số liệu email marketing

Ngày nay, hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm thông qua email ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đó là lý do tại sao chúng ta cần nắm nhiều kiến thức hơn về số liệu email marketing nhằm thực hiện các quá trình qua email một cách hiệu quả và có chất lượng. Có được số liệu email marketing qua các giai đoạn sẽ giúp doanh nghiệp phát triển được hoạt động kinh doanh cũng như tăng lợi nhuận. Vậy, chúng ta cần có những kiến thức nào về số liệu email marketing? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Số liệu email marketing là gì?

Năm 1978, bức thư điện tử có nội dung quảng cáo đầu tiên được gửi đi và kể từ đó, hình thức này ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Email marketing là hoạt động mà các doanh nghiệp thực hiện nhằm quảng cáo, cung cấp thông tin sản phẩm cũng như dịch vụ tới khách hàng thông qua email với mục tiêu tiếp cận, tăng số lượng khách hàng giao dịch và cải thiện doanh thu của công ty. Số liệu email marketing là các con số được thống kê sau quá trình sử dụng phương tiện thư điện tử để kết nối với người dùng. Đó có thể là những chỉ số về số lần nhấp chuột vào thư quảng cáo của khách hàng hay là tỷ lệ email gửi không thành công đến người dùng. Thống kê số liệu này sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh, marketing của doanh nghiệp trở nên tốt hơn và hiệu quả hơn. Ngoài ra các chỉ số này cũng giúp doanh nghiệp chọn lọc được những chiến lược email marketing phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Vậy, làm thế nào để có được các số liệu email marketing cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp? Sau đây, SimERP sẽ giới thiệu đến các bạn các chỉ số cơ bản được dùng trong việc đo lường số liệu email marketing.

Số liệu email marketing là gì

Các chỉ số cơ bản được dùng để đo lường số liệu email marketing

Chỉ số tỷ lệ nhấp chuột vào email

Thuật ngữ tiếng Anh dùng cho chỉ số này là Click Through rate.  Click Through rate là tỷ lệ người nhận thư nhấp chuột vào một hoặc nhiều liên kết có trong email vừa nhận được.

Cách tính tỷ lệ nhấp chuột vào thư khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy tổng số click hoặc tổng số unique click chia cho số thư điện tử được gửi đi và nhân với 100.

Chú ý: lựa chọn một trong hai loại click hoặc unique click đều được, miễn là bạn sử dụng thống nhất trong các bản báo cáo. Ví dụ, nếu tháng 1 bạn chọn tổng số click để tính tỷ lệ nhấp chuột vào thư thì tháng 2, tháng 3 và thời gian sau, bạn cũng phải lựa chọn số liệu của tổng số click.

Ví dụ: Trong tháng 1, tổng số email gửi đi của công ty cung cấp dịch vụ du lịch Thái Lan là 2000 emails, tổng số unique click là 1000. Vậy, tỷ lệ nhấp chuột vào thư của công ty là (1000/2000)*100=50%

Chỉ số tỷ lệ nhấp chuột vào email

Chỉ số tỷ lệ hành động

Trong tiếng anh, chỉ số tỷ lệ hành động được gọi là conversion rate. Chỉ số này dùng để đo  số lượng khách hàng nhấp vào thư và hành động sau khi đọc thư, ví dụ như điền mẫu khảo sát, tương tác với doanh nghiệp hoặc mua hàng.

Cách tính chỉ số tỷ lệ hành động: (Số lượng người dùng thực hiện hành động / Số email được gửi đến khách hàng thành công) * 100

Ví dụ: Doanh nghiệp bán hải sản gửi thành công 1500 email đến khách hàng nhằm để thực hiện khảo sát mức độ sử dụng hải sản của các gia đình trong một ngày và có 1000 người dùng điền mẫu khảo sát. Như vậy, chỉ số tỷ lệ hành động được tính là: (1200/1500)*100=80%

Chỉ số tỷ lệ gửi thư không thành công (Bounce rate)

Không phải tất cả mọi email mà doanh nghiệp gửi đều đến được với hộp thư của khách hàng. Có hai loại bounce rate chính là soft bounce và hard bounce. Soft bounce là một sự cố tạm thời với một bức thư điện tử hợp lệ, ví dụ như hộp thư đầy hay server của người khách hàng gặp vấn đề. Doanh nghiệp có thể lập danh sách và thử gửi lại email vào lần sau. Hard bounce là kết quả của các invalid email (email không hợp lệ), có thể bị đóng hoặc không tồn tại, và tất nhiên cứ cố gửi thì cũng chẳng bao giờ đến được với khách hàng. Hãy xóa những địa chỉ này khỏi danh sách người nhận của doanh nghiệp. Vì các nhà cung cấp dịch vụ internet thường dựa vào bounce rate để đánh giá sự uy tín của người gửi email. Nếu doanh nghiệp có quá nhiều hard bounce thì chúng sẽ khiến bạn trở thành một kẻ chuyên đi spam trong mắt của các nhà cung cấp dịch vụ.

Chỉ số tỷ lệ gửi thư không thành công

Chỉ số tỷ lệ gia tăng số lượng người nhận (List growth rate)

Tỷ lệ gia tăng số lượng người nhận phản ánh mức độ tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp qua email có tốt hơn thời gian trước hay không. Có thể bạn không tin, nhưng theo số liệu thống kê, khoảng 22.5% danh sách sẽ không còn được sử dụng sau một năm bởi nhiều lý do. Ví dụ như khách hàng chặn quảng cáo từ doanh nghiệp, hay phàn nàn về sự phiền phức của doanh nghiệp. Vì vậy, cần gia tăng số lượng người nhận trong danh sách sau mỗi giai đoạn.

Cách tính loại chỉ số này như sau:

[(Số lượng khách hàng theo dõi mới – số lượng khách hàng huỷ theo dõi- số lượng khách hàng phàn nàn)/ số lượng email có trong danh sách]*100

Ví dụ: Công ty X chuyên kinh doanh về các phần mềm chăm sóc khách hàng, tháng 2 năm 2020, số lượng email có trong danh sách là 2000, số lượng khách hàng theo dõi mới là 300 và số lượng khách hàng hủy theo dõi là 100. Vậy, chỉ số tỷ lệ gia tăng số lượng người nhận là: [(300-100)/2000]*100=10%

Chỉ số tỷ lệ chia sẻ (Forwarding rate hoặc sharing rate)

Là tỉ lệ người nhận được thư điện tử nhấn vào nút “share” nhằm đăng lại nội dung email đã nhận lên các trang mạng xã hội như Facebook, instagram, Twitter,…, hoặc forward to a friend (chia sẻ nội dung email cho bạn bè)

Cách tính: [(Số lượt nhấn chuột của khách hàng vào nút “share” hoặc/và nút “forward”) / Số lượng email được gửi đi] * 100

Ví dụ: [(500 lượt nhấp vào nút share/forward)/( 50.000 email được gửi đi)] * 100 = 1% . Vậy, tỷ lệ chia sẻ của khách hàng là 1%

Chỉ số này có thể sẽ không quá lớn, nhưng lại được coi là một trong những con số quan trọng mà doanh nghiệp nên chú ý tới. Bởi vì nó thể mức độ mà doanh nghiệp của bạn tạo nên những liên hệ, tương tác mới. Mọi thứ sẽ tốt hơn nếu vừa nhắm đến những khách hàng đã nằm gọn trong dữ liệu, vừa thu hút, kết nối thêm những cá nhân tiềm năng khác.

Doanh nghiệp nên khuyến khích người đọc share hay forward email cho bạn bè, người thân nếu thấy nội dung của doanh nghiệp phù hợp, đồng thời, theo dõi xem doanh nghiệp của bạn có thêm bao nhiêu địa chỉ mới để thêm vào danh sách khách hàng cần gửi thư trong tương lai.

Tỷ suất hoàn vốn

Trong tiếng anh người ta sử dụng thuật ngữ ROI (return on investment) để miêu tả mức độ thành công của dự án. Trong số liệu email marketing, ROI liên quan đến các số liệu về chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được.

Công thức tính: [(Doanh thu của doanh nghiệp tăng thêm – Chi phí đầu tư) ÷ Chi phí đầu tư] * 100

Ví dụ: (3.000 USD doanh thu của doanh nghiệp tăng thêm – 500 USD chi phí đầu tư) ÷ 500 USD chi phí đầu tư * 100 = 500% return on investment.

Đây là công thức cơ bản trong nhiều cách tính ROI của các chiến dịch email marketing, phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. ROI có thể là số liệu mà nhà quản trị sẽ quan tâm nhất vì nó liên quan đến doanh thu của doanh nghiệp. Liệu chiến dịch này có mang về doanh thu cao hay không và làm gì để gia tăng nó?

Tỷ suất hoàn vốn

Một số kinh nghiệm trong quá trình gửi email marketing

Chú ý đến độ dài tiêu đề

Các nhà phân tích đã dựa trên 1000 email được gửi từ 100 nhà tiếp thị hàng đầu để xác định số ký tự của dòng chủ đề. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 82% chuyên gia gửi email marketing với độ dài tiêu đề nhỏ hơn hoặc bằng 60 ký tự. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi các nhà cung cấp dịch vụ sẽ không cho phép hiển thị đầy đủ dòng chủ đề nếu nó dài hơn 60 ký tự.

Các cuộc khảo sát cũng cho rằng, đa số dòng tiêu đề dài khoảng 43,85 ký tự. Như vậy, kết quả này cho chúng ta thấy điều gì ? Nó đóng vai trò quan trọng để đảm bảo rằng dòng chủ đề mà khách hàng nhận được không quá dài. Bạn cần nhớ rằng trong trường hợp mọi người xem thư trên điện thoại,  họ có thể cảm thấy các dòng chủ đề nhiều ký tự gây khó chịu vì kích thước màn hình nhỏ.

Thời gian gửi email

Adobe đã nghiên cứu kỹ hơn về thời gian mà nhân viên văn phòng sử dụng email, và phát hiện ra một điều rằng: họ dành trung bình khoảng 2,5h để cập nhật hộp thư đến tại nơi làm việc. Thậm chí là bỏ nhiều thời gian hơn để xử lý các nội dung liên quan đến công việc. Bên cạnh đó, phần lớn mọi người còn kiểm tra tài khoản email trước khi họ đi làm và ngay sau khi thức dậy. Như vậy, mọi người đã biến hoạt động kiểm tra email thành một thói quen phù hợp với mọi mốc thời gian trong ngày và bạn không cần phải chờ để gửi email marketing ngoài giờ hành chính.

Thời gian gửi email

Tăng cường nâng cao chất lượng của việc gửi thư điện tử

Theo Statista, số lượng email nhận và gửi vào năm 2022 sẽ còn tăng lên và đó là một tốc độ tăng trưởng rất nhanh.

Vậy, số liệu thống kê đó có ý nghĩa gì với các doanh nghiệp? Các con số này cho chúng ta thấy sự tăng nhanh về số lượng người sử dụng thư điện tử. Đó là một dấu hiệu tích cực.

Bên cạnh đó, số lượng email ngày càng nhiều cũng có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc làm cho email của họ nổi bật hơn so với các đối thủ. Do đó, bạn nên để ý đến dòng chủ đề email và nội dung được gửi phải thực sự liên quan đến người sử dụng email. Ngược lại, họ sẽ không bao giờ mở chúng.

Trong quá trình gửi email marketing và theo dõi kết quả, các doanh nghiệp rất cần một nền tảng nhằm đạt được một kết quả cao và cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số nền tảng ngay sau đây.

Một số nền tảng hỗ trợ gửi email marketing và theo dõi kết quả

Nền tảng MailChimp

Phần mềm MailChimp đã được sử dụng bởi hơn 12 triệu cá nhân và doanh nghiệp với mục đích gửi email marketing và bản tin mỗi ngày. Bên cạnh đó, xây dựng cũng như duy trì một danh sách email có chất lượng cao sẽ là một cách hiệu quả để doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và phần mềm MailChimp sẽ giúp bạn làm công việc đó bằng cách làm cho quá trình này trở nên dễ dàng, chuyên nghiệp, nhanh chóng và chính xác hơn.

Nền tảng MailChimp

Chúng tôi đã thử sử dụng MailChimp với gói trả phí để có thể cảm nhận được hết các tính năng, tuy nhiên, họ có gói miễn phí cho phép bạn kết nối với khoảng 2.000 người đăng ký. Chúng tôi đã có thể tạo ra nhiều nội dung hay và hữu ích, vì vậy chúng tôi tin rằng MailChimp là một lựa chọn tuyệt vời để bạn có thể sử dụng để phục vụ cho quá trình gửi email marketing và quản lý kết quả. Với các doanh nghiệp mới thành lập, gói miễn phí từ MailChimp là một giải pháp hoàn hảo để bắt đầu. Một vài tính năng mà MailChimp có bao gồm:

  • Dễ dàng kiểm tra tiêu đề, thời gian để gửi với một lần bấm.
  • Thiết lập nhiều quy tắc tự động hóa email khá nhanh chóng, mạnh mẽ.
  • Timewarp là một tính năng hiệu quả để đảm bảo email marketing của doanh nghiệp  lọt vào hộp thư đến.

Nền tảng MailerLite

Phần mềm MailerLite là một công cụ hỗ trợ email marketing tuyệt vời khác mà chúng tôi khuyên bạn nên dùng thử. MailerLite hiện nay có khoảng hơn 300.000 doanh nghiệp, dịch giả tự do và start-up trên toàn thế giới. Phần mềm này đã xuất hiện kể từ năm 2010 và cung cấp nhiều tính năng giống với MailChimp.

Nếu bạn mới bắt đầu với hoạt động marketing thông qua thư điện tử, một vài tiện ích mà MailerLite hơn MailChimp đó là bạn có quyền truy cập vào tất cả các công cụ trong gói miễn phí cùng với khoảng 1.000 người đăng ký mỗi tháng. Bên cạnh đó, MailChimp cũng hạn chế doanh nghiệp sử dụng các công cụ nâng cao không có trong gói free. Ngoài ra, giá cả mà MailerLite đưa ra cũng rẻ hơn rất nhiều so với MailChimp. Một danh sách email có 2.500 người đăng ký trong MailChimp sẽ tiêu tốn khoảng $30/ tháng trong khi đó,  với MailerLite bạn chỉ tốn $10/ tháng.

Một vài tính năng trong MailerLite mà chúng tôi thực sự ấn tượng bao gồm:

  • Mức giá khá ổn, rõ ràng! Nếu doanh nghiệp của bạn có ngân sách eo hẹp, thì phần mềm MailerLite sẽ là sự lựa chọn phù hợp.
  • Một số tính năng độc đáo như landing page hay tự động gửi lại.
  • Nhân viên có thể xây dựng hoặc thiết kế trang hủy đăng ký.
  • Dễ dàng trong việc sử dụng tính năng RSS để gửi email tất cả các bài đăng mới trên website của doanh nghiệp.

Nền tảng GetResponse

Đây là một công cụ email marketing có thể đáp ứng được tất các chức năng từ mức căn bản của các blogger chuyên nghiệp cho đến những doanh nghiệp mong muốn sử dụng. Đặc biệt hơn nữa, GetResponse cũng thường xuyên gửi đến người dùng nhiều chương trình giảm giá vĩnh viễn (giảm giá cả khi gia hạn) lên đến khoảng 40% cho người sử dụng, giúp tiết kiệm được rất nhiều ngân sách.

Nền tảng GetResponse

Đây cũng chính là dịch vụ email marketing có nhiều người dùng nhất tại Việt Nam bởi những lý do sau:

  • Công cụ hỗ trợ email marketing đầu tiên được hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt
  • Cho phép đăng ký và dùng thử tất cả các tính năng trong vòng một tháng.
  • Tính năng All-in-one ( tích hợp rất nhiều dịch vụ khác) ví dụ như tạo landing page (trang đích), hay Webinar (hội thảo trực tuyến)…
  • Và tất nhiên là không thể thiếu các tính năng như Automation (gửi thư tự động)
  • Thống kê, ghi chép, báo cáo, quản lý, phân tích đối tượng người dùng rất đầy đủ, chi tiết

Sau 30 ngày dùng thử, nếu bạn có quyết định tiếp tục sử dụng thì cần thanh toán gói thấp nhất (15$/tháng) để có thể xây dựng danh sách email marketing tối đa là 1000 địa chỉ, với số lượng email được gửi đi không giới hạn.

Nền tảng SendPulse

Phần mềm SendPulse là một sự lựa chọn khác mà các doanh nghiệp có thể tham khảo bởi vì đây không chỉ là nhà cung cấp phần mềm email marketing, mà còn cung cấp thông báo đẩy, email service và SMS. Nền tảng này có mức giá không quá cao so với nhiều nhà cung cấp khác trên thị trường.

Nền tảng SendPulse

Nếu doanh nghiệp có dưới 2500 người đăng ký, họ có thể gửi tối đa 15000 email marketing/ tháng. Dưới đây là một vài tính năng mà chúng tôi thực sự cảm thấy có ích khi sử dụng SendPulse, gồm:

  • Nhanh chóng gửi lại cho người dùng đã đăng ký.
  • A/B test title cũng như nội dung.
  • Trả tiền thay thế nếu bạn đi tuyến đường.

Nền tảng HubSpot

Với chính sách đăng ký miễn phí từ HubSpot, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tạo ra nhiều email bản tin đẹp, thu hút,  đáp ứng và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng bằng các chiến dịch tự động hóa marketing.

Bên cạnh đó, nhờ quá trình tạo email đơn giản, nhanh chóng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo và thiết kế email độc đáo và nếu như bạn không muốn thiết kế email lại từ đầu, bạn có thể chọn một trong số 20 mẫu được thiết kế sẵn trong thư viện của phần mềm HubSpot.

Nền tảng HubSpot

Một số tính năng email marketing hấp dẫn từ HubSpot WordPress là:

  • Các mẫu có sẵn trong thư viện và bạn có thể tùy chỉnh với việc kéo thả.
  • Nội dung email được tùy chỉnh cho mỗi người nhận.
  • Gửi tới hơn 2000 email/ tháng không phí.

Trên đây, SimERP đã giới thiệu đến các bạn các chỉ số điển hình nhằm hỗ trợ việc tính toán số liệu email marketing cũng như một số lưu ý nhỏ trong hoạt động sử dụng thư điện tử để quảng cáo sản phẩm. Hy vọng rằng, doanh nghiệp của bạn sẽ ngày càng phát triển và thành công trong hoạt động này.

Related Post

Leave a Comment

Đáng quan tâm

Bài viết mới