Xuất phát từ nhu cầu đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn tiếp tục hoạt động vào các ngày lễ tết. Điều này không chỉ có lợi cho phía doanh nghiệp, mà còn là một cách để người lao động tranh thủ tăng thêm thu nhập so với ngày thường. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để tính lương làm việc dịp lễ tết cho nhân viên một cách hiệu quả, rõ ràng và tuân thủ đúng quy định pháp luật? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về quy trình tính lương theo thời gian làm việc và hướng dẫn cách tính lương ngày làm ngày lễ một cách đầy đủ, chi tiết cho doanh nghiệp.
Mục lục
Tính lương là một công việc của bộ phận hành chính – nhân sự nhằm thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí lao động của nhân viên theo định kỳ. Quy trình tính lương bắt đầu từ việc theo dõi chấm công hằng ngày (thời gian làm việc bắt buộc, làm việc ngoài giờ, làm việc ngày lễ tết), tổng hợp, đánh giá chuyên cần và hiệu suất làm việc, đến khi hệ thống kế toán ghi nhận các khoản chi phí thanh toán lương cho người lao động.
Tùy vào quy định của mỗi công ty, đặc thù của lĩnh vực hoạt động hoặc tính chất công việc, quy trình tính lương có thể diễn ra theo nhiều quy chuẩn khác nhau giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để được đánh giá là một quy trình tính lương có hiệu quả, nghiệp vụ tính lương của bộ phận hành chính – nhân sự tại mỗi công ty đều cần đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản sau đây:
Thời gian làm việc là một trong những căn cứ quan trọng nhất để xác định tiền lương cần thanh toán cho nhân viên. Xét trên yếu tố này, có 03 trường hợp tính lương theo thời gian làm việc như sau:
Là cách tính lương căn cứ trên thời gian làm việc bắt buộc theo quy định về mức lương trong Hợp đồng lao động. Thông thường, doanh nghiệp sẽ tính lương nhân viên định kỳ theo tháng, theo ngày hoặc theo giờ, ngoài ra một số trường hợp có thể tính lương theo tuần. Cụ thể:
Theo quy định khoản 1 Điều 107 Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), thời gian làm thêm giờ được định nghĩa là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường theo nội quy của công ty, thỏa thuận trong Hợp đồng lao động và quy định pháp luật.
Để sử dụng lao động ngoài giờ, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau:
Khi nhân viên làm thêm giờ, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả lương làm việc ngoài giờ theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019, số tiền lương làm thêm giờ sẽ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc nhân viên đang làm. Trong đó, các công thức tính lương làm ngoài giờ được quy định cụ thể tại Điều 55 và Điều 57 Nghị định 145/2020, bao gồm các trường hợp:
Cụ thể, tiền lương làm ngoài giờ và ngày nghỉ lễ sẽ được tính với công thức dưới đây:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương cơ bản Mức lương làm thêm giờ Số giờ làm thêm.
Trong đó: Tiền lương cơ bản = Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường
Tiền lương làm thêm giờ = [Tiền lương cơ bản Mức lương làm thêm giờ + Tiền lương cơ bản Mức ít nhất 30% + 20% Tiền lương ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ có hưởng lương] Số giờ làm thêm vào ban đêm
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, hằng năm, người lao động sẽ được nghỉ làm việc vào các dịp lễ sau:
Trong đó, ngày nghỉ của một số dịp lễ, tết (ví dụ: Tết Nguyên đán) sẽ được điều chỉnh phụ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi năm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý đến những thay đổi về quy định nghỉ lễ hằng năm để đảm bảo quyền lợi của nhân viên cũng như điều chỉnh cách tính lương ngày lễ sao cho hợp lý, chính xác.
Theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ làm việc vào ngày lễ, tết và hưởng nguyên lương như ngày làm việc bình thường. Trong trường hợp người lao động đồng ý làm thêm vào ngày nghỉ lễ (ví dụ, ngày Giải phóng miền Nam 30/4), cách tính lương ngày lễ 30/4 sẽ được tính theo quy định tại Điều 55 và Điều 57 Nghị định 145/2020. Theo cách tính lương ngày lễ này, người lao động sẽ được hưởng mức lương tối thiểu bằng 300% so với ngày làm việc bình thường.
Theo quy định của Bộ luật lao động, ngày Quốc khánh 2/9 là một ngày quốc lễ. Do đó, cách tính lương ngày lễ 2/9 sẽ áp dụng công thức như sau:
Tiền lương làm ngày lễ = Tiền lương làm thêm ngày lễ + Tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường.
Ví dụ, chị A có mức lương thực trả của ngày làm việc bình thường là 200.000 đồng/ngày (tương đương 25.000/giờ). Vì dự án cần được hoàn thành gấp vào ngày 3/9 nên chị A được công ty yêu cầu làm việc bình thường vào ngày 2/9. Theo quy định trên, tiền lương làm ngày 2/9 của chị A sẽ được tính như sau:
Tiền lương làm ngày lễ = 200.000 300% + 200.000 = 800.000 (đồng)
Tổng kết
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu một cách đầy đủ về cách tính lương ngày lễ và các quy định làm thêm giờ liên quan. Để được giải đáp thắc mắc hoặc nhận tư vấn về giải pháp phần mềm tính lương chính xác, hiệu quả cho doanh nghiệp, đừng quên để lại bình luận dưới bài viết này hoặc liên hệ ngay với SimERP tại đây nhé!