Cho dù là mới xuất hiện hay đã tồn tại trên thương trường từ lâu, rất nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong cách tìm khách hàng tiềm năng. Ở trong một doanh nghiệp, sẽ rất dễ hiểu, rằng lợi nhuận của công ty đó sẽ phụ thuộc phần lớn vào số lượng khách hàng mà doanh nghiệp có. Một công thức mà bạn chắc chắn đã từng nghe qua: không có khách hàng = không có doanh thu = doanh nghiệp khó tồn tại = không có hệ thống thu hút khách hàng = không có khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau đi trả lời câu hỏi tìm khách hàng tiềm năng ở đâu và lời khuyên gì cho doanh nghiệp trong cách tìm khách hàng tiềm năng.
Mục lục
Có rất nhiều lý do khiến cho sản phẩm/doanh nghiệp của bạn chưa thu hút được nhiều khách hàng. Một số lý do có thể đề cập đến như sau, hãy cẩn trọng trong việc cân nhắc các lý do dưới đây và đưa ra các phương án hợp lý, cải thiện tình trạng của công ty:
Khi nhắc đến Marketing, sẽ có 2 nhóm chính: (1) doanh nghiệp không nghĩ họ cần Marketing. Các doanh nghiệp này thường được thuyết phục rằng họ vẫn sẽ vận hành tốt mà không cần đến Marketing, họ gần như không hiểu được lý do vì sao phải chi trả quá nhiều tiền vào các hoạt động quảng cáo, tiếp thị; (2) họ hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động Marketing và cố gắng tìm hiểu các tính năng của nó. Họ cố gắng thử sức với những cơ hội mới, thí nghiệm các chiến dịch tiếp thị trong các sản phẩm/dịch vụ của mình và điều này đã cho họ một luồng khách hàng mới.
Những doanh nghiệp mới được thành lập thường rơi vào trường hợp đầu tiên khi họ tin rằng, “Tôi đã tạo ra doanh nghiệp của mình với các sản phẩm tốt rồi, vậy thì các đơn hàng của tôi sẽ do khách hàng tự tìm đến”. Nhưng khi thời gian trôi qua và bạn vẫn chưa thấy số lượng khách hàng của mình tăng lên. Vậy thì vấn đề ở đây là gì?
Để nhanh chóng tìm ra cách kiếm khách hàng tiềm năng, hãy cố gắng tham khảo thực hiện các chiến lược sau để tìm ra được nguồn khách hàng mục tiêu:
Bước đầu, ngoài việc thực hiện các chiến dịch giúp tăng sự chú ý từ cộng đồng, vấn đề cốt lõi mà mỗi doanh nghiệp cần cân nhắc nghiêm túc – chất lượng sản phẩm cốt lõi. Bởi, chắc chắn khách hàng sẽ không mua các sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng thấp, hoặc, nếu có thì chắc chắn sẽ quay lại. Vì vậy, tăng độ tin cậy cho sản phẩm của mình bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm của mình, như ông cha ta vẫn dặn hữu xạ tự nhiên hương!
Chia sẻ với người thân, bạn bè biết về sản phẩm/dịch vụ của bạn, để họ dùng thử và lắng nghe nhận xét từ họ. Có thể, thông qua góc nhìn của họ, bạn sẽ tìm ra ai là người phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn, đây cũng là một phép thử để biết ai là khách hàng mục tiêu của bạn.
Sau khi đã có trong tay một sản phẩm chất lượng và chạy testing (thử) với một nhóm nhỏ, bạn cần phải tập trung vào khách hàng ngay lập tức. Với một sản phẩm mới, doanh nghiệp của bạn nên tập trung để vẽ được chân dung khách hàng tiềm năng. Biết được nhóm khách hàng mục tiêu nào sẽ tiêu thụ/sử dụng sản phẩm của mình, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra các chiến lược chào hàng phù hợp. Hãy vẽ ra những đặc điểm của khách hàng tiềm năng và xem họ cần/muốn gì ở sản phẩm/dịch vụ của bạn!
Theo báo cáo mới nhất của NIELSEN, rất nhiều khách hàng đang tìm kiếm những gì họ cần bằng việc lướt các trang mạng xã hội, phần lớn nhóm khách hàng trẻ ngày nay được gọi là nhóm khách hàng kết nối (connected spenders) do tần suất sử dụng mạng xã hội mỗi ngày để tìm kiếm thông tin, mua sắm và chia sẻ thông tin. Tận dụng kênh quảng cáo hữu hiệu này với các nội dung chất lượng,bạn sẽ tiếp cận được với nguồn khách hàng tiềm năng theo như chân dung khách hàng cũng như có lợi về số lượng.
Hãy xuất hiện trên các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter hay Linkedin) với một hồ sơ thu hút và có khả năng truyền cảm hứng tin tưởng. Bạn sẽ là một KOLs vô hình giúp khách hàng có niềm tin vững chắc vào sản phẩm mà doanh nghiệp bạn kinh doanh.
Trong giai đoạn khởi đầu, một doanh nghiệp sẽ khó mà có được lượng khách hàng trung thành. Thay vào đó, hãy nhanh chóng thực hiện các hoạt động tiếp cận với họ trước khi có họ đề cập và biết đến bạn. Một số người rất ngại chào hàng qua điện thoại. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng, đây có thể là một kênh chào hàng tiềm năng để tiếp cận được khách hàng mới.
Nếu bạn là doanh nghiệp đã ở trên thị trường một thời gian, có lượng khách hàng nhất định nhưng chưa đủ, bạn muốn phát triển doanh nghiệp của mình đi xa hơn và gặt hái được nhiều lợi nhuận hơn, hãy theo dõi 7 cách dưới đây để giúp cho doanh nghiệp của bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn:
Đây là loại hình mà quảng cáo được hiển thị phù hợp với ngữ cảnh, nghĩa là các quảng cáo được đưa ra khớp với những gì khách hàng đang xem, tăng khả năng click chuột vào các nội dung hiển thị. Khi khách hàng muốn tìm kiếm một sản phẩm nào đó, họ có thể nhìn thấy bạn ngay lập tức ở những trang đầu tiên của thanh tìm kiếm. Vị trí quảng cáo của bạn không phụ thuộc vào vị trí của bạn trong SERP (trang kết quả của công cụ tìm kiếm). Một công cụ rất phổ biến để quảng cáo theo ngữ cảnh bạn có thể tham khảo là Google Adwords.
Trong thế kỷ 21, mạng xã hội ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động. Số lượng đăng ký tài khoản hằng ngày trên các nền tảng tăng một cách đáng kinh ngạc. Chính vì vậy, sẽ là một quyết định vô cùng sáng suốt nếu doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm của mình trên các nền tảng này. Các hoạt động quảng bá có thể bao gồm: chạy quảng cáo, đăng bài, ảnh và tổ chức các cuộc thi. Doanh nghiệp có thể trực tiếp bán các sản phẩm từ mạng xã hội, từ đó thu thập một đội quân những vị khách trung thành cho doanh nghiệp. Hiện nay, có thể kể đến cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook và tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Zalo – 2 phương tiện xã hội phổ biến nhất hiện nay.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook mang lại hiệu quả đáng mong đợi cho các doanh nghiệp đơn giản vì tại thị trường Việt Nam, 70% người dân sử dụng Facebook là mạng xã hội chính. Ngoài ra, quảng cáo trên Facebook giúp cho khách hàng đơn giản hoá quy trình tiếp cận đến sản phẩm cũng như đặt hàng, tăng trải nghiệm khách hàng cũng như đơn hàng cho doanh nghiệp. Trước khi chạy chương trình quảng cáo trên Facebook, hãy chú ý: tối giản hoá nội dung – hình ảnh gây thu hút – bài đăng phản ánh thương hiệu.
Cũng giống như Facebook, Zalo cũng là một trong những mạng xã hội được người Việt Nam sử dụng rất lớn, đem lại hiệu quả không tưởng trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng. Với Zalo Marketing, doanh nghiệp có thể có được lượng khách hàng khổng lồ và tiếp thị sản phẩm với chi phí tiết kiệm.
Hầu hết những người dùng Internet thì đều có email. Chính vì vậy, email newsletter (bản tin thông qua email) là một kênh quảng cáo hiệu quả để thu hút nhiều khách hàng hơn, là một trong những cách tìm khách hàng tiềm năng hiệu quả. Với sự trợ giúp của email newsletter, bạn hoàn toàn có thể thông báo cho người mua về các sản phẩm mới và các chương trình khuyến mãi đa dạng. Bạn có thể gửi cho khách hàng các sản phẩm với tính hữu ích cao và cung cấp các sản phẩm trả phí. Các email được thiết kế tốt và tỉ mỉ sẽ giúp doanh số bán hàng ngày càng tăng và khách hàng cũng từ đó mà ngày càng trung thành.
Loại hình quảng cáo này được yêu cầu tạo ra một bức ảnh, video hoặc file ghi âm,… bất kì có khả năng thu hút sự chú ý của người dùng. Khi một khách hàng bị thu hút bởi một trong những nội dung trên, sẽ chia sẻ với bạn bè của mình, và khi đó họ sẽ trở thành một chuỗi hiệu ứng, từ đó tạo ra nền tảng khách hàng chia sẻ. Loại hình tiếp thị này sẽ hoạt động hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội. Sản xuất các nội dung tốt sẽ cho phép thương hiệu của bạn giới thiệu sản phẩm đến nhóm khách hàng mà chưa từng nghe đến tên bạn trước đây.
Chiến dịch quảng cáo mở màn là một thông điệp ngắn được đăng tải cùng với ảnh gốc của chiến dịch. Giả sử nếu như bạn muốn quảng cáo một loại sữa chua mới, hãy đặt một quảng cáo mở đầu trên cổng thông tin với thông điệp, “bạn đã thử chưa?”. Đi kèm với hình ảnh hấp dẫn nhưng không tiết lộ toàn bộ có thể thu hút sự tò mò của nhiều người dùng, cảm giác thích thú được “kích hoạt” có thể dẫn người xem đi theo liên kết quảng cáo. Đây được đánh giá là một hình thức quảng cáo có chi phí phải chăng và hiệu quả.
Loại hình marketing này chỉ hiển thị cho những người dùng có thể quan tâm đến nó, các đối tượng chất lượng – có nhiều khả năng mua hàng của bạn nhất. Ví dụ, khách hàng đang tìm kiếm mua sản phẩm “giày”. Khách hàng đã đến trang web, nơi họ tìm thấy chính xác những gì mà họ muốn. Họ đóng nó lại và tiếp tục khám phá các lựa chọn khác trên Internet. Tuy nhiên, sau đó họ thấy đôi giày mà từ đầu họ tìm kiếm. Khi bị thu hút trở lại trang web, web sẽ nhắc bạn rằng họ đã quên mua hàng và rất dễ khách hàng sẽ đặt mua ngay.
Quảng cáo ngoài trời là một hình thức quảng cáo khá tốn kém. Hình thức này có thể gây chú ý đến một số lượng lớn người, khách hàng thường rất khó để bỏ lỡ nó do nó khá dễ nhìn và gây chú ý trực tiếp. Đây cũng được đánh giá là một hình thức tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả.
Sau khi tìm được nguồn khách hàng, nhiệm vụ của bạn và doanh nghiệp bây giờ bao gồm: lọc nguồn khách hàng theo các nhóm khách hàng khác nhau, dựa trên các tiêu chí xác định và tìm ra nhóm khách hàng tiềm năng của riêng bạn; lưu trữ thông tin hệ thống khách hàng; và quản lý các nhóm khách hàng.
Ở bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến người đọc một trong những giải pháp quản lý khách hàng tiềm năng hiệu quả – SimCRM. Với ứng dụng này, doanh nghiệp có thể dễ dàng lưu trữ thông tin với khối lượng lớn, tổng hợp tất cả thông tin về khách hàng tiềm năng trong một nền tảng CRM: không chỉ thông tin từ quá trình bán hàng, tiếp thị, mà còn bao gồm thông tin quy trình dịch vụ. Dùng thử ngay trong tháng đầu để trải nghiệm công cụ quản lý CRM bao gồm: Quản lý khách hàng (CRM), Sales, Quản lý dự án, Mạng xã hội Marketing,…
Tổng kết
Đây chỉ là một danh sách nhỏ các cách khả thi để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn, tuy nhiên việc sử dụng một số công cụ như tận dụng mạng xã hội cũng sẽ giúp bạn có được những khách hàng thường xuyên và trung thành đầu tiên. Quan trọng hơn nữa, sử dụng các công cụ quản lý khách hàng như SimCRM trong lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng là vô cùng cần thiết!