Lập các loại báo cáo thuế là một trong những nghiệp vụ mà nhân viên kế toán của bất kỳ một đơn vị nào cũng phải thực hiện định kỳ thường xuyên. Vì vậy, những câu hỏi như: “Các loại báo cáo thuế là gì?”, “Cách làm các loại báo cáo thuế như thế nào?” và “Thời hạn nộp cho cơ quan Nhà nước theo quy định ra sao?”, luôn chiếm được nhiều sự quan tâm từ những người làm kế toán. Hãy cùng SimERP đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Báo cáo thuế là hoạt động kê khai các loại hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào được phát sinh trong quá trình mua hàng hay sử dụng dịch vụ và các hóa đơn bán hàng do chính đơn vị phát hành là thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Báo cáo thuế được coi là cầu nối để cơ quan quản lý thuế nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Do đó, việc nắm chính xác quy định của pháp luật về các loại báo cáo thuế như: Các loại tờ khai thuế doanh nghiệp cần phải nộp, thời hạn nộp tờ khai thuế và thời gian nộp tiền thuế của doanh nghiệp khi có phát sinh là vấn đề vô cùng cần thiết.
Vậy, khi lập và nộp các loại báo cáo thuế cần quan tâm đến những điều gì? Báo cáo thuế bao gồm các vấn đề sau:
– Các loại tờ khai phải nộp định kỳ theo tháng hay quý :
– Thời hạn nộp các loại báo cáo thuế.
– Tiền thuế phát sinh (nếu có).
Hạn nộp các loại báo cáo thuế gồm tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN, thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là:
Tờ khai thuế GTGT là báo cáo thuế GTGT mà mọi doanh nghiệp đều có nghĩa vụ hoàn thành để nộp lên cơ quan thuế theo tháng hoặc quý.
Trước tiên, khi tiến hành lập báo cáo thuế GTGT, doanh nghiệp sẽ cần phải chuẩn bị và xác định rõ các điều sau:
– Tờ khai thuế. Việc sử dụng loại tờ khai thuế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp khai thuế mà doanh nghiệp đang áp dụng: Phương pháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ. Cụ thể:
– Hình thức khai thuế doanh nghiệp sử dụng: Khai thuế theo tháng hay theo quý.
Hình thức kê khai thuế GTGT theo quý được áp dụng cho những trường hợp sau:
Hình thức kê khai thuế GTGT theo tháng được áp dụng cho các doanh nghiệp đã hoạt động khoảng một năm trở lên, có tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm trước liền kề lớn hơn 50 tỷ đồng.
Đối với vấn đề lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT:
– Các doanh nghiệp có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng nếu muốn vẫn có thể đăng ký với cơ quan thuế để được kê khai theo phương pháp này.
– Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ sẽ kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp, trừ những doanh nghiệp đã đăng ký tự nguyên theo phương pháp khấu trừ.
– Thuế TNCN là một khoản thuế trực thu từ các cá nhân có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách Nhà nước sau khi đã tính toán các khoản được giảm trừ.
– Các xác định kê khai thuế TNCN theo tháng hay theo quý:
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp không phát sinh thuế TNCN tạm tính theo tháng hay theo quý thì vẫn phải thực hiện kê khai.
– Thời hạn nộp báo cáo thuế TNCN:
Thuế môn bài hay còn được gọi là lệ phí môn bài là sắc thuế trực thu và được xem là khoản thuế mà các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức… phải nộp khi đăng ký hoạt động kinh doanh.
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh và nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế, kế toán doanh nghiệp cần phải liên hệ với cơ quan thuế trực thuộc để tiến hành các thủ tục liên quan đến thuế, trong đó có kê khai thuế môn bài.
Thông thường, thời hạn kê khai và nộp thuế môn bài muộn nhất cho các đơn vị kinh doanh sẽ là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với trường hợp doanh nghiệp chưa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn cuối cùng sẽ là 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập trong khoảng 6 tháng đầu năm thì vẫn phải nộp thuế môn bài cả năm; nếu thành lập 6 tháng cuối năm (kể từ 01/07) thì sẽ chỉ phải nộp thuế môn bài nửa năm mà thôi.
Khi kê khai thuế môn bài, kế toán doanh nghiệp sẽ phải hoàn thành tờ kê khai theo mẫu số 01/MBAI, được ban hành theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, rồi sau đó nộp lên cơ quan thuế.
Quy định về mức nộp thuế môn bài được áp dụng theo Nghị định số 139/2016/NĐ-CP được ban hành bởi Chính phủ vào ngày 4/10/2016.
Hộ kinh doanh cá thể phải đóng những loại thuế nào? Đây là câu hỏi mà SimERP thường xuyên nhận được.
Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế chính sau: Lệ phí môn bài nộp theo mức thu nhập tháng; thuế TNCN và thuế GTGT. Các loại thuế này được tính toán căn cứ vào doanh thu hàng năm của hộ kinh doanh.
Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh các loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
Lệ phí môn bài
Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2017, mức lệ phí môn bài đối với cá nhân và hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa trên mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó
Thuế GTGT và thuế TNCN
– Với trường hợp cá nhân nộp thuế khoán, nhưng kinh doanh không trọn một năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì sẽ không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN (áp dụng với mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống). Hoạt động kinh doanh diễn ra trên thực tế là bao nhiêu tháng/năm thì sẽ tính thuế từng ấy tháng.
– Với trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đồng thời được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, tuy nhiên kinh doanh không trọn một năm, thì cá nhân sẽ được giảm số thuế tương ứng với số tháng tạm ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
Ví dụ: Anh B đã được cơ quan thuế cơ sở thông báo mức thuế khoán phải nộp trong năm 2020. Nhưng đến tháng 9 năm 2020, anh B nghỉ kinh doanh thì sẽ được giảm thuế khoán tương ứng với 4 tháng cuối năm 2020.
– Với trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm, hộ gia đình thì mức tính thuế GTGT và TNCN sẽ được tính cho một người đại diện duy nhất. Nếu nhóm/hộ kinh doanh này có mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống thì sẽ không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Ví dụ: Hộ gia đình C được thành lập bởi 3 cá nhân. Năm 2020 hộ gia đình C kinh doanh và đạt mức doanh thu là 400 triệu đồng (>300 triệu) thì hộ gia đình C thuộc diện phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN trên tổng doanh thu 400 triệu đồng.
Mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị lại có những đặc thù và hoạt động kinh doanh khác nhau, chính vì thế mà ít nhiều sẽ có sự khác biệt trong việc thực hiện báo cáo thuế.
Theo đó, trong báo cáo thuế hợp tác xã, bên cạnh việc kê khai 3 loại thuế cơ bản là thuế GTGT, thuế TNCN và thuế thu nhập doanh nghiệp của những người làm việc ở hợp tác xã thì còn cần có một loại thuế nữa đó là thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
Tùy vào tình hình hoạt động kinh doanh thực tế tại hợp tác xã mà sẽ có các quy định và yêu cầu thêm về một số loại thuế như thuế nhập khẩu – xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường…Hợp tác xã khi thành lập thì cần tìm hiểu kỹ càng, chi tiết các thông tin về nghĩa vụ thuế của mình để đảm bảo luôn tuân thủ đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Báo cáo thuế tháng gồm những gì?
Báo cáo thuế quý 1 gồm những gì?
Thuế GTGT là loại thuế gián thu, dựa vào khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa hoặc dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Theo quy định của pháp luật, thuế GTGT sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo ở mức độ tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.
Khi tiến hành lập báo cáo thuế GTGT, cần xác định doanh nghiệp của bạn chọn kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý, kê khai theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp để có thể chọn được mẫu tờ khai chính xác và phù hợp.
Với hình thức kê khai thuế GTGT, theo quy định pháp luật hiện hành thì những doanh nghiệp mới được thành lập sẽ phải kê khai thuế GTGT theo quý. Các doanh nghiệp đang hoạt động có mức doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống sẽ tiến hành kê khai thuế theo quý. Ngoài ra, tất cả các doanh nghiệp còn lại sẽ kê khai theo tháng.
Tương tự với báo cáo thuế GTGT, khi lập báo cáo thuế TNCN, bạn cần phải xác định xem doanh nghiệp của mình thuộc đối tượng kê khai thuế theo tháng hay theo quý.
Thông thường, các doanh nghiệp lựa chọn kê khai thuế GTGT theo hình thức nào (tháng hay quý) thì sẽ áp dụng kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo hình thức đó.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có phát sinh số thuế TNCN phải nộp trên 50 triệu đồng thì sẽ phải kê khai theo tháng; các doanh nghiệp có phát sinh số thuế TNCN phải nộp dưới 50 triệu đồng thì sẽ kê khai theo quý.
Với thuế TNCN, doanh nghiệp cần phải nộp tờ khai TNCN theo Mẫu 05/KK-TNCN.
Lưu ý rằng, với trường hợp doanh nghiệp không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ nhân viên nào thì hoàn toàn không cần nộp tờ khai này.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì hàng quý, nhân viên kế toán sẽ căn cứ vào hóa đơn, chứng từ và sổ sách để tạm tính số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
Với trường hợp trong quý có phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ phải tiến hành nộp tiền thuế muộn nhất là vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo. Trường hợp không có phát sinh thì sẽ không cần phải nộp.
Ngoài ra, riêng với loại thuế này thì doanh nghiệp sẽ không phải nộp theo bất cứ loại tờ khai nào cả.
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sẽ phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Khi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý, doanh nghiệp sẽ phải kê khai theo Mẫu BC26-AC.
Các lưu ý khi lập báo cáo tình hinh sử dụng hóa đơn:
Khi thực hiện báo cáo thuế theo tháng và theo quý cần phải lưu ý các vấn đề sau:
Để doanh nghiệp thuận tiện theo dõi cũng như thực hiện đầy đủ việc kê khai thuế cuối năm, SimERP đã tổng hợp danh sách các báo cáo thuế phải nộp dưới đây.
Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính phải nộp theo quý. Đến cuối năm, doanh nghiệp cần phải tiến hành phải tổng hợp lại. Thời hạn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cả năm chậm nhất là vào ngày 30 của tháng đầu tiên năm sau. Cụ thể với năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp phải nộp chậm nhất vào ngày 30/1/2021.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2020 muộn nhất là vào ngày 30/3/2021. Nếu doanh nghiệp nộp muộn hoặc không nộp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật: từ cảnh cáo đến phạt tiền.
Để quyết toán thuế năm, doanh nghiệp phải chuẩn bị các loại giấy tờ bao gồm:
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là vào ngày thứ 90, tính từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Chẳng hạn, hồ sơ quyết toán thuế năm 2020 thì hạn nộp chậm nhất là vào ngày 30/3/2021.
Trong kỳ, nếu doanh nghiệp không phát sinh chi phí, doanh thu, tức là không có hóa đơn đầu ra, đầu vào thì doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT. Doanh nghiệp sẽ xuất tờ khai trắng để nộp.
Doanh nghiệp sẽ không phải nộp báo cáo thuế quý tạm tính dù doanh nghiệp có phát sinh doanh thu, chi phí hay không. Doanh nghiệp chỉ phải tạm tính tiền thuế phát sinh trong quý (nếu có) và nộp cho cơ quan thuế cơ sở.
Nếu trong kỳ, doanh nghiệp trả thu nhập cho người lao động và có phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì doanh nghiệp phải kê khai và nộp tờ khai thuế TNCN theo tháng, quý. Nếu trong kỳ, doanh nghiệp trả thu nhập cho người lao động tuy nhiên không phát sinh khấu trừ thuế thì doanh nghiệp sẽ không phải kê khai thuế TNCN.
Doanh nghiệp vẫn sẽ phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm dù có phát sinh các khoản doanh thu hay không.
+ Nếu cá nhân, tổ chức có phát sinh trả thu nhập trong năm thì doanh nghiệp sẽ phải nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN.
+ Nếu cá nhân, tổ chức không phát sinh trả thu nhập thì sẽ không phải kê khai quyết toán thuế TNCN. Doanh nghiệp sẽ nộp tờ khai trắng.
Lời kết
Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến các loại báo cáo thuế. Bên cạnh việc nắm vững các kiến thức, người thực hiện báo cáo cần phải có nghiệp vụ chuyên môn cũng như kỹ năng xử lý tốt và khả năng chịu áp lực công việc cao. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các loại báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, hãy để lại câu hỏi dưới bài viết này để được SimERP giải đáp nhanh chóng nhé!