Kỹ năng quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp cũng giống như việc dùng người trong thời chiến. Người quản lý, nhà lãnh đạo cần có một cái đầu lạnh và một trái tim nóng để có thể dùng người một cách hiệu quả nhất.
Với sự phát triển của Việt Nam hiện tại cùng với sự đầu tư từ các tập đoàn lớn của nước ngoài, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp là rất lớn nhằm cạnh tranh trong bối cảnh thị trường lao động tại Việt Nam đang cực kỳ khan hiếm nhân tài cho các vị trí cao cấp. Quản lý hiệu quả nguồn nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân người tài ở lại với mình.
Yêu cầu chung đối với công việc quản lý nhân sự là kinh nghiệm, vốn sống, tầm nhìn, khả năng phân tích định hướng, khả năng tổ chức và quan trọng hơn cả là kỹ năng làm việc trong tập thể. Nói thì có vẻ đơn giản, nhưng hiện nay còn rất nhiều nhà lãnh đạo vẫn chưa biết cách quản lý hiệu quả nguồn nhân lực của mình, tình trạng “chảy máu chất xám” vẫn đang diễn ra tại nhiều doanh nghiệp. Vậy đâu là những kỹ năng quản lý nhân sự cần thiết, làm cách nào để quản lý nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp. Hãy cùng SimERP tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Quản trị nhân sự cần kỹ năng gì? Hãy cùng tìm hiểu các kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp ngay dưới đây!
Các kỹ năng chuyên môn là hành trang không thể thiếu với người làm quản trị nhân sự, các kỹ năng đó có thể là: dự báo nhu cầu nhân sự, hoạch định nguồn nhân lực, phác họa chân dung ứng viên, sắp xếp một cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công, kỹ năng đặt câu hỏi phỏng vấn để nhận diện được tiềm năng và “bản chất” của ứng viên, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều, hướng dẫn nhân viên mới làm quen với văn hóa doanh nghiệp…
Hãy nhớ rằng, nâng cao kỹ năng chuyên môn là điều vô cùng quan trọng và không bao giờ thừa. Khi bạn thực sự có năng lực thì ở bất cứ môi trường, điều kiện công việc nào nói chung hay quản lý nhân sự nói riêng bạn sẽ luôn biết mình phải làm gì. Làm nhiệm vụ quản lý con người thì kiến thức là điều trên hết.
Kỹ năng nhân sự chắc chắn là kỹ năng mà các nhà quản lý cần nắm trong lòng bàn tay. Các kỹ năng nhân sự bao gồm: Xây dựng chiến lược quản lý nhân sự, lập kế hoạch về nguồn nhân lực và phát triển nhân lực cho tổ chức, thiết kế bộ máy tổ chức, tuyển dụng và đào tạo, đề xuất phương pháp nâng cao hiệu quả làm việc, tính toán lương thưởng và các khoản phúc lợi, hỗ trợ nhân viên.
Một nhà quản lý giỏi là người biết đưa ra chỉ đạo hiệu quả và biết lắng nghe, có thể truyền đạt và xử lý thông tin cho nhân viên một cách rành mạch và nhanh chóng. Do đó, họ luôn đảm bảo nhân viên của mình hiểu rõ tầm nhìn và giá trị của công ty. Đây là một trong những kỹ năng quản lý nhân sự vô cùng quan trọng với mọi nhà quản trị.
Là một nhà quản lý nhân sự, bạn phải là người nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử với nhân viên trong công ty, hiểu rõ tính cách, tính chất công việc của từng người, luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên thích hợp cho họ khi cần thiết.
Khi sở hữu kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, bạn có thể:
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết bậc nhất không chỉ trong công việc quản lý nhân sự mà trong tất cả các công việc khác.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục trong hỗ trợ người quản lý nhân sự một cách hiệu quả, giúp họ thay mặt doanh nghiệp thực hiện các công việc:
Để trau dồi kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng của mình, nhà quản lý nhân sự cần biết “lắng nghe và thấu hiểu”! Đi sâu, đi sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh mối quan hệ lao động một cách nhanh chóng và kịp thời trong mọi tình huống là điều cần thiết ở mọi tổ chức, doanh nghiệp. Đôi khi, một nhà quản lý nhân sự giỏi còn phải tự biến mình thành một thuyết khách, một nhà ngoại giao giỏi, giúp động viên, hợp lực toàn tổ chức để cùng “lèo lái con thuyền kinh doanh” đi lên.
Người lãnh đạo hay nhà quản lý thì đều cần có kỹ năng phân chia công việc cho nhân viên. Một nhà quản lý dù tài giỏi đến đâu cũng không thể làm hết tất cả công việc của một tập thể. Vì vậy hãy đánh giá năng lực của từng nhân viên, qua đó phân tích và đưa ra bảng mô tả công việc của phù hợp nhất với năng lực và vị trí của họ. Để làm được điều này thì bạn không nên bỏ qua kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu ở trên. Tiếp xúc nhiều với nhân viên, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ là phương pháp tốt nhất để bạn hiểu rõ năng lực và sở trường của họ.
Một nhà quản lý giỏi là người dám nghĩ – dám làm và có kỹ năng ra quyết định. Đây cũng là yếu tố then chốt trong công tác quản lý nhân viên. Thực tế, khi triển khai một dự án của doanh nghiệp, nó có đem lại kết quả tốt hay không đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có một tầm nhìn một cảm quan tốt. Họ phải đánh giá và dự báo trước được tính hình, cân nhắc được cái lợi, cái hại của các quyết định mà bản thân đưa ra.
Một nhà quản lý nhân sự giỏi là người đưa ra được các quyết định đúng đắn. Do đó, để có được kỹ năng này, nhà lãnh đạo cần một nền tảng kiến thức sâu rộng, cùng với những kinh nghiệm – trải nghiệm trong cuộc sống và công việc.
“Học – Học nữa – Học mãi”
Một ngày trôi qua là một sự thay đổi và biến động. Vì vậy cho dù học tập, trau dồi thế nào vẫn sẽ là chưa đủ. Thông qua việc không ngừng học hỏi, bạn sẽ tích lũy được lượng lớn kiến thức và kinh nghiệm để theo kịp thời đại. Hơn nữa, bạn cũng sẽ trở thành tấm gương sáng để thúc đẩy tinh thần ham học hỏi của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp.
>>>> Xem thêm: 11 Cách quản lý nhân viên cấp dưới Hiệu Quả với mọi trường hợp
Giao tiếp thông minh là một trong những kỹ năng quản lý nhân viên mà mọi nhà quản trị cần có. Ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, trong việc quản lý nhân sự cũng vậy, lời nói cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nhà quản lý cần phải phân biệt rõ ràng đâu là lời nói và đâu là mệnh lệnh, đồng thời phải nhận thức rõ ràng việc to tiếng chỉ reo rắc nỗi sợ hãi trong lòng nhân viên. Một nhà quản lý chỉ được nể phục khi họ biết cách làm cho đội ngũ nhân viên của mình kính nể.
Thay vì nóng giận quát tháo hoặc chửi bới, bạn hãy dành thời gian trò chuyện, lắng nghe hoặc học cách giao tiếp với nhân viên của mình. Một nhà quản lý nhân sự cần phải nhất quán, trung thực và thẳng thắn trong hành động cũng như lời nói của mình. Bạn cần nhớ mỗi lời nói và hành động của mình đều là căn cứ để nhân viên học tập cũng như đánh giá ngược lại. Trong trường hợp bạn là người hay nóng giận, mất kiểm soát hãy tập kiềm chế và thay đổi thói quen xấu này.
Nhà lãnh đạo cần chứng tỏ vị trí của mình bằng việc đứng ra chịu trách nhiệm cũng như nhìn nhận các sai sót khi xảy ra vấn đề hay bị cấp trên trách phạt. Trong trường hợp là lỗi của nhân viên dưới quyền của bạn thì một phần nào đó trách nhiệm sẽ thuộc về phía bạn. Chính vì vậy, nhà quản lý nhân sự cần biết nhìn nhận khuyết điểm của mình, sau đó tìm cách giải quyết cũng như giải thích hoặc có thể trách phạt với cấp dưới của mình. Đừng vì sợ hãi mất uy tín hoặc bị cấp trên khiển trách mà đổ hết lỗi cho nhân viên của mình. Điều này chỉ chứng tỏ bạn là một nhà lãnh đạo thất bại trong việc quản lý nhân viên đồng thời làm mất uy tín và sự kính trọng từ phía nhân viên.
Các xung đột hoặc tranh cãi giữa các nhân viên trong phòng ban sẽ khiến hiệu suất công việc và tinh thần đoàn kết giảm sút. Để giải quyết vấn đề này người quản lý nhân viên cần đặt ra các quy định và giới hạn trong quá trình làm việc nhằm duy trì môi trường làm việc tích cực, thân thiện, ôn hòa. Đây là một trong những kinh nghiệm quản lý nhân viên xương máu mà nhà quản trị cần nắm chắc. Trong trường hợp nhà quản lý không có đủ khả năng trực tiếp giải quyết vấn đề thì có thể tham gia các khóa học quản trị nhân sự hiệu quả dành cho lãnh đạo nhằm xử lý được triệt để vấn đề.
Một trong những tôn chỉ trong kỹ năng quản lý nhân sự chính là tôn trọng suy nghĩ và quyết định của cấp dưới. Nhà lãnh đạo cần giữ thể diện cho nhân viên cấp dưới của mình, không nên trách mắng họ trước mặt khách hàng hoặc người thứ ba. Tôn trọng nhân viên chính là phương pháp nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách giữa người quản lý với nhân viên của mình. Đây đồng thời cũng là cách để tạo dựng mối quan hệ gần gũi, thân mật và kính trọng giữa cấp trên và cấp dưới.
Khi hỏi bất kỳ huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp nào về cầu thủ trong đội, họ đều có thể chỉ ra điểm mạnh và yếu của từng người. Đây chính là cách để cấp trên điều hành và quản lý cấp dưới cũng như nhân sự của mình. Trên cương vị là nhà quản lý, cấp trên không chỉ là người đưa ra mệnh lệnh mà còn cần phải sát sao, nắm bắt những điểm mạnh điểm yếu của nhân viên, từ đó phát huy hơn nữa những thế mạnh cùng như điều chỉnh và cải thiện những điểm yếu kém. Chỉ khi làm được điều này bạn mới trở thành nhà lãnh đạo thành công.
Một trong những kinh nghiệm quản lý nhân viên được nhiều CEO áp dụng chính là thưởng phạt phân minh cho từng nhân viên của mình. Nhà lãnh đạo luôn phải đặt mình trong tâm thế là người đứng giữa, luôn công tâm phân minh trong mọi vấn đề. Dù là nhân viên ưu tú, nhưng nếu không may mắc lỗi, nhà quản lý vẫn phải răn đe, phê bình hoặc xử phạt nếu cần thiết. Ngược lại đối với người đã từng mắc lỗi, nhưng lại lập công, nhà lãnh đạo cần khen ngợi, biểu dương hoặc có phần thưởng khuyến khích phù hợp. Khi xử phạt, nhà quản lý cần nêu rõ lý do, nguyên nhân, như vậy cấp dưới mới tâm phục, khẩu phục.
Trên thực tế cách quản lý nguồn nhân sự từ lãnh đạo đóng vai trò to lớn đến thành công và sự phát triển của nhân viên trong tương lai. Một lãnh đạo giỏi có thể nhìn ra được năng lực tiềm ẩn và những điểm mạnh của cấp dưới, từ đó giao cho họ những công việc và nhiệm vụ phù hợp. Ngoài ra nhà quản lý cũng cần tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, sở thích của nhân viên nhằm sắp xếp công việc theo đúng đam mê của họ. Người lãnh đạo tốt không chỉ được nhân viên nể phục mà còn là người dìu dắt và góp phần vào quá trình thăng tiến, phát triển của cấp dưới.
>>>> Xem thêm: 10 Phần mềm quản lý nhân viên, nhân sự Miễn Phí
Là một nhà quản lý, tiếng nói của bạn có vai trò và trọng lượng vô cùng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người. Chính vì vậy trong quá trình quản lý nhân sự, nhà lãnh đạo cần cân nhắc ý kiến và điều chỉnh cảm xúc. Nhà quản lý luôn phải đặt suy nghĩ cá nhân phía sau suy nghĩ tập thể, không được để cảm xúc và quan điểm của bản thân chi phối hành động của mình. Trong mọi vấn đề, nhà quản lý luôn là người đứng giữa, lắng nghe ý kiến từ hai phía, xử lý mâu thuẫn và công việc bằng lý trí.
Một trong những kỹ năng quản lý nhân viên hiệu quả dành cho lãnh đạo mà các doanh nghiệp thành công hay đề cập đến chính là dẹp bỏ cái tôi cá nhân. Cái tôi quá lớn không những gây thất bại trong việc quản lý nhân sự mà còn làm mất đi uy tín của nhà lãnh đạo. Nhà quản lý giỏi là người biết cách lắng nghe, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Trên thực tế có khá nhiều nhà quản lý nhân sự thường xuyên đưa ra các mệnh lệnh độc đoán, ép buộc cấp dưới làm theo các ý tưởng hay sáng kiến do mình đề ra. Thực trạng này không chỉ khiến nhân viên cấp dưới có cảm giác bị xem thường mà còn làm cho nội bộ nhân viên lục đục, mất đoàn kết.
Kỹ năng quản lý nhân sự quan trọng nhất chính là nghệ thuật dùng người, biến nhân viên của bạn trở thành “anh em” kề vai sát cánh nhằm đạt được những thành công trong công việc. Không có sức mạnh nào sánh được với sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần tập thể, doanh nghiệp có lớn mạnh, bền vững và tiến xa được hay không đều nhờ vào yếu tố này. Là một nhà quản lý bạn cần “nhóm lửa” và gom chúng thành nhiệt năng, biến các cá thể đơn lẻ thành một tập thể lớn, gắn kết chặt chẽ với nhau. Điều này không chỉ tạo nên môi trường làm việc thoải mái mà còn tăng năng suất và tối đa hóa hiệu quả công việc.
Lời kết
Trong bất cứ doanh nghiệp nào thì nhà quản trị nhân sự cũng luôn luôn phải là người dung hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động. Do đó, nhà quản lý nhân sự phải có các nguyên tắc làm việc cũng như kỹ năng quản lý nhân sự cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả đôi bên. Tóm lại, để trở thành một nhà quản lý nhân sự tài giỏi thì bạn cần phải luôn luôn nỗ lực, trau dồi học tập các kỹ năng quản lý nhân sự qua sách vở, kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm của những nhà lãnh đạo tài giỏi khác. Chúc các bạn thành công!