Mọi cá nhân thuộc trường hợp quy định của pháp luật thì đều phải thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng do các cá nhân trực tiếp đi nộp mà sẽ được hoàn thành thông qua phương pháp khấu trừ thuế. Vậy khấu trừ thuế TNCN là gì? Và do chủ thể nào thực hiện? Để giải đáp các thắc mắc này, hãy cùng SimERP tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là hoạt động do các cá nhân hay các doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán tiền lương, thu nhập cho người lao động, tiến hành trừ tiền thuế TNCN tương ứng vào số lương của người lao động trước khi thực hiện thanh toán cho họ.
Đối tượng trong trường hợp khấu trừ thuế thu nhập cá nhân này sẽ được cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN, cụ thể những đối tượng được cấp bao gồm:
Lưu ý: Nếu không có yêu cầu thì doanh nghiệp quản lý sẽ không cấp.
Tuy nhiên, với một số trường hợp ngoại lệ như người không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp hoặc hợp đồng chỉ có thời hạn nhỏ hơn 3 tháng thì doanh nghiệp quản lý sẽ không được quyền cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cố định mà chỉ có thể cấp chứng từ riêng cho từng lần khấu trừ thuế.
Hoặc có thể doanh nghiệp quản lý sẽ cấp một chứng từ khấu trừ thuế TNCN có thời hạn sử dụng nhiều lần trong một kỳ tính thuế.
Còn đối với trường hợp cá nhân có hợp đồng lao động với thời hạn nhiều hơn 3 tháng thì doanh nghiệp quản lý sẽ phải cấp cho cá nhân một chứng từ cho một kỳ tính thuế.
Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý phải trả các khoản thu nhập chịu thuế cho các cá nhân không cư trú sẽ có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thu nhập.
Thu nhập từ tiền lương hoặc tiền công
Đối với các cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý sẽ thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, bao gồm cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba tháng trở lên tại nhiều nơi.
Đối với các cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên nhưng đã nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý sẽ trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Đối với các cá nhân là người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý sẽ trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc thực tế tại Việt Nam của người nộp thuế. Thời gian này được ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc để thực hiện việc tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với các cá nhân có thời gian làm việc từ 183 ngày tại Việt Nam trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với các cá nhân có thời gian làm việc dưới 183 ngày tại Việt Nam trong năm tính thuế).
Các doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý Quỹ hưu trí có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN đối với tiền tích lũy đã mua bảo hiểm không bắt buộc, tiền tích lũy đã đóng quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 6, Điều 7 Thông tư này.
Thu nhập từ hoạt động đại lý bảo hiểm, xổ số, bán hàng đa cấp
Các công ty xổ số, các doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân làm tại đại lý xổ số, bảo hiểm hoặc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp sẽ có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thu nhập cho cá nhân.
Thu nhập từ đầu tư vốn
Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý trả thu nhập từ đầu tư vốn có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thu nhập cho cá nhân trừ trường hợp cá nhân đã tự khai thuế.
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Mọi trường hợp chuyển nhượng chứng khoán sẽ đều phải khấu trừ thuế theo mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng trước khi được thanh toán cho người chuyển nhượng.
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú
Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý nhận chuyển nhượng vốn góp của các cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng vốn góp.
Thu nhập từ trúng thưởng
Tổ chức trả tiền thưởng sẽ có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thưởng cho các cá nhân trúng thưởng.
Thu nhập từ bản quyền hoặc hoạt động nhượng quyền thương mại
Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý trả thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại sẽ có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thu nhập. Số thuế khấu trừ sẽ được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng, theo từng hợp đồng chuyển nhượng nhân với mức thuế suất 5%. Đối với trường hợp hợp đồng có giá trị lớn và được thanh toán làm nhiều lần thì lần đầu thanh toán, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý trả thu nhập trừ 10 triệu đồng khỏi giá trị thanh toán. Phần còn lại phải nhân với mức thuế suất 5% để khấu trừ thuế. Các lần thanh toán sau sẽ phải khấu trừ thuế TNCN tính trên tổng số tiền thanh toán của từng lần.
Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho các cá nhân cư trú không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba tháng, có tổng mức thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động.
Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tại nguồn được quy định tại Điều 28, Nghị định 65/2013/NĐ-CP. Theo quy định này thì khấu trừ thuế TNCN tại nguồn là việc một tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp quản lý trả thu nhập thực hiện tính trừ số tiền phải nộp vào thu nhập thực tế của cá nhân nộp thuế trước khi trả thu nhập.
Thuế TNCN khấu trừ tại nguồn là một hình thức của các loại thuế thu nhập mà cơ quan quản lý thuế sẽ thu bằng cách khấu trừ trực tiếp vào khoản tiền mà người trả thu nhập trả cho người nhận thu nhập.
Trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN khi trả thu nhập cho các cá nhân tại doanh nghiệp đã được quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định 65/2013/NĐ-CP. Theo đó, người chủ doanh nghiệp khi chi trả tiền lương cho người lao động sẽ không trả luôn toàn bộ tiền lương được ghi trên hợp đồng lao động mà sẽ phải giữ lại một phần trong số lương đó để giao nộp cho cơ quan quản lý thuế. Đây chính là phần thuế lương phải nộp bởi vì người lao động đó có nguồn thu nhập từ lương. Và đối với trường hợp này, phần thuế lương đó sẽ tồn tại dưới hình thức thuế khấu trừ tại nguồn.
Việc áp dụng thuế khấu trừ thuế TNCN tại nguồn sẽ tạo nhiều thuận lợi cho công tác thu thuế cũng như góp phần quản lý việc nộp thuế một cách hiệu quả, giảm thiểu hành động trốn thuế của người chịu thuế TNCN. Đây chính là mục đích lớn nhất khi áp dụng khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tại nguồn.
Cá nhân trong nước mà có thu nhập ở nhiều nơi thì việc nộp thuế thu nhập và quyết toán thuế thu nhập sẽ được thực hiện như sau: Thuế thu nhập hàng tháng được khấu trừ trực tiếp tại từng nơi chi trả thu nhập, sau đó hết năm phải kê khai và quyết toán tại nơi làm việc cuối cùng của năm. Dựa vào phương pháp này mà công tác thu thuế sẽ được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn cho cơ quan quản lý thuế cũng như người có nghĩa vụ nộp thuế.
Ví dụ: Khi một đơn vị xuất bản trả nhuận bút cho tác giả sẽ không trả toàn bộ số tiền ghi trên hợp đồng, thay vào đó nhà xuất bản sẽ giữ lại một phần để nộp cho cơ quan quản lý thuế, đó chính là thuế nhuận bút mà tác giả phải đóng vì tác giả có thu nhập là tiền nhuận bút. Đây là một hình thức thuế TNCN khấu trừ tại nguồn.
Trong trường hợp cá nhân có các khoản thu nhập từ nhiều nguồn, tuy nhiên lại không áp dụng hình thức khấu trừ thuế TNCN tại nguồn thì cơ quan quản lý thuế sẽ rất khó để biết được liệu rằng cá nhân đó có thực hiện hành vi gian lận trong việc khai báo và nộp thuế hay không. Chính vì thế, hình thức áp dụng khấu trừ thuế TNCN tại nguồn là một cách vô cùng hiệu quả để hạn chế hành vi trốn thuế của người lao động.
Trong trường hợp cá nhân chưa đủ điều kiện để nộp thuế TNCN mà vẫn bị thu thuế thì cá nhân đó sẽ được hoàn thuế lại.
Khấu trừ thuế TNCN tại nguồn sẽ được áp dụng cho các trường hợp sau:
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN là giấy xác nhận của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quản lý trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của cá nhân nộp thuế trước khi trả thu nhập theo yêu cầu của người bị khấu trừ thuế.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
Những cá nhân có yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì doanh nghiệp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế.
Nếu cá nhân không yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không phải cấp chứng từ khấu trừ thuế.
Nếu cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì doanh nghiệp không cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
Ví dụ 1: Ông A ký hợp đồng lao động dài hạn từ tháng 4/2017 đến hết tháng 3/2018 với công ty B. Hàng tháng ông A phải nộp thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp quản lý đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của ông A. Nếu ông A thuộc đối tượng phải quyết toán trực tiếp với cơ quan quản lý thuế và có yêu cầu doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế thì:
Ví dụ 2: Ông C ký hợp đồng lao động dài hạn từ tháng 4/2017 đến hết tháng 3/2018 với công ty D. Hàng tháng ông C phải nộp thuế TNCN, doanh nghiệp quản lý đã khấu trừ thuế TNCN của ông C.
Nếu ông C ủy quyền cho doanh nghiệp quản lý quyết toán thuế TNCN thì doanh nghiệp sẽ không phải cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
Nếu ông C tự quyết toán thuế TNCN nhưng không yêu cầu doanh nghiệp quản lý cấp chứng từ khấu trừ thuế thì doanh nghiệp không phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho ông C.
Điểm i, khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định người lao động ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng và có tổng mức thu nhập hàng tháng từ 2.000.000 đồng trở lên thì phải khấu trừ thuế 10% trên thu nhập.
Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo mức khấu trừ 10% nêu trên, nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân đó sẽ làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN (theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) và gửi tổ chức, cá nhân trả thu nhập để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.
Các khoản giảm trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ hoạt động kinh doanh bao gồm: giảm trừ đóng bảo hiểm; giảm trừ gia cảnh; quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp nhân đạo, từ thiện, khuyến học theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Trong bài viết này, SimERP sẽ cùng bạn tìm hiểu mức giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật, cụ thể với trường hợp giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc.
Với trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ hoạt động kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh và từ tiền lương hoặc tiền công.
Mức giảm trừ gia cảnh được quy định cụ thể như sau:
Người chịu thuế sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người chịu thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
Khi người chịu thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan quản lý thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ trong năm kể từ khi thực hiện đăng ký.
Đối với trường hợp người chịu thuế chưa thực hiện tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì sẽ được tính giảm trừ cho người phụ thuộc bắt đầu từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người chịu thuế thực hiện quyết toán thuế, đồng thời có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Mỗi người phụ thuộc sẽ chỉ được tính giảm trừ gia cảnh một lần vào một người chịu thuế trong năm tính thuế. Trong trường hợp nhiều người chịu thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người chịu thuế sẽ tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ vào một người nộp thuế.
Lời kết
Sau khi đã tìm hiểu các thông tin cơ bản về hình thức khấu trừ thuế TNCN, hy vọng rằng các bạn đã hiểu hơn về vấn đề này cũng như đã có cái nhìn tổng quan nhất về nó. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc liên quan đến bài viết, hãy để lại câu hỏi dưới bài viết này để có được lời giải đáp sớm nhất từ SimERP nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo của SimERP!