Báo cáo tài chính là một cơ sở quan trọng giúp người quản lý nhận định, đánh giá tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và năng lực của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cần phải được lập một cách chính xác, thống nhất về nội dung, đúng biểu mẫu theo quy định của Nhà nước, từ đó người đọc báo cáo có thể dễ dàng đối chiếu, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp qua các giai đoạn hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau. Do đó, lập báo cáo tài chính là một nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi người làm báo cáo phải có kinh nghiệm, chuyên môn cao. Vậy báo cáo tài chính là gì? Ai là người lập báo cáo tài chính? Làm như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp rõ ràng và đầy đủ trong phương pháp lập báo cáo tài chính được nêu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Báo cáo tài chính là bản trình bày các dữ liệu tài chính dưới dạng bảng biểu, cung cấp những thông tin về tình hình tài chính – kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tài chính, người quản lý có thể dễ dàng nắm bắt tình trạng hoạt động nội bộ và đưa ra các quyết định kinh tế một cách đúng đắn, hiệu quả hơn. Ngoài ra, báo cáo tài chính cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý chức năng kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách kinh tế phù hợp với định hướng, quy định của Nhà nước. Đối với khách hàng và các nhà đầu tư, báo cáo tài chính là một phần quan trọng trong hồ sơ năng lực của doanh nghiệp, cho phép họ nhận định khả năng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn, mức độ tăng trưởng, mức độ rủi ro, thời gian hoàn vốn, để cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp.
Một bản báo cáo tài chính hoàn chỉnh, đủ độ tin cậy phải cung cấp đầy đủ thông tin của doanh nghiệp về: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh (lãi, lỗ) và luồng tiền. Với vai trò là một giấy tờ quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính phải được lập bởi nhân viên kế toán có kinh nghiệm và phải được xác nhận bởi người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật.
Khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các bộ giấy tờ sau để nộp cho cơ quan Nhà nước theo quy định:
Theo quy định Luật kế toán, doanh nghiệp cần phải lập báo cáo tài chính năm theo năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm, tương đương 12 tháng sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trong trường hợp đặc biệt (ví dụ doanh nghiệp mới thành lập, mới sáp nhập, giải thể v.v.), doanh nghiệp có thể thay đổi thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm. Theo quy định, báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay cuối cùng có thể ít, hoặc nhiều hơn 12 tháng, nhưng không kéo dài trên 15 tháng.
Là kỳ báo cáo tài chính theo quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
Theo quy định pháp luật, theo yêu cầu của công ty mẹ hoặc của chủ doanh nghiệp, các kỳ kế toán khác mà công ty cần lập báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính tuần, tháng, hoặc nửa năm (6 tháng), v.v.
Dù là doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm hay doanh nghiệp mới thành lập, tất cả đều có nghĩa vụ phải lập báo cáo tài chính và nộp đến Cơ quan thuế. Căn cứ vào Luật Kế toán số 03/2003/QH11 tại Điều 13: “Nếu kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc năm cuối cùng nhỏ hơn 90 ngày thì được phép cộng với 1 kỳ kế toán của năm tiếp theo hoặc năm trước đó và được gộp thành chung 1 kỳ kế toán.”
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp thành lập trước 1/10, tức là còn nhiều hơn 90 ngày thì mới kết thúc kỳ kế toán trong năm, doanh nghiệp không được phép gộp báo cáo tài chính với năm sau. Đối với doanh nghiệp thành lập sau 1/10, nghĩa là còn ít hơn 90 ngày sẽ kết thúc kỳ kế toán trong năm hiện tại (thời gian hợp lệ để gộp báo cáo tài chính theo quy định), doanh nghiệp được phép gộp báo cáo tài chính với năm sau đó
Dựa trên cơ sở lập báo cáo tài chính là Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:
Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo nguyên tắc kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Trên cơ sở kế toán dồn tích, các sự kiện và giao dịch phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, hay thực chi tiền và được lưu vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.
Cơ sở giả định để lập báo cáo tài chính là doanh nghiệp đang hoạt động bình thường và liên tục trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như bắt buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp quy mô hoạt động. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, vấn đề này cần được làm rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục.
Mỗi khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không cần trình bày riêng rẽ mà được tập hợp chung vào những khoản mục cùng tính chất. Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính đúng theo chuẩn mực kế toán, nếu các thông tin cần trình bày không mang tính chất trọng yếu.
Trong báo cáo tài chính, việc trình bày và phân loại các khoản mục phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, ngoại trừ các trường hợp:
Số liệu trong các báo cáo tài chính phải được trình bày trên cơ sở có thể so sánh giữa các kỳ báo cáo.
Bên cạnh các nguyên tắc lập báo cáo tài chính nêu trên, các tập đoàn có công ty con có thể tham khảo thêm bộ nguyên tắc lập báo cáo tài chính hợp nhất tại đây. [link bài báo cáo tài chính hợp nhất].
Căn cứ trên toàn bộ các hóa đơn phát sinh và báo cáo thuế đã kê khai, kế toán viên lập báo cáo tài chính cần so sánh, đối chiếu để kiểm tra xem doanh nghiệp đã kê khai đúng, đủ hay chưa và có thiếu hóa đơn, chứng từ không. Từ đó, đề phương pháp phù hợp để xử lý, hiệu chỉnh thông tin.
Tại bước này, nhân viên kế toán cần thực hiện chuyển đổi số dư theo Điều 126 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Kế toán viên cần rà soát lại tất cả các nghiệp vụ đã được hạch toán hàng tháng và lưu ý phân biệt rõ các loại doanh thu và chi phí hoạt động bán hàng, tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
Theo quy định, tài sản và nợ có thời gian đáo hạn dưới 12 tháng được phân loại ngắn hạn, còn lại là tài sản và nợ dài hạn. Việc phân loại này giúp các thông tin về tài sản và nợ được thể hiện chính xác trên báo cáo tài chính.
Sau khi tất cả các bút toán, nghiệp vụ phân loại tài sản và nợ đã được kiểm tra, kế toán tiến hành lập báo cáo tài chính với quy trình phân tích như sau:
Sau khi lập, báo cáo tài chính cần được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan thuế theo quy định.
Doanh nghiệp nói chung và kế toán viên nói riêng cần lưu ý khi lập báo cáo tài chính như sau:
Tổng kết
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin khái quát về cách lập báo cáo tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả, chính xác theo thông tư 200. Nhằm đơn giản hóa quy trình quản lý kế toán – tài chính tại công ty, doanh nghiệp cũng có thể đưa các phần mềm chuyên dụng vào hệ thống giải pháp hoạch định nguồn lực để quản lý, theo dõi thông tin một cách hiệu quả hơn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khi lựa chọn các phần mềm kế toán và quản lý tài chính doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp ngay nhé.