chiến lược email marketing

Theo một thống kê được thực hiện trong năm 2019, Email Marketing vẫn là một trong những kênh tiếp thị tốt nhất mang lại lợi tức đầu tư (ROI) cao cho doanh nghiệp. Nhưng với việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Email Marketing, việc gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của khách hàng là điều khó khăn hơn bao giờ hết. Hiện nay, chìa khóa để xây dựng một chiến lược Email Marketing thành công nằm ở việc tạo niềm tin với khách hàng từ đó gây dựng mối quan hệ bền chặt, lâu dài với họ.

Xây dựng chiến lược Email Marketing là điều mà bộ phận marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện trước khi tiến hành gửi email hàng loạt đến khách hàng. Để chiến lược Email Marketing của bạn mang lại hiệu quả, tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng, và khuyến khích họ thực hiện các CTA (Call to Action – hiệu ứng kêu gọi hành động mạnh mẽ tạo sự hấp dẫn và thu hút sự chú ý của khách hàng từ đó khuyến khích họ thực hiện một hành vi mua hàng mà bạn luôn mong muốn) thì chiến lược Email Marketing phải được đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng.

xây dựng chiến lược Email Marketing Hiệu Quả cao

SimERP xin được chia sẻ cùng bạn khái niệm, lợi ích cũng như cách để xây dựng được một chiến lược Email Marketing hiệu quả trong bài viết dưới đây. 

Email Marketing là gì?

Email Marketing là gì?

Email Marketing là hình thức sử dụng email mang nội dung thông tin về tiếp thị, bán hàng, giới thiệu sản phẩm đến với nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang hướng đến. Không giống với hình thức Spam Email (Gửi email hàng loạt tới bất kỳ khách hàng nào) khiến khách hàng khó chịu và từ chối nhận mail, Email Marketing hướng đến những khách hàng mục tiêu và đã được tìm hiểu kỹ trước đó.

Email marketing là một chiến lược marketing mang lại hiệu quả cao. Các báo cáo chỉ ra rằng, có tới 82% nhà tiếp thị đồng ý rằng đây là chiến lược quan trọng để nâng cao tỷ lệ khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi. Bên cạnh việc gửi thông báo tiếp thị, bán hàng và duy trì mối quan hệ với đối tượng khách hàng mục tiêu, Email Marketing còn giúp bạn gửi các quảng cáo, lời kêu gọi hành động (CTA) hoặc gửi tin tức bằng blog.

Lợi ích của hình thức marketing bằng email

Dưới đây là 5 lợi ích tuyệt vời của chiến lược Email Marketing:

Chi phí thấp

Đầu tiên, khi so sánh với các hình thức quảng cáo truyền thống như thiết kế các banner, biển quảng cáo, việc marketing bằng email sẽ giúp tiết kiệm triệt để các chi phí in ấn, thiết kế, chi phí vận chuyển và thuê địa điểm.

Chìa khóa xây dựng thương hiệu

Email marketing là chìa khóa để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trong mắt khách hàng, tăng mối liên hệ, tạo lòng tin với người tiêu dùng. 

Chìa khóa xây dựng thương hiệu

Khi khách hàng của bạn thực sự yêu thích nội dung trong email của bạn và họ muốn một số người thân, bạn bè cũng có thể biết được những thông tin đó, chỉ với 1 nút bấm họ có thể chuyển tiếp email này tới những người thân xung quanh. Rõ ràng đây là một lợi thế vô cùng to lớn khi triển khai các chiến dịch email marketing.

Dễ dàng đo lường

Khi triển khai bất kỳ một chiến dịch nào, việc đo lường mức độ hiệu quả đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Sử dụng hình thức marketing này các bạn có thể thống kê chi tiết được số lượng người nhấn mở email từ đó bạn sẽ có thể tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, xác định đúng được xu hướng và thị hiếu của họ để có những điều chỉnh phù hợp.

Triển khai đơn giản

Bạn không cần tốn quá nhiều nhân lực để vận hành một chiến dịch Email Marketing. Với sự hỗ trợ của công nghệ, bạn còn có thể dễ dàng tự động hóa các chiến dịch marketing của mình bằng cách đặt lịch gửi Email chăm sóc khách hàng theo tuần hoặc theo tháng cụ thể.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện chiến dịch email marketing cuốn hút bằng những hình ảnh, video, logo đẹp mắt…Ngày nay, với nhiều công cụ hỗ trợ, bạn chỉ cần một vài thao tác đơn giản cũng giúp tạo ra những mẫu email vô cùng hấp dẫn.

Các bước xây dựng một chiến dịch email marketing hiệu quả

Khởi đầu hoàn hảo với Inbound Marketing

Inbound Marketing là một thỏi nam châm, không phải là một cái búa tạ. Đây là hình thức marketing dựa trên những nội dung thu hút từ đó “nuôi dưỡng” các khách hàng tiềm năng để tạo ra khách hàng, chứ không spam và làm phiền họ.

Khởi đầu hoàn hảo với Inbound Marketing

Inbound Marketing là hình thức marketing dựa trên giá trị. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn tìm kiếm khách hàng bằng cách thu hút và “nuôi dưỡng” các khách hàng tiềm năng với những nội dung, thông tin và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng cách spam email hoặc những quảng cáo phản cảm. Inbound Marketing thu hút khách hàng như một thỏi nam châm, chứ không đập vào đầu họ bằng một cái búa tạ.

Chi phí triển khai các chiến lược Inbound Marketing thấp hơn khá nhiều so với các chiến lược marketing truyền thống. Chi phí của những doanh nghiệp sử dụng chiến lược Inbound Marketing chỉ bằng 62% so với những doanh nghiệp sử dụng chiến lược marketing khác.

Hãy coi quá trình marketing và bán hàng của doanh nghiệp như một cái phễu. Những người chỉ truy cập nằm ở tầng trên của phễu và những khách hàng tiềm năng sẽ nằm ở cuối phễu. Là một nhà tiếp thị, mục tiêu của bạn là tối đa hóa lượng người truy cập ở tầng trên của phễu và cả số lượng khách hàng ở cuối phễu. Inbound Marketing đặt ra 3 chiến lược để thực hiện điều đó:

  • Được tìm thấy: Sử dụng những chiến thuật như viết blog, tối ưu hóa tìm kiếm (SEO) sẽ thu hút được những lượt truy cập chất lượng đến với website của bạn.
  • Chuyển đổi: Những chiến thuật như xây dựng landing page và “nuôi dưỡng” lead (khách hàng tiềm năng) với mục đích chuyển đổi người truy cập thành khách hàng tiềm năng và khách hàng.
  • Phân tích – Sử dụng những chiến thuật dùng để nâng cao hiệu quả của toàn bộ quá trình – tăng số lượng đối tượng khách hàng phù hợp ở tầng trên và dưới của phễu.

Phân khúc khách hàng và quản lý danh sách liên hệ của bạn một cách hợp lý

Theo DMA, 77% lợi nhuận đến từ hoạt động Email Marketing đến từ các chiến dịch được phân khúc và nhắm mục tiêu. Việc phân khúc danh sách email cho phép bạn gửi đúng thông điệp đến đúng khách hàng vào đúng thời điểm. Thêm vào đó, thông điệp của bạn càng phù hợp thì khách hàng của bạn càng có nhiều khả năng tương tác với nó.

Phân khúc khách hàng và quản lý danh sách liên hệ của bạn một cách hợp lý

Phân khúc khách hàng cũng giúp bạn tránh gửi nhầm tin nhắn đến nhầm người và vào sai thời điểm, điều này cũng quan trọng không kém để xây dựng lòng tin với các khách hàng của bạn, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân các khách hàng hiện tại của bạn.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bạn có thể muốn “đi tắt” đến giai đoạn phân tích cơ sở dữ liệu hoặc điều chỉnh các phân khúc hiện có của bạn. Nhưng việc tạo các phân khúc mang các thông điệp phù hợp đòi hỏi bạn phải tiến hành từng bước “chậm mà chắc”. Dưới đây là một số tip dành cho bạn:

  • Cơ sở dữ liệu “sạch” và có tổ chức: Bất kỳ cơ sở dữ liệu giá trị nào cũng phải được chia thành ba mảng dữ liệu quan trọng: địa chỉ liên hệ, thuộc tính liên hệ, doanh nghiệp.
  • Thu thập thông tin phù hợp sẽ giúp bạn tạo ra các phân khúc khách hàng phù hợp với chiến dịch email của mình. Có hai phần thông tin chính mà bạn cần thu thập đó là: thông tin cá nhân của khách hàng (nghề nghiệp, nơi công tác và mục tiêu của họ) và họ đang ở đâu trong hành trình mua sắm của mình.
  • Hãy đảm bảo bạn có thể thu thập được cả dữ liệu được khai báo (explicit data) và dữ liệu ngầm định (implicit data). Dữ liệu được khai báo là các thông tin mà khách hàng đã chia sẻ với bạn, như thông tin liên hệ, sở thích cá nhân, v.v. Dữ liệu ngầm định là thông tin bạn thu thập từ hành vi của người mua hàng, chẳng hạn như tương tác email, lịch sử duyệt web và dữ liệu chuyển đổi. Bạn sẽ cần cả dữ liệu ngầm định và dữ liệu được khai báo để có thể cá nhân hóa được chiến dịch email marketing của mình .

Các phân khúc khách hàng bạn tạo ra có hai nhiệm vụ quan trọng:

  •  Gửi đúng thông điệp đến đúng người vào đúng thời điểm 
  •  Tránh gửi nhầm thông điệp đến nhầm người vào sai thời điểm

Các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau đều có chiến lược khác nhau, vì vậy bạn sẽ cần điều chỉnh các phân khúc khách hàng của mình cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Các phân khúc khách hàng

Tuy nhiên, có ba cách phân khúc khách hàng mà mọi doanh nghiệp đều có thể thực hiện để nâng cao hiệu quả của chiến dịch email marketing của mình:

  • Các phân khúc vòng đời: Đầu tiên, bạn cần có các phân khúc dành cho người đăng ký, khách hàng tiềm năng và khách hàng của doanh nghiệp. Đây là các phân khúc vòng đời  cho bạn biết vị trí của từng đối tượng trong phễu kinh doanh. Các phân khúc vòng đời được tạo ra không chỉ để quyết định việc sẽ gửi email cho ai mà còn để làm rõ xem không nên gửi mail cho ai. Chẳng hạn, nếu bạn thực hiện một chiến dịch ưu đãi để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và chỉ dành cho khách hàng tiềm năng của mình, thì bạn sẽ muốn loại trừ bất kỳ đối tượng nào không thuộc nhóm này.
  • Phân khúc chân dung khách hàng để định hướng chiến lược email marketing: Bạn sẽ tạo ra một phân khúc khác từ việc phác họa chân dung khách hàng của mình. Đây là những phân khúc nền tảng tuyệt vời mà bạn có thể xây dựng. Mỗi doanh nghiệp đều có các mục tiêu và chiến lược khác nhau, vì vậy bạn sẽ cần xây dựng một số danh sách cụ thể. Ví dụ: nếu bạn làm việc tại một doanh nghiệp có quy mô lớn, bộ phận tiếp thị và bán hàng của bạn có thể được phân chia theo loại sản phẩm, vị trí, quy mô cửa hàng…
  • Phân khúc ‘Tình trạng của cơ sở dữ liệu khách hàng’. Việc tạo ra các phân khúc này sẽ giúp bạn không gửi email đến nhầm người. Ví dụ: bạn nên phân khúc các khách hàng chưa đăng ký, khách hàng không thể liên hệ được và khách hàng đã không mở email của bạn trong một năm.

Luôn tạo ra các email có giá trị

Các nghiên cứu cho thấy với mỗi đô la bạn chi cho email, bạn sẽ nhận được lợi nhuận lên tới 38 đô la. Ngoài ra, có tới 59% nhà tiếp thị nói rằng email là nguồn doanh thu lớn nhất của họ. 

Luôn tạo ra các email có giá trị

Nhưng tỷ suất hoàn vốn đó sẽ không dễ dàng có được bằng cách soạn thảo email và nhấn “gửi”. Những khách hàng của bạn cần nhìn thấy giá trị thực sự trong các email bạn gửi trước khi họ chuyển đổi thành khách hàng, mua hàng của bạn hoặc quảng cáo sản phẩm dịch vụ của bạn đến với những người xung quanh họ. 

Vì vậy, làm cách nào để doanh nghiệp của bạn luôn tạo ra những email mang lại nhiều giá trị cho khách hàng? Dưới đây là một số nguyên tắc mà bạn nên tuân thủ:

Đặt mục tiêu SMART

SMART hay còn gọi là khuôn khổ tạo mục tiêu hiệu quả. Đây là viết tắt của 5 tính chất mà một mục tiêu cần phải có: 

  • Cụ thể (Specific)
  • Tính toán được (Measurable)
  • Có khả năng thực hiện (Achievable)
  • Phù hợp (Relevant)
  • Kiểm soát thời gian (Time-bound)

Hãy xác định lý do bạn gửi từng email và đặt mục tiêu cho mỗi lần. Sau đó, đảm bảo từng nội dung trong email sẽ hỗ trợ mục tiêu đó.

Gửi đến đúng người vào đúng thời điểm.

Khi gửi email, hãy đảm bảo rằng bạn đã gửi đến đúng người (khách hàng đã được nhắm mục tiêu), vào đúng thời điểm (khách hàng đang ở đâu trong hành trình mua sắm của họ) và gửi email phù hợp (email mang lại giá trị cho người nhận). Hãy cùng xem xét kỹ 3 khía cạnh ấy dưới đây:

  • Email phù hợp: điều này có nghĩa là cung cấp thông điệp phù hợp theo ngữ cảnh cho các khách hàng của bạn. Nói một cách đơn giản, nội dung của email cần có ý nghĩa đối với bất kỳ ai đang đọc nó.
  • Đúng người: điều này liên quan đến việc phân khúc khách hàng được nhắm mục tiêu mà chúng ta đã đề cập trước đó.
  • Đúng thời điểm: Nội dung khác nhau sẽ hấp dẫn những người mua khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của quá trình mua sắm. Vì vậy, để gửi một email vào thời gian hoàn hảo, bạn sẽ cần phải xem xét khách hàng của bạn ở đâu trong hành trình mua sắm của họ và cung cấp nội dung phù hợp với giai đoạn đó.

Tối ưu hóa email của bạn để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi

Khi bạn đã đặt mục tiêu, bạn sẽ muốn thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi theo hướng đã đề ra. Có hai lĩnh vực chính cần tối ưu đó là : tỷ lệ mở mail và tỷ lệ nhấp chuột vào mail. Điều này chủ yếu dựa vào khả năng thiết kế một email hấp dẫn tạo ra giá trị và xây dựng được lòng tin nơi khách hàng hàng của bạn. 

Tối ưu hóa email của bạn để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi

Cách tăng tỷ lệ mở mail: Tạo dòng tiêu đề hấp dẫn là một phần quan trọng trong việc thu hút mọi người mở email của bạn. Trước tiên, hãy tập trung vào giá trị mà bạn đang cung cấp. Và nếu có thể, hãy tận dụng khả năng cá nhân hóa – như tên hoặc vị trí – để khách hàng cảm thấy họ được quan tâm và trân trọng.

Cách tăng tỷ lệ nhấp chuột: Mồi nhử nhấp chuột (click-bait) không chỉ phục thuộc vào hình thức của email. Khi khách hàng mở email của bạn, họ sẽ muốn thấy giá trị của nó ngay lập tức. Bạn có thể gửi một thông điệp, một lời kêu gọi hành động (CTA) hấp dẫn để khuyến khích khách hàng nhấp vào liên kết của bạn và thực hiện các yêu cầu trong đó.

Chọn các mẫu email phù hợp cho các chiến dịch của bạn

Doanh nghiệp của bạn sẽ luôn muốn gửi các loại email khác nhau phục vụ những mục đích khác nhau đến khách hàng. Để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ và thông báo những cập nhật mới nhất trên blog của bạn sẽ cần các định dạng email khác nhau. Vì vậy, hãy xác định các mẫu email phù hợp mà doanh nghiệp của bạn cần gửi, sau đó xây dựng một tập hợp các mẫu tương ứng với từng chiến dịch mà bạn chuẩn bị tung ra.

Một chiến lược Email Marketing hiệu quả có tác động tích cực đến quá trình phát triển tệp khách hàng của bạn. Khi doanh nghiệp của bạn phát triển, lượng khách hàng tiềm năng và nhu cầu của họ cũng sẽ thay đổi. Chiến lược Email Marketing của bạn cũng cần phải phát triển bám sát những thay đổi này.

Phương pháp hiệu quả nhất để thực hiện điều này là thường xuyên tương tác với khách hàng và nhận phản hồi từ họ để tìm hiểu những xu hướng mới, thử nghiệm những ý tưởng mới, sau đó tối ưu hóa chiến lược của bạn để tập trung vào những gì đang hoạt động hiệu quả. Mặc dù chiến lược Email Marketing của bạn sẽ không ngừng thay đổi, nhưng có một điều sẽ luôn không đổi, đó là việc xây dựng lòng tin và nuôi dưỡng các mối quan hệ bền vững, lâu dài với khách hàng – chìa khóa thành công của mọi chiến lược Email Marketing. 

Related Post

Leave a Comment

Đáng quan tâm

Bài viết mới