốn và kinh doanh. Vậy bài viết này sẽ mang tới cho người đọc những thông tin cơ bản về vốn chủ sở hữu, cũng như cách viết báo cáo đầy đủ nhất.
Mục lục
Trước khi đi tìm hiểu về Báo cáo vốn chủ sở hữu, ta cần nắm rõ về khái niệm Vốn chủ sở hữu cũng như cách phân biệt Vốn chủ sở hữu và Vốn điều lệ.
Vốn chủ sở hữu hay tài sản ròng; hoặc equity trong tiếng Anh là phần tài sản thuần của doanh nghiệp, thuộc sở hữu của cổ đông. Vốn chủ sở hữu được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả. Nói cách khác, nó chính là phần còn lại của giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn mà chủ doanh nghiệp, thành viên của công ty liên doanh hay chính các cổ đông trong công ty cổ phần sở hữu.
Đối với doanh nghiệp, một trong những nguồn tài trợ quan trọng và thường xuyên là vốn chủ sở hữu. Các nguồn tài sản khác như tài sản của đơn vị,… chỉ được sử dụng khi đơn vị ngừng hoạt động hoặc tệ hơn là phá sản để ưu tiên thanh toán cho bên chủ nợ và các khoản khác như tiền lương cho người lao động, thuế cho nhà nước. Phần tài sản còn lại chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.
Trong quá trình viết báo cáo Vốn chủ sở hữu, cần phải cân nhắc yếu tố nhầm lẫn giữa 2 loại vốn cơ bản của công ty là Vốn chủ sở hữu và Vốn điều lệ. Vậy Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ khác gì nhau và làm sao để phân biệt chúng? Bài viết sẽ cùng phân biệt rõ ràng với bạn đọc trước khi đi tìm hiểu kĩ hơn về Báo cáo Vốn chủ sở hữu nhằm tránh sự nhầm lẫn cho việc viết báo cáo.
Yếu tố so sánh | Vốn chủ sở hữu | Vốn điều lệ |
Định nghĩa | Nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các đối tượng khác như thành viên trong công ty liên doanh hoặc công ty cổ phẩn. Công thức tính vốn chủ sở hữu bằng tổng tài sản trừ nợ phải trả. | Vốn điều lệ là giá trị mệnh giá cổ phần được ghi và đăng kí mua theo Điều lệ công ty. Vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ là vốn điều lệ của công ty khi các cổ đông góp đủ vốn tại thời điểm đăng ký, và phải thuộc thời hạn góp vốn. |
Bản chất | Khoản tài sản mà các chủ thể thu lại được trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. | Khoản tài sản chủ thể đưa vào công ty từ đó chủ thể góp vốn có thể là chủ sở hữu của công ty đó. |
Chủ sở hữu | Chủ sở hữu của loại vốn này có thể là Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu. Doanh nghiệp cũng có có đầy đủ quyền chiếm hữu chi phối và định đoạt vốn chủ sở hữu | Loại vốn này thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức góp vốn của doanh nghiệp, ngoài ra còn có tổ chức cam kết góp vốn. |
Cơ chế hình thành | Nhà nước có thể cấp vốn chủ sở hữu hoặc do doanh nghiệp bỏ ra. Ngoài ra còn có thể từ vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại. | Vốn điều lệ được tạo thành từ số vốn của các thành viên, cổ đông góp (cam kết góp) và được ghi vào điều lệ công ty |
Đặc điểm | Đặc điểm quan trọng là vốn chủ sở hữu được tạo thành từ chủ doanh nghiệp hay vốn góp bởi các nhà đầu tư. Loại vốn này cũng có thể tạo thành từ kết quả kinh doanh. Từ đó, dễ dàng thấy rằng vốn chủ sở hữu không được định nghĩa là một khoản nợ. | Từ việc vốn điều lệ được tạo thành bởi thành viên, cổ đông nên khi doanh nghiệp phá sản, loại vốn này có thể bị coi là một khoản nợ phải trả. |
Ý nghĩa | Biết được nguồn vốn chủ sở hữu cũng đồng nghĩa với việc nắm bắt được tình hình vốn của doanh nghiệp: tăng hay giảm ra sao và đến từ các nguồn nào. | Dòng vốn này tượng trưng cho mức cam kết cũng như trách nhiệm của các thành viên với những cá nhân, tổ chức góp vốn. Ngoài ra, vốn điều lệ cũng được coi là nguồn vốn đầu tư để doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh. Khi có kết quả kinh doanh, đây cũng là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro đối với các thành viên góp vốn. |
Báo cáo vốn chủ sở hữu là bản trình bày sự thay đổi của vốn chủ sở hữu (các yếu tố về sự thay đổi sẽ được liệt kê ở mục sau). Sự thay đổi ấy có thể được trình bày riêng trên bản báo cáo theo như chuẩn mực IAS 1 (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được thông qua bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế) hoặc có thể kết hợp trình bày trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính theo Chuẩn mực VAS 21.
Khi đọc báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, Doanh nghiệp cũng như những các bên liên quan nắm được sự thay đổi vốn chủ sở hữu phản ánh thông qua những hạng mục dưới đây:
Hi vọng bài viết đã mang đến đầy đủ thông tin cũng như ví dụ minh họa về việc lập báo cáo vốn chủ sở hữu cho bạn đọc!