Khấu trừ thuế nhằm giúp việc thu thuế không bị trùng lặp. Việc khấu trừ thuế sẽ giúp đơn giản hóa quá trình thu và quản lí thuế. Việc khấu trừ cũng như những nghiệp vụ kế toán khác cần phải tuân thủ các quy định nhà nước ban hành. Theo đó, chỉ một số nguồn doanh thu hay thu nhập nhất định mới đủ điều kiện khấu trừ thuế.
Mục lục
Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ các loại thuế như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), hay thuế thu nhập đặc biệt (TNĐB). Theo đó, cá nhân hay doanh nghiệp sẽ không trực tiếp đi nộp thuế mà thuế sẽ được trừ vào chi phí mua hàng hoặc thu nhập của họ.
Khấu trừ thuế đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà nước. Việc khấu trừ thuế sẽ tạo thuận lợi cho công tác thu thuế bởi sẽ chỉ có một chủ thể là doanh nghiệp đi nộp thuế. Ngoài ra, khấu trừ thuế TNCN sẽ giúp nhà nước kiểm soát hành động trốn thuế TNCN. Tương tự như thuế TNCN, việc khấu trừ thuế GTGT cũng giúp nhà nước hạn chế thất thu thuế bởi trong trường hợp này mức thuế đã được quy định rõ ràng cho từng chủ thể.
Khấu trừ thuế GTGT là việc doanh nghiệp xác định số thuế GTGT phải nộp cho ngân sách nhà nước bằng cách lấy thuế GTGT đầu ra trừ đi thuế GTGT đầu vào. Về cơ bản, khi doanh nghiệp nhập hàng hóa, họ sẽ phải trả thuế GTGT cho hàng hóa đó, gọi là thuế GTGT đầu vào. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp bán món hàng đó thì khách hàng sẽ phải trả thuế GTGT, gọi là thuế GTGT đầu ra. Do bản chất của thuế GTGT là đánh vào người tiêu dùng cuối cùng nên doanh nghiệp cần phải lấy thuế GTGT đầu ra trừ đi thuế GTGT đầu vào. Theo đó, khấu trừ thuế GTGT sẽ được áp dụng với những doanh nghiệp áp dụng đủ 2 điều kiện sau:
Khấu trừ thuế TNCN là khi doanh nghiệp khấu trừ thuế vào thu nhập cá nhân trước khi trả lương cho người lao động. Điều 28 thuộc Nghị định 65 quy định những thuế thu nhập cá nhân được khấu trừ như sau:
Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB sẽ được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB đã nộp cho nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả cho nguyên liệu mua từ các cơ sở trong nước. Trong đó, số thuế được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu được dùng để sản xuất hàng hóa. Số thuế TTĐB nếu chưa được khấu trừ hết trong kỳ thì sẽ được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Số thuế TTĐB được khấu trừ đối với xăng sinh học sẽ được tính dựa trên số thuế TTĐB đã nộp cho nguyên liệu đầu vào của kỳ khai thuế trước liền kề. Ví dụ, trong tháng 9, công ty A mua 5000 lít xăng khoáng Ron 92 với số thuế TTĐB đã nộp ở đầu kỳ là 5000000 VNĐ. Đến tháng 11, công ty A bán cho công ty B 1000 lít xăng E5 với tỷ lệ xăng Ron 92 là 94.06%. Do vậy, số thuế TTĐB được khấu trừ trong tháng 11 được tính như sau: 5000000/ 5000 x 94.06% x 1000 = 94060 VNĐ.
Đối với khấu trừ thuế GTGT, trình tự thực hiện gồm 2 bước sau:
Về hồ sơ, kế toán thuế doanh nghiệp cần chuẩn bị 4 loại giấy tờ sau:
Đối với thuế TNCN, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
Sau khi cung cấp đầy đủ giấy tờ và hoàn thành các bước, cục thuế sẽ cấp cho doanh nghiệp một cuốn chứng từ khấu trừ thuế TNCN, trong đó bao gồm 2 liên. Liên 1 là báo soát và lưu trong khi liên 2 sẽ giao cho cá nhân được khấu trừ khấu thuế.
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục khấu trừ thuế TNĐB tại cơ quan thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Thuế TNĐB chưa được khấu trừ trong kỳ sẽ được bù trừ với số thuế TNĐB của hàng hóa khác. Doanh nghiệp cần chuẩn bị tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt mẫu số 01/TTĐB và bảng xác định thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) của nguyên liệu mua vào, hàng hóa nhập khẩu theo mẫu số 01-1/TTĐB.
Lời kết
Khấu trừ thuế được áp dụng với các loại thuế hiện hành như thuế GTGT, thuế TNĐB, và thuế TNCN. Khấu trừ thuế sẽ giúp hạn chế việc thu thuế trùng lặp cho cùng một loại hàng hóa. Tùy vào mỗi loại thuế mà quy trình và thủ tục khấu trừ thuế sẽ khác nhau. Do đó doanh nghiệp cần phải nắm rõ quy trình để tránh xảy ra sai sót khi thực hiện khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.