Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển, những thiết bị, phần mềm Point of sale với nhiều tính năng nổi bật đã giúp giải quyết những rủi ro, bất cập của loại hình bán hàng, thanh toán truyền thống. Vậy POS nghĩa là gì và có những chức năng, cấu tạo, lợi ích nổi bật nào? Hãy cùng SimERP theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
POS là viết tắt của Point of sale nghĩa là điểm bán hàng, quầy bán hàng, điểm thanh toán, được sử dụng trong các cửa hàng, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại,… nếu có nhu cầu về thanh toán, quản lý bán hàng. Tùy vào quy mô và mục đích trong hoạt động kinh doanh, mỗi cửa hàng có thể có một hoặc nhiều POS và có nhiều loại hệ thống POS khác nhau.
Hệ thống POS là một hệ thống phần cứng và phần mềm cho phép bạn thực hiện giao dịch với khách hàng và chấp nhận nhiều hình thức thanh toán như tiền mặt, thẻ tín dụng và thanh toán di động.
Tùy vào quy mô, tính chất, mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hệ thống Point of sale với những tính năng mong muốn phù hợp. Dưới đây là những chức năng chính mà một hệ thống POS cung cấp bạn có thể tham khảo.
Hệ thống Point of sale cho phép bạn thực hiện mọi hoạt động cần thiết trong giao dịch với khách hàng như: tạo đơn hàng, chỉnh sửa đơn hàng, hủy đơn hàng, hỗ trợ thanh toán với nhiều hình thức, in hóa đơn, theo dõi đơn hàng,… Các máy POS có thể liên kết với nhau để cùng mang lại hiệu quả cho giao dịch như liên kết giữa máy POS bán hàng với máy POS quẹt thẻ. Ngoài ra, sau khi thực hiện xong giao dịch, thông tin được tạo ra sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp để tiện trong việc truy xuất, quản lý và phân tích.
Một hệ thống Point of sale hiện đại sẽ cung cấp chức năng giám sát và báo cáo kết quả bán hàng một cách chính xác. Việc nắm rõ báo cáo giao dịch được thực hiện hàng ngày, hàng giờ, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm sẽ giúp bạn kiểm soát quy trình kinh doanh và đo lường kết quả hoạt động kinh doanh vào những thời điểm khác nhau.
Ngoài ra, thông qua dữ liệu được phân tích, doanh nghiệp sẽ xác định được sự thay đổi hành vi và nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn khác nhau, nắm bắt phản ứng của khách hàng đối với những sản phẩm/dịch vụ mới và những điểm cần cải thiện để quy trình bán hàng diễn ra trơn tru hơn.
Module quản lý hàng tồn kho của hệ thống Point of sale cần cung cấp tính năng hiển thị và trách nhiệm giải trình ở cấp độ cửa hàng tại mọi thời điểm. Hệ thống cần cho phép hiển thị thông minh về dữ liệu hàng tồn kho, SKU và thông tin SKU về những chuyển động trong giao dịch như số lượng hàng ra, hàng vào, hàng hiện có trong kho cũng như đầu ra và đầu vào của hàng tồn kho.
Ngoài ra, hệ thống còn tích hợp các tính năng cho phép người được phân quyền kiểm soát, điều chỉnh kho (tăng, giảm) và nắm bắt lý do điều chỉnh kho.
Hệ thống Point of sale cung cấp module cho phép bạn trả hàng đa kênh, hỗ trợ hoàn tiền và thay thế bằng sản phẩm khác từ bất kỳ chi nhánh cửa hàng phù hợp nào. Vì thế, hệ thống sẽ cho phép bạn quản lý hoạt động trả hàng nhiều lần, nắm bắt lý do trả hàng và thông tin nhân viên thực hiện giao dịch.
Bạn muốn có thông tin về những khách hàng tiềm năng của mình để thực hiện những chiến dịch hiệu quả? Nhiều hệ thống POS hiện đại cho phép bạn lưu trữ thông tin khách hàng và lịch sử giao dịch một cách chính xác và dễ dàng quản lý.
Thông qua đó, bạn dễ dàng biết được khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ nào mà công ty cung cấp, từ đó có chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và cung cấp nhiều hoạt động quảng cáo, ưu đãi đặc biệt để tăng lòng trung thành giữ chân họ.
Hệ thống Point of sale cung cấp cho bạn tính năng quản lý nhân viên hiệu quả: bạn có thể thể quản lý thông tin, ca làm việc của nhân viên, những giao dịch được thực hiện bởi nhân viên đó và dễ dàng theo dõi năng suất trong hoạt động bán hàng.
Công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, hệ thống hỗ trợ quản lý chương trình khách hàng thân thiết và thẻ quà tặng ra đời đã giúp bạn giảm thiểu chi phí và rủi ro trong in ấn và phân phối thẻ khách hàng truyền thống.
Giờ đây, những thông tin về chương trình khách hàng, thẻ quà tặng hay báo cáo kết quả bán thẻ quà tặng đều sẽ được quản lý và theo dõi dễ dàng trên cùng một hệ thống Point of sale.
Một hệ thống Point of sale gồm 2 thành phần chính: thiết bị phần cứng và phần mềm. Ứng với mỗi thành phần sẽ gồm những hệ thống được sử dụng thông dụng dưới đây.
Phần mềm POS được cài trên máy tính hay còn gọi là POS truyền thống, là phần mềm lưu trữ dữ liệu và thông tin trên cơ sở dữ liệu cục bộ, nhất là trên ổ cứng máy tính. Bằng cách mua gói phần mềm và tiến hành cài đặt ngay trên máy tính, bạn hoàn toàn có thể truy cập dễ dàng khi sử dụng máy tính hay mang theo máy tính cá nhân của mình.
Phần mềm POS truyền thống có 3 ưu điểm chính như sau:
Bên cạnh những ưu điểm là những nhược điểm chính mà hệ thống POS còn tồn đọng:
Đây là hệ thống phần mềm tiên tiến, hiện đại, phát triển nở rộ trong những năm gần đây. Hệ thống này lưu trữ dữ liệu và thông tin trên một máy chủ trực tuyến từ xa và cho phép bạn truy cập dữ liệu của mình từ bất cứ lúc nào hay ở đâu. Những đặc tính nổi trội của phần mềm POS trên nền Web được thể hiện qua những ưu điểm dưới đây:
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời kể trên, phần mềm POS đám mây có những nhược điểm sau:
Các thiết bị phần cứng POS bao gồm những thành phần cơ bản sau:
Tùy vào quy mô, tình hình và mục đích hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn những loại thiết bị POS có chức năng phù hợp.
Trong thời đại công nghệ hóa phát triển, bên cạnh hỗ trợ thanh toán bằng tiền mặt, các cửa hàng còn trang bị thêm cho mình máy POS hỗ trợ thanh toán đa dạng, nhanh và tiện lợi hơn. Vậy thanh toán POS là gì?
Thanh toán POS là việc máy bán hàng cho phép thanh toán với đa dạng loại thẻ ngân hàng khác nhau bằng thao tác quẹt đơn giản vào thiết bị quẹt thẻ. Để sử dụng máy POS quẹt thẻ, bạn cần xin cấp trực tiếp từ ngân hàng. Khi khách hàng quẹt thẻ, số tiền tương ứng với hóa đơn sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của chủ sở hữu kinh doanh. Nhìn chung, máy POS quẹt thẻ mang lại những lợi ích sau:
Có 3 hình thức thanh toán qua máy POS quẹt thẻ như sau:
Máy POS bán hàng thường được nhìn thấy tại quầy thu ngân tại những cửa hàng, siêu thị, nhà hàng,… hỗ trợ việc bán hàng, in hóa đơn và tính tiền sản phẩm cho khách. Nhiều máy POS bán hàng còn tích hợp thêm phần mềm quản lý bán hàng – cung cấp những chức năng như quản lý doanh thu, quản lý kho và giao dịch với khách hàng.
Có 2 loại máy POS được sử dụng phổ biến hiện nay:
Lời kết: Hiểu rõ và không ngừng cập nhật thông tin về hệ thống Point of sale luôn là việc cần làm của bất kỳ ai nếu muốn giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian giao dịch và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Bắt kịp thời đại công nghệ là quan trọng nhưng không đồng nghĩa với thay đổi một cách thiếu chọn lọc. Qua bài viết trên, SimERP hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn được thiết bị, phần mềm POS phù hợp với tình trạng, quy mô và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.