Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến cụm từ customer acquisition và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng rồi đúng không? Vậy, customer acquisition là gì? Nó được ứng dụng và đo lường trong thực tiễn như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Customer acquisition dịch ra tiếng Việt có nghĩa là sở hữu khách hàng. Đó là quá trình để doanh nghiệp thu hút, marketing và kêu gọi mọi người mua các sản phẩm từ doanh nghiệp của mình nhằm đạt được nhiều mục tiêu như:
Mục tiêu của hầu hết đa số doanh nghiệp chính là lợi nhuận. Customer acquisition càng cao, lượng tiền mà doanh nghiệp có thể kiếm được càng lớn, và doanh nghiệp có thể duy trì lâu hơn trên một nền kinh tế đầy sự cạnh tranh này.
Càng thu hút được nhiều người, số lượng hàng hoá, sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra càng lớn và đáng kể. Giúp doanh nghiệp có thể ngày càng phát triển hơn nữa. Đặc biệt, số lượng sản phẩm bán ra lớn chứng tỏ bạn đã có một chỗ đứng, vị trí quan trọng trong nền kinh tế so với các đối thủ trong và ngoài ngành.
Ngoài việc giữ chân khách hàng, các doanh nghiệp luôn cần tìm cho mình những hướng đi mới, những người khách hàng mới. Bởi bạn sẽ không thể chắc chắn rằng: Liệu khách hàng cũ, khách hàng thân thiết sẽ ở lại lâu dài với mình hay không? Do đó, bạn cần thâm nhập thị trường sâu hơn, tự tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu làm cho thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng lan tỏa hơn nữa.
>> Xem thêm: Customer acquisition cost là gì? Cách tính toán và tối ưu chi phí
Chúng tôi thực sự khuyến khích việc bạn sở hữu riêng một kênh blog cho riêng doanh nghiệp của mình, nơi bạn thật sự được bay nhảy với tất cả chủ đề có liên quan trực tiếp đến sản phẩm mà bạn đang kinh doanh hoặc tác động gián tiếp tới việc thu hút khách hàng mới.
Các bài blog giúp chúng ta thu hút khách hàng mới quan tâm đến doanh nghiệp hơn thông qua chính nội dung mà họ đang tìm kiếm và mong muốn có được. Ví dụ, nhiều nhà dịch vụ du lịch đã lập một blog cho riêng mình và viết những blog có nội dung về những cuộc trải nghiệm, địa điểm mà họ đã từng đi qua, mô tả chuyến đi ý nghĩa như thế nào, nhằm thu hút khách hàng chú ý đến dịch vụ mà họ cung cấp.
Để có một kênh blog hiệu quả, bạn cần chú ý đến một số điều sau:
Tuy là kênh blog của riêng doanh nghiệp và có quyền lựa chọn chủ đề, tuy nhiên, chủ đề nên được gắn liền với thương hiệu, sản phẩm, logo hay nhiều phần khác nữa. Có như vậy, khách hàng mới hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn và sẵn sàng đón nhận những thứ mới mẻ nhé.
Không những nội dung mà hình thức cũng rất quan trọng trong việc xây dựng blog. Việc thiết kế một kênh blog dễ nhìn, dễ tìm kiếm, màu sắc phù hợp với nội dung sẽ làm cho người đọc hứng thú với bài viết của bạn hơn đấy.
Để kênh blog của bạn được nhiều người biết tới và dễ dàng tìm kiếm, bạn nên dẫn link kênh blog ở nhiều nơi khác nhau ví dụ như website hay mạng xã hội instagram hay facebook. Việc link kênh blog xuất hiện ở nhiều nơi sẽ giúp bạn tăng lượt truy cập đáng kể đấy.
Bên cạnh trang blog hay triển khai các bài viết trên mạng xã hội, doanh nghiệp cũng cần có sự đầu tư và sở hữu các những nội dung độc đáo, kiến thức ngành chuyên sâu cho các trang ebook, guides,… nhằm mang lại nhiều giá trị hơn cho người đọc. Ngược lại, người đọc cần trao đổi thông tin cá nhân như email hay số điện thoại, địa chỉ,….Những gì mà khách hàng cung cấp cho doanh nghiệp để tiếp cận bài viết thật sự rất quan trọng và thậm chí là giúp doanh nghiệp sở hữu được nhiều khách hàng tiềm năng. Để đầu tư một cách hiệu quả, bạn cần chú ý đến những điều sau:
Nội dung của bài viết phải thật sự sâu sắc và thu hút được người đọc cũng như mang lại cho họ những giá trị nhất định. Bên cạnh đó, nội dung cần có sự liên kết chặt chẽ với thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp nhằm giới thiệu chúng đến khách hàng một cách tốt hơn.
Hãy cố gắng trình bày các bài viết theo một hình thức rõ ràng, đơn giản và thống nhất, tránh trình bày theo nhiều hình thức khác nhau làm người đọc cảm thấy khó khăn và tốn thời gian nhé.
Kênh video là một kênh khá phức tạp trong những kênh marketing được chúng tôi liệt kê. Bởi vì để tạo ra các video và đăng tải lên các trang phương tiện truyền thông thì không phải là một điều dễ dàng. Doanh nghiệp cần thời gian để tìm nội dung, thiết bị để quay, địa điểm cũng như phần mềm để chỉnh sửa. Không những vậy, việc quay video thật sự rất tốn chi phí cho diễn viên, dụng cụ,…. Vậy, bạn cần chú ý những vấn đề cơ bản nào để tạo ra một kênh video có chất lượng và hiệu quả?
Cũng giống như các kênh trên, nội dung, chủ đề mà video được sản xuất cần phù hợp và có thể truyền tải những thông điệp gắn liền với thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Có như vậy thì doanh nghiệp mới dễ dàng thu hút khách hàng và phát triển được công việc kinh doanh.
Nội dung luôn đi cùng với hình thức trình bày và chúng bổ sung, trợ giúp lẫn nhau. Do vậy, bạn cũng cần chú ý đến hình thức của video sao cho phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu, logic và dễ hiệu. Ví dụ, doanh nghiệp của bạn kinh doanh các loại sản phẩm dành cho phụ nữ, hãy lựa chọn màu sắc nhẹ nhàng, cuốn hút. Ngược lại, nếu kinh doanh các sản phẩm về đàn ông, hãy sử dụng màu sắc mạnh mẽ, nam tính nhé.
Đây cũng là một kênh được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trong quá trình customer acquisition bởi vì nó có thể đẩy mạnh độ phủ của thương hiệu. Truyền thông xã hội có nghĩa là bạn mang sản phẩm, giới thiệu thương hiệu của bạn ra cộng đồng bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ như: phát tờ rơi, quảng cáo trên youtube, radio, tivi hay là các tấm poster được treo ở những nơi phổ biến, dễ nhìn. Để có thể làm công tác truyền thông xã hội tốt, doanh nghiệp cần quan tâm đến một số mặt sau:
Doanh nghiệp có thể truyền thông xã hội qua youtube, mạng xã hội hoặc cũng có thể là quảng cáo ở trên truyền hình. Để chọn hình thức truyền thông phù hợp, bạn nên xem xét và so sánh đặc điểm của mỗi kênh xã hội khác nhau và lựa chọn cái mà bạn thấy hiệu quả nhất.
Thời gian để đăng bài cũng cần được chú ý bởi nếu post bài vào khoảng thời gian học sinh đi học, phụ huynh đi làm, mọi người đang bận rộn với công việc của họ thì lượt xem là không đáng kể. Người làm công tác truyền thông xã hội cần tham khảo về khung giờ phù hợp cho các mặt hàng để đăng bài.
Có lẽ, ngày nay, google là nơi mà con người lựa chọn để tra thông tin nhằm làm rõ những gì mà họ còn thắc mắc. Vì vậy, tại sao doanh nghiệp không tận dụng công cụ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trong quá trình customer acquisition.
Tận dụng được hình thức này, bài viết của bạn sẽ có cơ hội được xuất hiện trong top khi mọi người tra cứu những thông tin có liên quan đến bài viết của bạn. Do vậy, bạn nên bổ sung cho mình những kiến thức về SEO để tối ưu bài viết cũng như lan tỏa sản phẩm của doanh nghiệp xa hơn nhé.
Chắc hẳn là bạn không còn cảm thấy xa lạ với hoạt động marketing qua email nếu là một phần của doanh nghiệp kinh doanh. Đây là công cụ hiệu quả để bạn có thể giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của mình đến khách hàng. Công việc này cũng cần nhân viên chăm sóc khách hàng tốn nhiều thời gian bởi phải trải qua nhiều bước:
Để có thể giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, bạn cần thu thập thông tin khách hàng như họ tên, số điện thoại và địa chỉ email nhằm xem xét đối tượng phù hợp và quảng cáo sản phẩm.
Nội dung email cần nghiêm túc, thể hiện thái độ tôn trọng, ngắn gọn, sung tích, đi vào trọng tâm nhằm tiết kiệm thời gian cho người nhận thư.
Trên đây là các kênh marketing chuyển đổi, vậy, cần làm gì để đo lường được tính hiệu quả của những kênh marketing này? Câu trả lời là chúng ta cần biết đến khái niệm và cách tính tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng (conversion rate) chính là số phần trăm được tính bằng số lượng khách hàng chuyển đổi chia cho tổng số khách hàng đã truy cập. Ví dụ như một website có khoảng 250 khách hàng truy cập trong một tuần và 50 sản phẩm được bán ra, thì khi đó, conversion rate sẽ là 50/250=20%.
Sự chuyển đổi này có thể là bất kì hành động nào mà bạn muốn người truy cập thực hiện, bao gồm bất cứ điều gì kể từ khi nhấp chuột vào nút để mua hàng và trở thành khách hàng.
Đo lường được tỷ lệ chuyển đổi khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra được tính hiệu quả của các kênh trong quá trình customer acquisition và biết cách để thay đổi nếu chúng chưa mang lại kết quả thực sự tốt.
Kết luận
Trên đây, chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn những kiến thức về customer acquisition cũng như những thông tin có liên quan. Hy vọng rằng, doanh nghiệp của bạn có thể cải thiện đáng kể nhiều vấn đề sau khi đọc bài viết này nhé.