Ngành bán lẻ trong thời đại hiện nay đang được xem là một trong những ngành nghề với tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Tuy nhiên, việc dễ dàng có thể tham gia vào thị trường khiến cho mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành sẽ ngày càng gay gắt hơn. Chính vì lý do đó, những hoạch định và chiến lược phát triển rõ ràng là vô cùng cần thiết. Và một trong những thách thức lớn nhất đối với thị trường các doanh nghiệp bán lẻ là làm sao để có cách quản lý nhân viên bán hàng tối ưu nhất. Bài viết sau đây của SimERP sẽ giúp doanh nghiệp phần nào có cho mình một phương pháp quản lý hiệu quả.
Mục lục
Việc một cửa hàng bán lẻ có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, cách quản lý nhân viên bán hàng không hiệu quả cũng là một trong những lí do gây nên thất thoát vốn bên cạnh với việc đầu tư không chính xác và hợp lí. Việc quản lý nhân viên bán hàng không hiệu quả có thể lí giải bởi nhiều lí do khác nhau, bao gồm cả khách quan và chủ quan. Một vài lí do chính có thể đề cập đến là:
Điều này xuất phát từ việc cửa hàng không đề ra một quy trình chi tiết, tỉ mỉ để các nhân viên phải tuân theo trong suốt quá trình làm việc. Từ phía chủ quan các nhân viên, việc họ tự ý rút ngắn các công đoạn bán hàng trong thỏa thuận với khách hàng vẫn thường xuyên xảy ra. Việc này khiến cửa hàng khó kiểm soát được chính xác được doanh thu và lâu dài gây ra những tổn thất nhất định. Nguyên nhân của việc nhân viên rút ngắn quy trình thường là để tiết kiệm thời gian, công sức,… Tuy nhiên đôi khi việc ấy cũng xuất phát từ những nguyên nhân tích cực như việc họ muốn cải tiến công việc theo hướng tích cực và thuận lợi mà họ nghĩ. Dù tư duy kinh doanh là điều được khuyến khích, nhân viên cũng chỉ nên làm những điều họ được phép và việc tự ý rút ngắn quy trình mà chưa được ủy thác là điều không hợp lý.
Trong việc buôn bán, những lỗi lầm là không thể tránh khỏi. Việc nhân viên bán hàng lơ là, thiếu sót trong khâu kiểm kê hay tính toán cũng như thương lượng với khách hàng gây thất thoát cho cửa hàng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc này lặp lại nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của cửa hàng. Chính vì thế, nhu cầu cho cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả là vô cùng cần thiết.
Quản lý nhân viên bán hàng lỏng lẻo, không chuyên nghiệp dễ khiến nhân viên trở nên thiếu kỷ luật và lười biếng trong công việc. Và từ những việc ấy sẽ kéo theo những hệ lụy lâu dài khác khiến việc bán hàng bị ảnh hưởng tiêu cực. Tình trạng này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín phía khách hàng cũng như gây sụt giảm doanh thu của chính cửa hàng ấy.
Nếu một cửa hàng có những nhân viên lịch sự, tận tụy và luôn niềm nở, hiếu khách với khách hàng thì chắc chắn họ sẽ có được những ấn tượng tốt và từ đó gia tăng khả năng quay trở lại mua sắm của những khách hàng ấy. Ở phía ngược lại, việc nhân viên thờ ơ và không quan tâm sẽ tạo cho khách hàng những cảm giác vô cùng tiêu cực và phần nào đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của họ.
Việc có một quy trình làm việc cũng như quản lý chuyên nghiệp sẽ giúp cả nhân viên và nhà quản lý có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn. Xây dựng quy trình chính là một trong những cách quản lý nhân viên bán hàng căn bản nhất đối với mỗi doanh nghiệp nếu muốn hướng đến sự phát triển lâu dài.
Như đã đề cập ở phía trên, sự lơ là và chểnh mảng của nhân viên bán hàng là một trong những nguyên nhân gây ra tổn thất cho việc bán hàng. Chính vì thế, một giải pháp cho việc kiểm soát, nhắc nhở nhân viên để họ nắm bắt tiến độ cũng như luôn chủ động giải quyết là vô cùng thiết yếu. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thì những công việc này hoàn toàn có thể được thực hiện thông qua các phần mềm quản lý doanh nghiệp.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cách quản lý nhân viên bán hàng trong nhân sự doanh nghiệp đó là xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng. Điều khiến nhân viên có hứng thú, động lực cũng như thoải mái trong công việc đó là một môi trường làm việc thoải mái, tích cực để họ có cơ hội được tự do làm việc và phát triển. Nắm được nhu cầu đó, những nhà quản lý hãy cố gắng tạo lập một môi trường làm việc hiệu quả nhất cho cửa hàng của mình.
Làm thế nào để có thể thực sự gắn kết nhân viên với phía nhà quản lý luôn là một bài toán nan giải đối với nhiều cửa hàng. Mối quan hệ này phần nào đó ảnh hưởng và phản ánh trực tiếp lên kết quả hoạt động của cửa hàng. Do đó, những nhà quản lý hãy cố gắng theo sát nhân viên của mình để họ luôn trung thành với mục tiêu và định hướng đã đề ra, từ đó có động lực làm việc tốt nhất.
Tuy vậy, những phương pháp trên phần nào đó chỉ là lý thuyết và đề các cửa hàng có thể đưa vào áp dụng cho chính nhân viên của mình là một điều vô cùng khó khăn. Hơn thế nữa, rất khó để có thể luôn luôn ở cạnh và theo sát nhân viên bởi đa số các cửa hàng đều dùng mô hình quản lý nhân viên bán hàng từ xa, vốn đã sẵn có rất nhiều khuyết điểm. Sau đây, SimERP sẽ đưa ra một vài lưu ý cho các cửa hàng về cách quản lý nhân viên bán hàng từ xa nhé:
Tại mọi thời điểm trong cửa hàng, nên có ít nhất 2 nhân viên để đảm bảo việc trông coi cửa hàng được khách quan nhất, tránh những tình trạng thiếu trung thực đến từ nhân viên.
Nên thay đổi luân phiên trong những ca khác nhau cũng như giữa các cửa hàng để họ được tiếp xúc với nhiều môi trường làm việc mới mẻ, đa dạng, tăng tính cạnh tranh cũng như xây dựng được những mối quan hệ mới.
Đây là một giải pháp để chống lại việc nhân viên gian lận trong cửa hàng. In hóa đơn chính là cách khách hàng bảo vệ quyền lợi của mình cũng như cách cửa hàng theo dõi được những thông tin về việc buôn bán của họ. Những hệ thống quản lý bán hàng và nhân viên hiện nay thường rất hiện đại và có thể kiểm soát tốt những việc ấy. Một số phần mềm như simERP, Cloudify, openERP, webERP,… được tích hợp để có thể làm nhiều nhiệm vụ như quản lý bán hàng, quản lý kế toán, quản lý khách hàng, quản lý nhân lực,…
Quản lý nhân viên bán hàng được coi là hiệu quả không chỉ thể hiện qua việc theo dõi sát sao nhân viên mà còn là việc đẩy mạnh năng suất làm việc của họ. Để có thể thực hiện tốt những điều ấy, nhà quản lý cần phải thực sự thấu hiểu nhân viên và đề ra những định hướng hợp lý. Một vài tip nhỏ cho công việc quản lý có thể kể đến như:
>>>> Xem thêm: 4 Cách quản lý nhân viên kinh doanh Hiệu Quả nhất
Nhân viên bán hàng chính là những điểm tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng, chính vì thế họ giữ một trách nhiệm vô cùng quan trọng. Với những yêu cầu khắt khe cũng như sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, nhu cầu cho việc đào tạo nên một nhân viên sales có năng lực và hoạt động hiệu quả để tối ưu những nguồn lực đã có là vô cùng cần thiết. Sau đây là một vài gợi ý của SimERP giúp bạn trong việc quản lý nhân viên sales hiệu quả:
Lời kết
Từ cách quản lý nhân viên trên thị trường thông qua simERP, doanh nghiệp đã có một cách quản lý nhân viên bán hàng cũng như nhân viên sales tương đối hiệu quả, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu đề ra cho công việc. Hy vọng rằng với những giải pháp mà chúng tôi đã đề ra, các doanh nghiệp sẽ phần nào đó có được cách quản lý tốt nhất và đề ra những định hướng phát triển hợp lý phù hợp với ngành kinh doanh của bạn.