Một doanh nghiệp không thể hoạt động hiệu quả nếu không có một quy trình bán hàng hợp lý và phù hợp. Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm quy trình bán hàng, hướng dẫn các bước trong quy trình bán hàng được ứng dụng phổ biến và những rủi ro mà bạn có thể gặp phải trong suốt quy trình.
Mục lục
Quy trình bán hàng là trình tự và cách thức thực hiện các hoạt động bán hàng đã được quy định từ trước, mang tính bắt buộc và nhằm đáp ứng đúng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.
Một quy trình bán hàng hiệu quả sẽ giúp đội ngũ nhân viên nắm vững trình tự, phối hợp với nhau dễ dàng, hoạt động nhất quán và chuyên nghiệp, tự tin hơn trong tương tác với khách hàng.
Quản lý bán hàng là hoạt động quản trị, có nhiệm vụ phân phối, quản lý sản phẩm đến đúng kênh phân phối nhằm đáp ứng đúng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Để quy trình bán hàng được diễn ra hiệu quả thì không thể thiếu một hệ thống quản lý bán hàng được vận hành trơn tru, logic.
Hệ thống quản lý bán hàng chính là phần mềm quản lý bán hàng giúp bạn tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp với các chức năng sau:
Việc lựa chọn và sử dụng phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp quản lý tiến trình phân phối, quản lý rủi ro trong quá trình phân phối sản phẩm tốt hơn.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy trình bán hàng khác nhau phụ thuộc vào tính chất, đặc trưng hoạt động, quy mô của doanh nghiệp,… Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động bán hàng của doanh nghiệp có thể khái quát hóa bằng quy trình bán hàng 7 bước dưới đây.
Bước thứ hai trong quy trình bán hàng chính là việc bạn chuẩn bị cho tiếp xúc ban đầu với khách hàng tiềm năng, nghiên cứu thị trường và thu thập tất cả thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Tại giai đoạn này, bạn cần lên ý tưởng cho bản trình bày sản phẩm/dịch vụ của mình và điều chỉnh nó phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng tiềm năng.
Bước đầu tiên và cũng là bước vô cùng quan trọng trong quy trình bán hàng chính là tìm kiếm khách hàng tiềm năng – những khách hàng có nhu cầu và có khả năng trở thành người sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn trong tương lai.
Trong giai đoạn này, bạn cần xác định khách hàng tiềm năng của mình từ tệp khách hàng mục tiêu và nắm rõ liệu họ có nhu cầu và đủ khả năng chi trả đối với những sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp hay không. Điều này có thể được thực hiện thông qua những công cụ hiệu quả sau:
Sau khi đã có những bước chuẩn bị cần thiết trong quy trình bán hàng, tiếp sau đây bạn sẽ tiếp cận và kết nối với khách hàng. Có những cách tiếp cận phổ biến như sau:
Khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, để đạt kết quả tiếp thị như mong muốn, mỗi nhân viên cần:
Sau khi tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng, bạn cần triển khai bảng trình bày về sản phẩm/dịch vụ của mình một cách hiệu quả bằng cách đề cập đến những trường hợp cụ thể với từng khách hàng tiềm năng và tìm ra điểm đau của họ (pain point). Có 4 loại điểm đau chính sau đây:
Sau cùng, điểm chính của phần thuyết trình là để bạn kết nối các đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với những lợi ích cụ thể cho khách hàng. Vì vậy, hãy chú tâm lắng nghe những suy nghĩ của khách hàng về những vấn đề mà họ đang gặp phải để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Giai đoạn thứ năm trong quy trình bán hàng là việc bạn lắng nghe phản hồi từ khách hàng về những khó khăn, trở ngại của họ trong quá trình mua hàng/trong khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ và tìm cách giải quyết vấn đề đó. Tuy nhiên, theo Invesp, có nhiều nhân viên từ bỏ quy trình: 44% nhân viên bán hàng từ bỏ theo đuổi sau một lần bị từ chối, 22% sau hai lần từ chối, 14% sau ba lần và 12% sau bốn lần, mặc dù 80% doanh số yêu cầu ít nhất năm người theo đuổi vấn đề của khách hàng.
Giải quyết trở ngại của khách hàng không chỉ giúp tăng độ hài lòng của khách hàng, giữ chân họ hiệu quả mà còn là cách tốt nhất giúp bạn nhận ra những sai sót trong quy trình bán hàng của mình, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời hơn. Dưới đây là các bước bạn cần làm để giai đoạn này được diễn ra tốt đẹp:
Đây là giai đoạn trong quy trình bán hàng đề cập đến những hoạt động cuối sẽ xảy ra khi chốt đơn, hướng đến mục tiêu đôi bên cùng có lợi. Đây đều là giai đoạn mà mọi nhân viên bán hàng hướng đến vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty và tiền hoa hồng mà nhân viên đó nhận được. Vậy làm thế nào để chốt đơn hiệu quả? Tùy vào tính chất và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn những cách dưới đây:
Chốt đơn thành công chưa phải là bước cuối cùng trong quy trình bán hàng. Bạn cần lên kế hoạch theo dõi từ lúc khách hàng nhận hàng thành công, trong quá trình trải nghiệm sản phẩm và xây dựng chiến lược tiếp thị những sản phẩm khác liên quan trong tương lai.
Trong giai đoạn này, chiến lược chăm sóc khách hàng là vô cùng cần thiết. Thông qua đó, bạn có thể tiến hành những khảo sát về nhu cầu, hành vi của khách hàng để giải quyết những trở ngại phát sinh một cách kịp thời và nâng cao trải nghiệm của họ thông qua sự điều chỉnh, cải tiến.
Tuy quy trình bán hàng bao gồm trình tự những hoạt động đã được quy định từ trước, nhưng với những chiến dịch bổ sung, đội ngũ nhân viên kém hiệu quả hay sai sót trong điều hành,… có thể gặp những rủi ro không mong muốn như sau:
Xác định sai thị trường và khách hàng tiềm năng khiến bạn hao tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức trong việc triển khai các chiến dịch. Hãy luôn theo dõi và xác nhận rằng bạn đang đi đúng hướng và đo lường hiệu quả đạt đúng mục tiêu, cập nhật liên tục và cung cấp cho đội ngũ nhân viên công cụ cần thiết phù hợp để đáp ứng sự thay đổi của thị trường và xu hướng thay đổi nhu cầu, hành vi của khách hàng.
Trong thời đại công nghệ số hóa, dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thu thập thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ về tỷ suất lợi nhuận/giá bán sẽ làm sai lệch dữ liệu của công ty và ảnh hưởng đến hiệu suất của nhóm bán hàng.
Trên thực tế, dữ liệu xấu về tỷ suất lợi nhuận và lệch giá bán sẽ ảnh hưởng khả năng của nhóm bán hàng trong việc cung cấp cho người mua sản phẩm phù hợp với mức giá phù hợp để đạt được tỷ suất lợi nhuận mà công ty cần.
Nhân viên bộ phận Sales thường không biết về những chiến lược mà phòng Marketing triển khai hay thậm chí là xem thường chúng. Bởi lẽ, phòng Sales quan niệm rằng Marketing là bộ phận “đốt tiền” của doanh nghiệp với nhiều chiến dịch truyền thông kém hiệu quả. Trong khi đó, Sales tự hào rằng họ chính là nguồn lực quan trọng giúp mang về nguồn doanh thu, lượng khách hàng lớn từ hoạt động bán hàng.
Bộ phận Marketing thường có xu hướng nghi ngờ kỹ năng nghiệp vụ của bộ phận Sales và cho rằng nhân viên Sales không có đủ hiểu biết và có tầm nhìn hạn hẹp với tiềm năng của những chiến dịch.
Mâu thuẫn giữa hai bộ phận Sale và Marketing luôn có thể xảy ra trong bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu không có những giải pháp xử lý thỏa đáng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo Forbes, 57% chuyên gia bán hàng bỏ lỡ hạn ngạch hàng năm của họ. Hoạt động kém hiệu quả này xảy ra khi nhân viên bán hàng không biết về khách hàng tiềm năng và bỏ lỡ nhiều cơ hội để thúc đẩy doanh thu. Nhiều công ty chú trọng bán hàng online nhiều đến mức quên đi việc tương tác trực tiếp với khách hàng và khách hàng tiềm năng cũng rất quan trọng. Mặc khác, việc chỉ phụ thuộc vào kỹ năng mềm trong bán hàng mà không chú trọng đến các chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng dựa trên cơ sở dữ liệu sẽ khiến doanh nghiệp mất tính cạnh tranh về lâu dài.
Những trường hợp trên đều làm giảm lượng khách hàng tiềm năng, giảm lưu lượng khách hàng tiềm năng đi qua phễu bán hàng. Một chiến lược dựa trên dữ liệu nhưng truyền cảm hứng sẽ thúc đẩy thế mạnh của các thành viên trong nhóm của bạn và cuối cùng giữ cho các chuyên gia bán hàng của bạn tương tác với một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Lời kết: Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy trình bán hàng khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất hoạt động kinh doanh, quy mô tổ chức,… Việc thiết kế quy trình bán hàng phù hợp, có giải pháp giải quyết những rủi ro mắc phải và không ngừng tối ưu hóa trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển là những vấn đề mà doanh nghiệp cần ưu tiên.