Nếu bạn đam mê việc theo dõi thu nhập và chi phí doanh nghiệp, đồng thời giữ nhiều trách nhiệm và quyền hạn, kế toán quản trị chính là công việc tuyệt vời dành cho bạn. Vậy vị trí này là gì và có vai trò gì đối với doanh nghiệp? Ta cần những kỹ năng chuyên môn và phẩm chất nào, bạn có thể nắm lấy cơ hội để trở thành một kế toán tài năng hay không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục
Những thắc mắc về khái niệm kế toán quản trị dường như là vấn đề đang được đông đảo độc giả quan tâm. Kế toán quản trị tiếng Anh là Management Accounting. Hiểu một cách đơn giản thì đây là việc thực hành đo lường, xác định, phân tích, giải thích và truyền đạt các thông tin tài chính cho ban lãnh đạo để theo đuổi các mục tiêu chung của tổ chức.
Theo IMA định nghĩa: Kế toán quản trị là một công việc liên quan đến việc hợp tác để đưa ra kế hoạch, quyết định quản lý và hệ thống quản lý hiệu suất, cung cấp báo cáo tài chính để hỗ trợ quản lý xây dựng và thực hiện các chiến lược của tổ chức. Tóm lại, có thể hiểu đó là việc xem xét các sự kiện xảy ra trong nội bộ và xung quanh doanh nghiệp trong khi vẫn quan tâm đến nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó, dữ liệu và sự ước tính xuất hiện.
Kế toán quản trị trong doanh nghiệp thương mại có đặc điểm liên quan đến việc dự báo về tương lai. Từ đó giúp các nhà quản trị và ban lãnh đạo ra quyết định cũng như lên các kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp.
Kế toán quản trị có các đặc điểm sau:
Phân tích và lý giải nguyên nhân liên quan đến việc tăng trưởng cũng như thua lỗ của doanh nghiệp đồng thời so sánh với những kỳ kế toán trước. Ngoài ra, kế toán quản trị còn xét đến sự tác động của các nhân tố vào lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp các người chủ doanh nghiệp hoạch định các kế hoạch tương lai.
Không đưa ra thông tin dưới dạng đã được quy định như kế toán tài chính. Thông tin của kế toán quản trị được cung cấp sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp và các nhà quản trị.
Cung cấp thông tin hữu ích cho chủ doanh nghiệp ra quyết định chứ không đưa ra các quyết định cụ thể. Nói cách khác, kế toán quản trị chỉ đề xuất chứ không chịu trách nhiệm thực hiện.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp đều có mục tiêu chung là quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp đều xoay quanh vấn đề xử lý thông tin và đưa ra quyết định hiệu quả. Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo để phục vụ việc ra quyết định. Quá trình ra quyết định cho công việc điều hành sản xuất kinh doanh có thể được mô tả qua các bước như sau:
Chúng ta có thể thấy rằng tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Do vậy, một yêu cầu quan trọng đặt ra cho công tác kế toán, đặc biệt đối với kế toán quản trị là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng, chính xác và kịp thời cho ban lãnh đạo doanh nghiệp từ đó có thể hoàn thành tốt việc ra quyết định.
Về bản chất, kế toán quản trị chi phí là bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng, vì vậy bản chất của kế toán quản trị chi phí trước hết thể hiện ở bản chất của công việc kế toán, đều đảm nhận nhiệm vụ tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp. Đây là kênh thông tin quan trọng hàng đầu giúp cho ban lãnh đạo xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động và đưa ra các quyết định tối ưu. Các nhiệm vụ cơ bản:
Trong hoạt động của doanh nghiệp, kế toán quản trị chi phí có mối quan hệ “hữu cơ” với chức năng quản lý. Theo đó, để có thể đạt được mục tiêu điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản trị doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và dự toán chi phí dựa trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, tổ chức và điều hành việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, cụ thể hoá thông tin chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo.
Bên cạnh đó, nó cũng có vai trò quan trọng trong công tác phân bổ nguồn lực. Công việc này giúp cho ban lãnh đạo tính toán, lựa chọn và đưa ra quyết định tối ưu nhất cho việc phân bổ các nguồn lực sẵn có. Chẳng hạn, khi thông tin được cung cấp một cách trung thực về tình hình chi phí, kết quả doanh thu, lợi nhuận và các rủi ro hiện hữu, nhà quản trị sẽ có cơ sở để đưa ra các quyết định điều hành theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Kế toán quản trị chi phí: Khái niệm, mục tiêu, phương pháp
Kế toán quản trị môi trường có thuật ngữ tiếng Anh là Environmental Management Accounting – EMA.
Kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp là quá trình nhận dạng, thu thập và phân tích các thông tin cơ bản về môi trường dùng trong nội bộ đơn vị. (Theo USEPA, 1995).
Hai loại thông tin được xử lý và cung cấp phục vụ cho mục đích ra quyết định nội bộ là thông tin tiền tệ và thông tin phi tiền tệ (vật chất).
Xét trong mối quan hệ với hệ thống kế toán hiện hành tại các doanh nghiệp, kế toán quản trị môi trường được đánh giá là sự phát triển tiếp nối của hoạt động kế toán truyền thống cho mục tiêu môi trường.
Kế toán quản trị bán hàng hay kế toán quản trị kinh doanh là một bộ phận không thể tách rời nhau. Nó đóng vai trò kiểm soát, tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Tối ưu hóa lợi ích, tăng doanh thu đi kèm với tối ưu hóa chi phí là mục tiêu hàng đầu của hoạt động kinh doanh. Nó cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp thông tin chi tiết về phương thức bán hàng và thanh toán của khách hàng. Ngoài ra, kế toán quản trị bán hàng cung cấp những chỉ số lợi nhuận kinh doanh và chỉ số hiệu quả hoạt động cho thấy khả năng sinh lời.
Dựa vào mục tiêu ban lãnh đạo đề ra, bộ phận kế toán sẽ đưa ra những phương án chiến lược kinh doanh trong tương lai. Đồng thời theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh thu được của chiến lược đó.
Các nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm được thông tin một cách chi tiết cụ thể và kịp thời về chi phí – doanh thu và kết quả của từng loại hình hoạt động, từng loại sản phẩm. Việc này sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô và có được quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Nó giúp cho chủ doanh nghiệp quyết định nên mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Nếu mở rộng thì mở rộng như thế nào, nếu thu hẹp thì thu hẹp như thế nào, tới mức độ nào hay đình chỉ, quyết định tiếp tục sản xuất kinh doanh hay chuyển hướng hoạt động.
Kế toán quản trị hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng của kế toán, đóng vai trò cung cấp thông tin cụ thể, kịp thời và thích hợp cho hoạt động quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh.
Không chỉ cung cấp thông tin tồn kho, kế toán quản trị hàng tồn kho còn cung cấp thông tin mang tính định hướng, giúp nhà quản trị dễ dàng phân tích, đánh giá kịp thời và nhanh chóng đồng thời ra các quyết định thích hợp. Hiện nay, kế toán quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong hệ thống kế toán quản trị, đây là bộ phận có vai trò cung cấp các thông tin về hàng tồn kho để doanh nghiệp thực hiện chức năng quản trị nguồn lực. Thông qua đó ban lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động và đưa ra các quyết định kịp thời, hợp lý.
Kế toán quản trị hàng tồn kho không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho, mà còn thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin dự báo tương lai về lượng hàng tiêu thụ, phục vụ cho việc ra quyết định quản trị. Từ đây, kế hoạch đặt hàng cũng như việc chọn lựa nhà cung cấp uy tín sẽ được xây dựng. Nói cách khác, thông qua thông tin được cung cấp từ bộ phận này, người chủ doanh nghiệp có thể lập kế hoạch xác định nhu cầu hàng hóa cho tiêu thụ, thời điểm mua vào và lượng mua mỗi lần là bao nhiêu thì đạt hiệu quả tối ưu nhất trong quản lý, tiêu thụ sản phẩm.
Các lĩnh vực liên quan đến kế toán quản trị khách sạn:
Nhà hàng là một mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay. Nếu bạn muốn làm tốt công việc kế toán quản trị ở nhà hàng thì cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Mục tiêu hướng đến là điểm khác nhau căn bản của kế toán quản trị và kế toán tài chính:
Tuy vậy, hai hệ thống kế toán này cũng có nhiều điểm tương đồng bởi vì cả hai hệ thống này đều dựa vào dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức. Hệ thống này bao gồm các hoạt động liên quan đến thủ tục, nhân sự, và hệ thống máy tính để tổng hợp và lưu trữ các dữ liệu tài chính của doanh nghiệp. Một phần quan trọng của hệ thống kế toán chung này chính là hệ thống kế toán chi phí (cost accounting), với nhiệm vụ thu thập và tổng hợp thông tin chi phí được sử dụng trong cả hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Ví dụ, số liệu về giá thành sản phẩm được người chủ doanh nghiệp sử dụng để định giá bán sản phẩm, đó là mục đích của việc sử dụng thông tin kế toán quản trị. Tuy nhiên, số liệu về giá thành cũng được sử dụng để xác định giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, đó lại là mục đích sử dụng thông tin của hệ thống kế toán tài chính.
Lời kết
Kế toán quản trị đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả các thông tin được cung cấp bởi hoạt động kế toán này sẽ là yếu tố then chốt giúp nhà quản lý hoạch định, giám sát và điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Xu thế mới đã hình thành và sự thay đổi là điều cần thiết để nắm bắt những cơ hội cho người làm nghề kế toán tài chính.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được chúng tôi giải đáp nhanh chóng nhé!