Cách lập kế hoạch kinh doanh bánh ngọt cho người mới bắt đầu

Khi bắt đầu mở một tiệm bánh ngọt, bạn sẽ cần xây dựng một kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết về các vấn đề về như thị trường, khách hàng tiềm năng, mô hình kinh doanh và nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, điều này không hề đơn giản đối với những người chưa có kinh nghiệm kinh doanh. Do vậy nên SimERP đã tổng hợp các bước lập kế hoạch kinh doanh bánh ngọt hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu trong bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu xem kinh doanh bánh ngọt cần chuẩn bị những gì nhé!  

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

nghiên cứu thị trường kinh doanh bánh ngọt

Trước khi đi vào chi tiết bản kế hoạch kinh doanh bánh ngọt, bạn phải nghiên cứu thị trường đầu tiên. 

Các yếu tố cần quan tâm bao gồm: 

  • Xu hướng các món bánh
  • Xu hướng người dùng
  • Các loại bánh ngọt phổ biến
  • Giá cả
  • Đối thủ cạnh tranh

Ví dụ, trong hai năm trở lại đây, món bánh bông lan trứng muối là loại bánh được yêu thích nhất. Bạn có thể lựa chọn đưa món bánh này vào thực đơn của mình. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý giá cả sao cho phù hợp với thị trường để thu hút khách hàng. 

Bên cạnh những yếu tố chung như xu hướng thị trường, giá cả, đối thủ cạnh tranh cũng cần được quan tâm nhiều. Hiểu rõ các đối thủ sẽ giúp bạn biết nên thu hút khách hàng như thế nào, làm thế nào để phục vụ khách hàng tốt hơn, điểm mạnh kinh doanh của mình là gì và làm thế nào để đánh bại họ. Chủ cửa hàng cần làm rõ các vấn đề như đối thủ gián tiếp, đối thủ trực tiếp, giá cả và dịch vụ của đối thủ, phương thức marketing,… Từ đó cải thiện sản phẩm dịch vụ và thay đổi chiến lược để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. 

Bước 2: Xác định mô hình kinh doanh

Kinh doanh bánh ngọt online

Kinh doanh bánh ngọt online

Hiện nay, việc kinh doanh bánh ngọt online trở nên phổ biến hơn trước và được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn. Khi kinh doanh bánh ngọt online, bạn sẽ phải sử dụng nhiều kênh mạng xa hội như Instagram và Facebook là kênh bán hàng chính.Ngoài ra, chủ cửa hàng có thể liên kết thêm với các ứng dụng đặt đồ ăn như Grab Food hay Now, Baemin để tiếp cận nhiều khách hàng hơn cũng như giao hàng cho khách nhanh nhất.

Kinh doanh bánh ngọt offline

Kinh doanh bánh ngọt offline

Bên cạnh các cửa hàng online, các tiệm bánh ngọt cũng là mô hình mà nhiều chủ cửa hàng lựa chọn. Tuy nhiên, khi kinh doanh bánh ngọt offline, bạn sẽ phải mất thêm chi phí thuê mặt bằng cũng như cần nhiều nhân viên hơn. Có hai mô hình mà các chủ tiệm bánh offline thường áp dụng:

  • Tiệm trà và bánh
  • Tiệm làm bánh

Đối với mỗi loại mô hình khác nhau thì sẽ đòi hỏi mặt bằng và số lượng nhân viên khác nhau. Ví dụ như tiệm trà và bánh sẽ cần cả thợ làm bánh, pha chế, phục vụ, thu ngân,… trong khi xưởng làm bánh chỉ cần thợ làm bánh và thu ngân là đủ. Mặt bằng của tiệm trà và bánh cũng sẽ rộng hơn rất nhiều so với tiệm làm bánh bởi khách hàng sẽ ăn tại quán nhiều hơn. Một số ví dụ điển hình các thương hiệu trà bánh hot nhất hiện nay như Paris Gâteaux, Lofita,… hay các tiệm bánh nổi tiếng như Tous Les Jours, C’est Si Bon,…

Ngoài ra, các chủ tiệm vẫn nên sử dụng thêm các kênh online để xây dựng thương hiệu và tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Bước 3: Phân tích khách hàng mục tiêu

Phân tích khách hàng mục tiêu

Bên cạnh việc lựa chọn mô hình và sản phẩm, chủ cửa hàng cần đảm bảo loại bánh đó phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng. Do đó mà việc phân tích khách hàng mục tiêu cực kỳ quan trọng. Các chủ cửa hàng cần xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu dựa trên những đặc điểm như: độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, sở thích, hành vi người tiêu dùng,… Sau đó, phân loại nhỏ các khách hàng ra thành từng nhóm khác nhau dựa vào đặc điểm của họ. Ví dụ nếu bạn kinh doanh bánh sinh nhật thiết kế riêng thì đối tượng khách hàng nhắm tới sẽ là những người trẻ tuổi, độ tuổi từ 22 đến 30, có thu nhập cao và yêu thích các loại bánh sinh nhật có nét đặc trưng riêng. 

Bước 4: Đăng ký kinh doanh

Nếu mở cửa tiệm kinh doanh bánh ngọt, bạn sẽ phải đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh. Bộ hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp giữa các thành viên về việc thành lập hộ kinh doanh;
  • Bản sao công chứng biên bản họp về việc thành lập cửa hàng kinh doanh.

Khi đó, bạn sẽ phải đăng ký thuế hộ kinh doanh và nộp thuế hàng tháng. Còn nếu bạn kinh doanh online dưới dạng tự phát, nhỏ lẻ thì sẽ không phải đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Lập kế hoạch tài chính

Lập kế hoạch tài chính kinh doanh bánh ngọt

Khi kinh doanh bất cứ sản phẩm gì, kể cả bánh ngọt, bạn cũng cần xây dựng kế hoạch tài chính. Kế hoạch càng chi tiết bao nhiêu, bạn càng dễ kiểm soát nguồn tiền bấy nhiêu, tránh bị thất thoát hay thiếu khi cần. Đối với kinh doanh bánh ngọt, các chi phí thường có bao gồm:

  • Chi phí về thuê mặt bằng và trang trí mặt bằng (nếu có)
  • Nguyên liệu làm bánh
  • Dụng cụ và thiết bị làm bánh
  • Chi phí đăng ký kinh doanh
  • Lương cho nhân viên
  • Chi phí cho các phần mềm quản lý cửa hàng
  • Chi phí marketing
  • Khoản dự trù trong trường hợp hoạt động chưa có lãi trong thời gian đầu. 

Bước 6: Chọn địa điểm kinh doanh bánh ngọt

Chọn địa điểm kinh doanh bánh ngọt

Đây là bước quan trọng đặc biệt với các cửa hàng kinh doanh tiệm bánh ngọt. Với những quán bánh ngọt offline, khi chọn địa điểm kinh doanh, bạn nên chú ý đến những nơi mà tập trung nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Nếu bạn hướng đến khách hàng là sinh viên, thì cửa hàng nên đặt tại khu nhiều trường đại học. Việc trang trí cửa hàng cũng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng và quyết định xem liệu họ có lựa chọn tiệm bánh của bạn hay không. Hãy trang trí sao cho vừa thể hiện được đặc điểm của riêng bạn, vừa hài hòa, thu hút người nhìn.

Còn đối với mô hình kinh doanh online, bạn sẽ không phải thuê mặt bằng mà có thể bán trực tiếp tại nhà. Tuy nhiên, nhằm giúp khách hàng mua hàng thuận tiện, chủ cửa hàng kinh doanh bánh ngọt online phải lựa chọn những cơ sở phân phối hoặc giao hàng tại những khu trung tâm, khách dễ tiếp cận.

Bước 7: Chuẩn bị thực đơn các món bánh ngọt

Lên thực đơn các món bánh ngọt

Các tiệm bánh thường có nhiều món bánh khác nhau và sẽ chọn ra vài loại nổi bật, ngon nhất và khác biệt so với những cửa hàng khác. Vậy nên, chủ cửa hàng cần tìm hiểu nhu cầu của khách, thay đổi những món ăn phổ biến và khiến chúng có hương vị mới mẻ sao cho phù hợp với khách mà vẫn mang nét đặc trưng của quán. Ngoài ra, bạn cũng nên trang trí thực đơn và sử dụng nhiều hình ảnh bắt mắt, thu hút khách hàng. Để tránh trường hợp khách bị dị ứng với một vài nguyên liệu trong bánh, bạn nên thêm dòng mô tả nguyên liệu bánh hoặc lưu ý trên thực đơn. Hay thậm chí, chủ cửa hàng cũng nên đặt những tên gọi đặc biệt để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng.

Bước 8: Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị làm bánh

Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị làm bánh

Dụng cụ, trang thiết bị làm bánh bắt buộc phải được trang bị đầy đủ nhất để đảm bảo các món bánh có được chất lượng tốt nhất và bạn có thể phục vụ các thực khách kịp thời. Các dụng cụ chủ yếu gồm có: máy trộn bột, lò nướng, bánh đánh trứng, phới đánh trứng, cân, rây lưới,… tùy vào điều kiện khả năng của chủ cửa hàng mà chuẩn bị những thiết bị phù hợp.  

Ngoài những đồ dùng kể trên thì một trong những vật dụng mà bạn không thể thiếu đó chính là hộp đựng bánh. Nó không chỉ bảo quản hay đựng bánh cho khách mang đi mà nó còn quảng bá thương hiệu cửa hàng. Bạn có thể in tên, logo cửa hàng lên hộp để gây ấn tượng với khách hàng. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại hộp đựng khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là các hộp cứng chất liệu PET, nhựa PP hay hộp giấy. Tuy nhiên, để bảo vệ môi trường và thuyết phục được nhóm khách hàng quan tâm đến vấn đề này, bạn có thể tham khảo các loại hộp giấy, hộp tái chế,… Mặc dù, chi phí cho hộp tái chế này sẽ đắt hơn các loại hộp khác nhưng giá trị đem lại cho khách hàng là rất cao.

Bước 9: Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh

Có nhiều nguồn cung nguyên liệu làm bánh khác nhau cho bạn lựa chọn như các siêu thị bán buôn, chợ truyền thống, thậm chí là các cửa hàng online trên sàn thương mại điện tử. Dù có lựa chọn bất cứ nguồn nào, bạn cũng cần chú ý đọc nhận xét từ khách hàng cũ, tham khảo  những người làm cùng ngành xem liệu đâu là nơi bán uy tín. Ngoài ra, khi mua nguyên liệu, hãy mua với số lượng ít từ 2-3 nguồn cung khác nhau để kiểm tra đâu là nơi tốt nhất để lựa chọn bên cung cấp lâu dài.

Hãy nhớ bảo quản các nguyên liệu chúng cẩn thận bởi chúng rất dễ hỏng. Những loại như kem, phô mai, trứng, sữa,… nên được cho trong tủ lạnh dưới nhiệt độ phù hợp. Với những loại bột thì nên để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp gây mốc.  

Bước 10: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Trước khi tuyển nhân viên, bạn nên chuẩn bị xem mình cần những nhân viên ở bộ phận nào, các bộ phận đó cần bao nhiêu người, yêu cầu về ứng viên và bản mô tả các công việc của từng bộ phận. Thường thì một cửa hàng kinh doanh bánh ngọt online sẽ có nhân viên làm bánh, nhân viên thu ngân kiêm quản lý lượng hàng trong cửa hàng,nhân viên chăm sóc và trả lời khách hàng, nhân viên giao hàng (shipper). Còn nếu bạn sử dụng các bên thứ ba như Grab, Now hay Baemin thì sẽ không cần shipper riêng. Đối với các tiệm bánh offline có mặt bằng riêng, bạn sẽ cần thuê thêm nhân viên phục vụ và bảo vệ. 

Sau khi tuyển dụng, các chủ cửa hàng cần đào tạo và hướng dẫn nhân viên theo quy trình đào tạo đã xây dựng như cách bán hàng, thái độ phục vụ và hướng giải quyết khi khách có khiếu nại. Điều này sẽ tránh phải các trường hợp khách phàn nàn về dịch vụ của quán và thậm chí là “mất khách”. Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng một quy trình quản lý nhân sự để đảm bảo nhân viên luôn làm việc đúng giờ, hoàn thành mọi nhiệm vụ và đánh giá dễ dàng hơn.

Bước 11: Lên chiến lược marketing cho tiệm bánh ngọt

Quảng bá thông qua website

Quảng bá thông qua website

Nếu có đủ nguồn vốn đầu tư, bạn nên xây dựng cho mình một website quảng bá hình ảnh, thậm chí đưa các sản phẩm lên trang web tạo thành một kênh bán hàng khác như những cửa hàng trực tuyến thông thường. Chủ cửa hàng thường tối ưu SEO để giúp website luôn ở vị trí cao khi khách hàng tìm kiếm thông tin, từ đó tiếp cận người mua tiềm năng. Trong trường hợp có nhiều ngân sách hơn, bạn có thể chạy quảng cáo trang web với Google. Đương nhiên số tiền phải bỏ ra khá lớn và không phù hợp với những mô hình nhỏ. 

Quảng cáo trên Facebook và Instagram

Quảng cáo trên Facebook và Instagram

Đây là hai kênh phổ biến nhất để marketing tiệm bánh, đặc biệt là những cửa hàng kinh doanh bánh ngọt online. Thường các cửa hàng sẽ có một khoản chi phí riêng để chạy quảng cáo trên các nền tảng xã hội này. Bởi nếu chỉ xây dựng fanpage hay tài khoản riêng, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian mới tiếp cận được khách hàng tiềm năng. Khi đăng bài trên Facebook hay Instagram, hãy trang trí trang cá nhân của quán một cách ấn tượng với những bức ảnh sắc nét, chân thật và hấp dẫn. 

Seeding trên các hội nhóm

Seeding trên các hội nhóm

Với những sản phẩm như đồ ăn, đặc biệt là bánh ngọt, việc đăng bài và seeding trên các hội nhóm “review” đồ ăn trên Facebook hoặc các nền tảng khác là một phương án hiệu quả, giúp những khách hàng tiềm năng biết đến bạn nhiều hơn. Điểm thu hút khách hàng khi đăng bài giới thiệu đó chính là hình ảnh. Bạn hãy trau chuốt hình ảnh của mình và sử dụng các phần mềm chỉnh sửa để chúng đẹp nhất có thể nhé. 

Hợp tác với KOLs

Hợp tác với KOLs

Khi làm việc với KOLs – những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, bạn sẽ yêu cầu họ đăng bài quảng cáo và trả cho họ một khoản phí hoa hồng. Những người quan tâm, theo dõi KOLs sẽ biết đến và mua bánh ngọt từ cửa hàng của bạn bởi họ tin tưởng KOLs đó. Đây được cho là một chiến lược hiệu quả cao khi ngày càng có nhiều reviewer trở nên nổi tiếng nhờ sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội.

Tổ chức các chương trình khuyến mãi

Tổ chức các chương trình khuyến mãi

Khách hàng thường bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi. Do đó, việc áp dụng các chương trình giảm giá, tri ân khách hàng, tặng mã khuyến mãi vào những dịp đặc biệt sẽ giúp bạn sẽ dễ gây ấn tượng với khách và khiến họ mua hàng. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa thêm một vài hình thức khác thay vì chỉ giảm giá như là mua 2 tặng 1, tặng kèm đồ ăn kèm, freeship để đa dạng phương thức thu hút khách hàng. Nếu bạn kinh doanh cửa hàng bánh ngọt offline và có diện tích mặt bằng lớn, bạn có thể cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện, vừa tăng doanh thu mà vừa quảng bá cho cửa hàng tới những người tham gia sự kiện đó. 

Kết luận

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch kinh doanh bánh ngọt, các chủ cửa hàng cũng cần có cho mình một phương pháp quản lý riêng để đảm bảo cửa hàng được vận hành hiệu quả. Trong đó, việc áp dụng các phần mềm quản lý như SimERP sẽ giúp bạn kiểm tra các hoạt động như kế toán, tài chính, nhân sự, Marketing và cả quan hệ khách hàng. Hiện nay, SimERP đang có gói SimCRM dùng miễn phí trong 30 ngày. Hãy đăng ký để trải nghiệm ngay!

Related Post

Leave a Comment

Đáng quan tâm

Bài viết mới