Thành công của nhà hàng thường bắt đầu bằng các chiến lược quản lý nhân viên nhà hàng phù hợp và quan trọng hơn là việc thực hiện chiến lược đó. Sẽ là một sai lầm kinh điển đối với các nhà quản lý khi họ bỏ rất nhiều thời gian và nỗ lực vào việc thiết lập tất cả các quy trình phù hợp, nhưng không thực thi các quy tắc đó hoặc không đảm bảo được nhân viên của họ đang tuân thủ chúng.
Trong bài viết hôm nay, SimERP sẽ chia sẻ 05 bí quyết giúp công việc quản lý nhân sự nhà hàng của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn!
Mục lục
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, đặc biệt là kinh doanh nhà hàng, nhân viên chính là điểm chạm đầu tiên khi khách hàng muốn mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn. Đội ngũ nhân viên từ đầu bếp, thu ngân, bartender tới nhân viên phục vụ là những người tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với thực khách; quyết định đáng kể tới mức độ hài lòng của họ với chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
Do đó, để thu hút và giữ chân được khách hàng, cách quản lý nhân viên là điều quan trọng hàng đầu bao gồm cả đào tạo tay nghề, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cũng như chế độ đãi ngộ hợp lý. Ngoài việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng thì nó cũng góp phần thúc đẩy sự hài lòng của nhân viên để gắn bó và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
Nhân viên phục vụ, bồi bàn, tạp vụ là bộ phận chiếm phần đa tại mỗi nhà hàng. Họ chính là những người tiếp xúc thường xuyên nhất với khách hàng. Chính vì vậy, người quản lý phải biết cách quản lý nhân viên phục vụ của nhà hàng mình một cách bao quát.
Phụ thuộc vào quy mô cũng như lượng khách lui tới mà người quản lý phải bổ sung lực lượng nhân viên phục vụ cho phù hợp. Sau đó lên kế hoạch phân công công việc, nhiệm vụ phụ trách cho từng người. Lưu ý, hãy xem xét năng lực cũng như những kỹ năng mềm của họ để đặt nhân viên của bạn vào đúng vị trí với mức lương phù hợp.
Một nhà hàng muốn kinh doanh tốt, thu hút cũng như giữ chân được khách hàng không chỉ nhờ vào thái độ phục vụ, an toàn, sạch sẽ mà điều quan trọng nhất là hương vị của món ăn, thức uống. Do đó, đầu bếp hay bartender là những nhân vật rất quan trọng. Chính tay nghề và kinh nghiệm của họ sẽ là yếu tố quyết định tới lượng khách và có thể tạo ra sức mạnh biến họ thành khách hàng trung thành.
Nhiệm vụ của người quản lý nhân viên nhà hàng với đội ngũ này chính là tuyển dụng, lựa chọn những người có tay nghề cao, đặc biệt cho vị trí bếp trưởng. Tất cả mọi người cần được giao các vị trí công việc khác nhau phù hợp với năng lực. Thông thường, trong các nhà hàng, phụ bếp sẽ là người hỗ trợ bếp trưởng sơ chế nguyên liệu, làm những món đơn giản,… còn nhân viên bếp lại có trách nhiệm dọn dẹp, chạy vặt,… Như vậy sẽ tránh được tình trạng tị nạnh hay mâu thuẫn không đáng có.
Kế toán và quản lý kho là những công việc đòi hỏi sự cẩn thận, trung thực và có chuyên môn nghiệp vụ cao. Người quản lý nhân sự nhà hàng phải nắm bắt được điều đó và theo dõi một cách tỉ mỉ, chính xác; yêu cầu nhân viên phải thực hiện báo cáo hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng để bao quát được hoạt động thu chi cũng như là hoạt động xuất nhập kho. Ngoài ra, việc kiểm tra kỹ lưỡng, sát sao nhân viên cũng giúp bạn hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có, kịp thời giải quyết.
Để có thể quản lý nhân viên nhà hàng, những nhà quản lý nên đặt ra những mục tiêu cụ thể và đánh giá khách quan đối với từng bộ phận, từng nhóm nhân viên một cách định kỳ theo từng tuần, từng tháng. Cách quản lý nhân viên nhà hàng được rất nhiều các chuyên gia gợi ý đó chính là đặt ra mục tiêu SMART. Đó có thể là mục tiêu của chính bạn giao cho nhân viên hoặc họ tự thiết lập ra mục tiêu của họ dựa trên các tiêu chí:
– Specific – Cụ thể
– Measurable – Có thể đo lường
– Achievable – Tính khả thi
– Realistic – Tính liên quan
– Timely – Có thời hạn
Ví dụ: Trong quý 1 năm 2021, 100% nhân viên sử dụng thành thạo phần mềm SimERP
Khi thời hạn thực hiện mục tiêu đã tới, việc của người quản lý chính là phân chia nhân viên của mình theo các nấc thang điểm dựa trên việc thực hiện mục tiêu đó.
Như vậy, bạn có thể dễ dàng phân loại nhân viên của mình từ đó có những chế độ phù hợp và tạo động lực giúp họ cống hiến và cố gắng hơn nữa
Việc thường xuyên tổ chức đào tạo, training nhân viên là rất quan trọng. Nó không chỉ góp phần củng cố, nâng cao năng lực của nhân viên mà còn giúp họ nắm bắt được công việc cụ thể của mình và các bộ phận khác. Từ đó có sự tương tác, hỗ trợ nhịp nhàng.
Với cương vị là một người quản lý nhân viên nhà hàng, việc đầu tiên sau khi tuyển dụng nhân sự là đào tạo, đào tạo cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ. Tiếp đó, bạn cần phải tổ chức những buổi trao đổi, training thường xuyên, định kỳ theo tháng hoặc quý đối với từng bộ phận. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn và giúp nhân viên của mình tiến bộ.
Một người quản lý tốt là người có thể lắng nghe nhân viên, một nhân viên giỏi là người tiếp thu và cố gắng.
Với người nhân viên dù bất kỳ ngành nghề nào cũng hy vọng những gì mình cống hiến sẽ được đền đáp xứng đáng. Là một người quản lý nhân sự nhà hàng, bạn nên nhìn nhận và đánh giá khách quan hiệu quả làm việc của nhân viên, từ đó đưa ra các chế độ lương, thưởng đẩy đủ hấp dẫn. Điều này không những giúp bạn nhận được sự tôn trọng, yêu mến mà còn tạo ra động lực cố gắng làm việc của nhân viên, khiến họ gắn bó và cống hiến hết mình cho sự phát triển của nhà hàng. Điều này là vô cùng quan trọng
Bên cạnh đó, người quản lý cũng cần phải đưa ra một bộ quy tắc của nhà hàng. Bất kỳ nhân viên nào vi phạm sẽ phải chịu hình phạt theo mức độ. Tất nhiên, bộ quy tắc này phải được sự thống nhất và đồng ý của chủ nhà hàng và toàn bộ nhân viên
Nhờ tiến bộ công nghệ, ngày nay, rất nhiều nhà hàng đã sử dụng phần mềm quản lý để công việc quản lý nhân viên nhà hàng trở nên quy củ, dễ dàng và hiệu quả hơn. Bạn có thể quản lý chi phí nhân sự, thời gian làm việc, quản lý năng suất công việc của nhân viên trên cũng một hệ thống. Nhờ vậy, các nhà hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí ghi chép sổ sách, bên cạnh đó người quản lý nhân sự nhà hàng cũng có cái nhìn bao quát và rõ ràng hơn về tình trạng đội ngũ nhân viên của mình.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các phần mềm quản lý nhân viên nhà hàng. Tùy thuộc vào quy mô, số lượng nhân viên cũng như nhu cầu mà các nhà quản lý hãy chọn lựa phần mềm phù hợp.
Là một doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ, bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý nhân viên, hãy tham khảo ngay phần mềm SimERP với module quản lý nhân sự được nhiều doanh nghiệp Việt Nam như Nội thất Flexfit, 24hVISA,… tin tưởng lựa chọn
Module quản lý nhân sự của SimERP sở hữu đầy đủ các tính năng cần có của một phần mềm quản lý nhân viên nhà hàng từ việc tổ chức nhân viên theo từng bộ phận, thiết kế các quy định, tới quản lý thông tin nhân viên, chấm công và đánh giá hiệu suất.
Ví dụ: Trước đây, cứ cuối tháng, bạn phải ngồi cộng cộng, ghi ghi bảng chấm công của nhân viên để tính lương. Với phần mềm SimERP, tính năng tính lương được tích hợp sẵn, dựa trên dựa trên dữ liệu chấm công và thời gian nghỉ phép. Bạn có thể dễ dàng tính lương của nhân viên cho dù là hàng chục, hàng trăm nhân viên đi nữa.
Có thể nói, phần mềm này không chỉ giúp người quản lý có thể theo dõi nhân viên một cách toàn diện, chặt chẽ ở mọi lúc và mọi nơi mà còn khiến nhân viên có thêm động lực làm việc và muốn cống hiến hơn.
Kết luận
Quản lý một nhà hàng giống như quản lý các bánh răng của một cỗ máy phức tạp, trong đó việc quản lý nhân sự nhà hàng là bánh răng quan trọng nhất. Trên đây là những tips giúp cho công việc quản lý nhà hàng của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn. Quan trọng hơn hết, bạn có thể xem xét tới việc sử dụng một phần mềm quản lý nhân viên nhà hàng để công việc kinh doanh đơn giản và hiệu quả.