Hiện nay, ngành dịch vụ tài chính đang trải qua quá trình chuyển đổi liên tục, các công ty khởi nghiệp fintech đã “lên ngôi” trở thành “đầu tàu” dẫn dắt ngành này. Các công ty fintech không ngừng tìm ra các hướng đi mới với tiêu chí lấy khách hàng làm trung tâm. Khiến các doanh nghiệp tài chính truyền thống phải vật lộn để theo kịp. Theo báo cáo mới từ Altimeter (công ty dự báo kinh tế), có tới 68% các công ty truyền thống báo cáo rằng họ chỉ đang ở giai đoạn đầu của việc chuyển đổi số ngành tài chính. Vì thế, các công ty càng sớm tham gia và tăng tốc chuyển đổi số, thì doanh thu và thị phần mà họ có thể giành lại từ những công ty khởi nghiệp fintech càng nhiều.
Mục lục
Vào năm 2019, KPMG báo cáo rằng khoản đầu tư dành cho các công ty khởi nghiệp fintech đạt 135 tỷ đô la. Các công ty này đang phát triển mạnh cả về quy mô và doanh thu. Theo CB Insights, có tới 68 công ty trong số đó đạt tới trạng thái “kỳ lân” với định giá ít nhất 1 tỷ đô la. Các công ty này bao gồm ngân hàng tiêu dùng, giải pháp thanh toán, công nghệ bảo hiểm và giao dịch. Và đặc biệt, các công ty khởi nghiệp fintech đều mang tính đột phá, lấy khách hàng làm trung tâm và kỹ thuật số là cốt lõi.
Điển hình như Chime, một công ty khởi nghiệp neobank, chuyên cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt và thẻ ghi nợ bằng kỹ thuật số. Công ty này đã có khối lượng giao dịch tăng gấp 3 lần và doanh thu đạt mức 14,5 tỷ đô la trong năm nay. Hay như Robinhood – một nền tảng mô giới không hoa hồng, đã có lượng giao dịch trung bình tăng tới vào tháng 6, vượt qua tất cả các công ty môi giới truyền thống.
Đa số các công ty tài chính truyền thống đều mới đang ở những bước đầu của việc chuyển đổi số. Theo nghiên cứu của Altimeter đo lường chuyển đổi số ngành tài chính tại các công ty truyền thống thường trải qua mô hình năm giai đoạn. Đầu tiên, các công ty sẽ đưa ra dự đoán về các trường hợp có thể xảy ra khi đầu tư vào kỹ thuật số. Tiếp theo, họ phát triển các nền tảng số để đầu tư toàn diện hơn. Tại bước này, họ sẽ tìm cách để thấu hiểu hành trình của khách hàng và cải thiện kỹ năng kỹ thuật số của nhân viên. Từ đó, họ xây dựng các hoạt động, số hóa chúng trên quy mô lớn. Thứ tư, họ tích hợp các nền tảng này để sử dụng dữ liệu một cách chiến lược hơn, có tính thống nhất hơn. Cuối cùng, họ tận dụng dữ liệu và AI để có trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng của mình.
Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có 25% các công ty trong nghiên cứu của Altimeter đã vượt qua giai đoạn 3 để đến hai giai đoạn cuối cùng. Những người điều hành dịch vụ tài chính cho biết họ đang “bước” rất chậm trong chuyển đổi số ngành tài chính. Khoảng 68%, trong số công ty truyền thống ở nghiên cứu nói rằng công ty của họ vẫn đang trong hai năm đầu tiên của hành trình chuyển đổi và chỉ 38% nói rằng họ đã bước sang giai đoạn thứ ba (hoạt động xây dựng). Với mức độ phổ biến của kỹ thuật số, công nghệ như hiện nay, việc các doanh nghiệp chuyển đổi số ngành tài chính quá chậm sẽ làm giảm mức độ hài lòng của khách hàng.
Tuy nhiên để chuyển đổi số ngành tài chính hiệu quả đối với những doanh nghiệp truyền thống không phải là điều không thể thực hiện. Ví dụ như Marcus, nền tảng ngân hàng tiêu dùng của Goldman Sachs (ngân hàng đầu tư đa quốc gia), cũng đã phát triển nhanh chóng trong thời kỳ đại dịch. Sự tăng trưởng lên tới hơn 27 tỷ đô la từ 500.000 khách hàng. Điều này đã minh chứng cho việc các công ty truyền thống đều có khả năng chuyển đổi số thành công.
>> Xem thêm: Tài chính điện tử là gì? Lợi ích, Thực trạng và hệ thống tài chính số tại Việt Nam
Theo một cuộc khảo sát chuyên sâu về việc chuyển đổi số ngành tài chính với 600 giám đốc điều hành, trong đó có 137 người làm việc ở lĩnh vực dịch vụ tài chính, có 3 cách giúp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công.
Các công ty khởi nghiệp fintech đang dẫn đầu trong xu hướng chuyển đổi số ngành tài chính hiện nay. Chính vì thế, thay vì tự tiến hành chuyển đổi số một cách từ từ, chậm chạp, các doanh nghiệp tài chính truyền thống cũng có thể lựa chọn giải pháp kết hợp cùng các công ty khởi nghiệp fintech. Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, đang làm việc tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), hiện nay có khá nhiều tổ chức tín dụng hợp tác với các Fintech để tạo ra hệ sinh thái và tận dụng lợi thế của nhau. Ví dụ như dạng open banking, hiểu đơn giản chính là hệ sinh thái ngân hàng mà ở đó ngân hàng sẽ là trụ cột chính. Xung quanh đó là các vệ tinh, các Fintech và các tổ chức cũng như ứng dụng dịch vụ khác như là y tế, giáo dục…
Để “sinh tồn” với cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe như hiện tại, các nhà quản lý nhận ra rằng việc chuyển đổi số ngành tài chính của họ nên tập trung vào cải thiện hoạt động kinh doanh, quản lý nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu, cân nhắc việc tiếp cận khách hàng thông qua các kênh kỹ thuật số mới. Bởi hiện nay, trong xã hội hiện đại khi công nghệ phát triển, ngày càng nhiều người tiêu dùng tham gia trải nghiệm mua sắm, sử dụng dịch vụ tài chính trực tuyến thay vì tới trực tiếp điểm bán, sàn giao dịch.
Chúng ta đã chứng kiến sự thành công của thương hiệu Biti’s sau khi tiếp cận giới trẻ bằng những chiến dịch gây tiếng vang lớn trên Facebook, Youtube… Hay điển hình như chuỗi The Coffee House thu hút được nhiều sự chú ý thành công nhờ chiến dịch quảng bá không gian cà phê thân thiện trên mạng xã hội… Chính vì thế, trong thời đại 4.0 mạng xã hội chính là một mảnh đất rộng lớn giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp tài chính có thể lập kênh riêng trên mạng xã hội để dễ tiếp cận khách hàng hơn, cũng như kịp thời nắm bắt nhu cầu của họ để đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp.
Shopee, Lazada, Tiki… đều là các trang thương mại điện tử nổi tiếng nơi một ngày tiếp nhận hàng trăm nghìn lượt truy cập, mua sắm. Do đó, tiếp cận khách hàng qua kênh thương mại điện tử là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất. Các doanh nghiệp tài chính truyền thống có thể kết hợp với trang thương mại điện tử để đưa ra ưu đãi thu hút khách hàng, quảng bá thương hiệu của mình một cách hiệu quả.
Doanh nghiệp muốn thực hiện chuyển đổi số ngành tài chính thì không nên bỏ qua kênh tiếp cận khách hàng vô cùng quan trọng như các ứng dụng điện thoại di động. Các ứng dụng này sẽ giúp khách hàng tiếp cận sâu hơn với các dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời tạo nên trải nghiệm sử dụng dịch vụ tiện lợi liền mạch cho khách hàng.
Lý do chính khiến doanh nghiệp chuyển đổi số ngành tài chính một cách chậm chạp chính là khả năng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật số của công ty chưa cao. Các công ty tài chính truyền thống muốn chuyển đổi số buộc phải tìm hiểu dần dần từng bước về vấn đề mới mẻ này. Như đã nói ở trên, có khoảng 68%, trong số công ty truyền thống nói rằng công ty của họ vẫn đang trong hai năm đầu tiên của hành trình chuyển đổi số ngành tài chính.
Bởi vậy, thay vì tự nghiên cứu để chuyển đổi số thì doanh nghiệp nên sử dụng những phần mềm được thiết kế sẵn để quản trị doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp thống nhất các hệ thống trong hoạt động kinh doanh và quản lý công ty để chuyển đổi số một cách nhanh chóng hơn. Với các phần mềm nổi tiếng như Salesforce, Zoho CRM, Sugar CRM, Hubspot CRM, SimERP… thì việc tăng tốc chuyển đổi số ngành tài chính không còn là vấn đề nan giải.
Lời kết
Cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe toàn cầu đã tác động đến cách chúng ta nghĩ về chuyển đổi số ngành tài chính, ngành du lịch… và các ngành kinh tế khác. Bài viết này có mục đích nhấn mạnh những câu hỏi mà các nhà lãnh đạo trong các công ty tài chính truyền thống nên đặt ra, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và đạt được sự tăng trưởng.
Là một giải pháp toàn diện, có tính linh hoạt cao thích hợp với mọi lĩnh vực ngành nghề đang, SimERP đã và đang hợp tác với nhiều khách hàng trong việc thúc đẩy hành trình chuyển đổi số của họ. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho doanh nghiệp của bạn cách thức để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số và đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm chi tiết.