Hạch toán công cụ dụng cụ

Hạch toán công cụ dụng cụ được coi là một trong những phần quan trọng để tích lũy cũng như tăng doanh thu của doanh nghiệp. Vậy, cần làm gì để hạch toán công cụ dụng cụ; hạch toán mua CCDC và hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ? Hãy cùng SimERP tìm hiểu ở bài dưới đây!

Hạch toán công cụ dụng cụ theo thông tư 200

Hạch toán công cụ dụng cụ theo thông tư 200, tài khoản 153 do Bộ Tài chính ban hành, dùng để phản ánh trị giá hiện tại có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp. Vì công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo như quy định đối với tài sản cố định nên chúng được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu. Nội dung của phần này được Bộ Tài chính quy định rõ ràng, cụ thể, và có những nguyên tắc riêng.

Cách hạch toán công cụ dụng cụ

Cách hạch toán công cụ dụng cụ

Hạch toán báo hỏng công cụ dụng cụ

Khi kiểm kê phát hiện công cụ, dụng cụ thừa, thiếu, mất hoặc hư hỏng, kế toán phải căn cứ vào nguyên nhân hoặc quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để giải quyết như sau:

Nếu thừa hoặc thiếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.

Trường hợp phát hiện thiếu nhưng khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân và người phạm lỗi, ghi:

  • Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý).
  • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

Khi có quyết định xử lý: Nếu người làm mất, hỏng phải bồi thường, ghi:

  • Nợ TK 111 – Tiền mặt.
  • Nợ TK 334 – Phải trả người lao động.
  • Nợ TK 138 – Phải thu khách (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi).
  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần thiếu hụt, mất, hư hỏng công cụ, dụng cụ còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán).
  • Có TK 138 – Phải thu khác (1381).

Trường hợp phát hiện thừa chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý, ghi:

  • Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
  • Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).

Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:

  • Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).
  • Có các TK liên quan.

Hạch toán mua CCDC(công cụ, dụng cụ)

Hạch toán mua CCDC(công cụ, dụng cụ)

Thời điểm chưa tính thuế GTGT

  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Số thuế GTGT đầu vào) (1331).
  • Có các TK 111, 112, 141, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).

 – Đối với công cụ, dụng cụ mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc phục vụ cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án, ghi:

  • Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (Tổng giá thanh toán).
  • Có các TK 111, 112, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).

Trường hợp công cụ, dụng cụ mua về đã nhập kho được hưởng chiết khấu thương mại, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112, 331,. . .
  • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (Số chiết khấu thương mại được hưởng)
  • Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).

Công cụ, dụng cụ mua về được người bán giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng, khoản được giảm giá, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112; hoặc
  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán.
  • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
  • Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có).

Hạch toán mua công cụ dụng cụ không qua kho

  • Nợ TK 242 (TT200): Giá trị công cụ, dụng cụ (CCDC phân bổ nhiều lần)
  • Nợ TK 623, 627, 641, 642: Giá trị công cụ, dụng cụ (CCDC phân bổ 1 lần và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh)
  • Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán

Hạch toán phân bổ

Nếu giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển hoặc đồ dùng cho thuê liên quan đến một kỳ kế toán được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh một lần, ghi:

  • Nợ các TK 623, 627, 641, 642.
  • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1531, 1532).

Nếu giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến nhiều kỳ kế toán được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:

+ Khi xuất công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê, ghi:

  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước.
  • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

+Khi phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh cho từng kỳ kế toán, ghi:

  • Nợ các TK 623, 627, 641,642,…
  • Có TK 242 – Chi phí trả trước.

– Ghi nhận doanh thu về cho thuê công cụ, dụng cụ, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112, 131,…
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113).
  • Có TK 3331 – Thuế  GTGT phải nộp (33311).

– Nhận lại công cụ, dụng cụ cho thuê, ghi:

  • Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1533).     
  • Có TK 242 – Chi phí trả trước (giá trị còn lại chưa tính vào chi phí).

Như vậy, có nhiều cách để hạch toán công cụ dụng cụ cũng như hạch toán các vấn đề khác, chúng ta có thể thông qua cách thủ công, hoặc hơn cả, SimERP là một giải pháp tối ưu để bạn lựa chọn.

Related Post

Leave a Comment

Đáng quan tâm

Bài viết mới