Quản lý đơn hàng ngành may chưa bao giờ là công việc dễ dàng do đặc thù về mẫu mã, số lượng hàng khá lớn. Để quản lý hiệu quả, người quản lý phải nắm rõ cách thức vận hành, giám sát cũng như giải quyết những rủi ro trong quá trình này. Vậy, quản lý đơn hàng ngành may là gì? Hãy cùng SimERP tìm hiểu qua bài bài viết dưới đây để có phương thức quản lý đơn hàng may mặc thật hiệu quả.
Mục lục
Quản lý đơn hàng ngành may là công việc của nhân viên quản lý đơn hàng nhằm theo dõi thông tin của tất cả các đơn hàng từ khâu nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất cho tới lúc bàn giao cho khách hàng để đảm bảo yêu cầu về giá cả, chất lượng, số lượng và thời gian.
Người quản lý đơn hàng ngành may tham gia vào tất cả các quy trình của quá trình sản xuất từ khi bắt đầu nhận những yêu cầu của khách hàng đến khi xuất hàng và nhận thanh toán từ khách hàng.
Họ cần phải thực hiện nhiều công việc như nắm bắt được thông tin đơn hàng; giám sát được khâu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào như vải, chỉ, phụ kiện,…; giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất đơn hàng cho tới quản lý đóng gói và bàn giao cho khách hàng.
Trong quá trình quản lý đơn hàng may mặc không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất, năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm.
Trong quy trình quản lý sản xuất, gia công sản phẩm nói chung và sản xuất hàng may mặc nói riêng, các vấn đề liên quan tới sự cố kỹ thuật luôn có thể xảy ra bất cứ khi nào.Lý do của những sự cố này thường xuất phát từ những sai sót trong khâu chuẩn bị tài liệu, phổ biến tới bộ phận sản xuất hoặc do nhân viên may thực hiện không đúng.
Lúc này, người quản lý phải có những biện pháp xử lý nhanh chóng, linh hoạt để đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật, đáp ứng đầy đủ chất lượng thành phẩm. Để làm được điều này, người quản lý đơn hàng phải nắm bắt rõ các thông số kỹ thuật cũng như quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Một vấn đề nữa phổ biến có thể phát sinh trong quy trình quản lý đơn hàng may mặc đó chính là nguồn nguyên phụ liệu phát sinh thêm. Đây là lúc người quản lý phải kiểm tra lại nguồn hàng, xem xét số lượng nguyện phụ liệu còn thiếu là bao nhiêu, đồng thời đưa ra biện pháp giải quyết để bù nguyên liệu. Việc này cần được thực hiện nhanh chóng tránh để ảnh hưởng tới tiến độ của công việc, gây chậm trễ đơn hàng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần có phương án bổ sung trước đó phòng trường hợp nhà cung cấp chính không có đủ nguyên vật liệu bạn cần
Những vấn đề phát sinh sau khi bàn giao đơn hàng chính là những vấn đề rất khó giải quyết vì nó liên quan tới chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ hay là đóng gói,…
Việc này nếu không được giải quyết nhanh gọn và khéo léo sẽ ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi nhận được những phản hồi từ phía khách hàng, bạn phải nhanh chóng tìm hiểu rõ nguyên nhân, bộ phận chịu trách nhiệm và ngay lập tức xử lý vấn đề.
Để quản lý đơn hàng nói chung và quản lý đơn hàng ngành may nói riêng một cách hiệu quả, người quản lý cần phải nắm chắc những yếu tố sau:
Để kiểm soát số lượng đơn hàng, tránh trường hợp bỏ sót, người quản lý nên áp dụng nguyên tắc nhập trước xuất trước. Điều này giúp cho quá trình quản lý đơn hàng quy củ, đơn giản và tránh được những sai sót đáng tiếc.
Hãy lưu ý yếu tố này để tránh việc trùng lặp, hệ thống dữ liệu cho đơn hàng không tương đồng sẽ dẫn tới những sai số. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, xử lý vấn đề sai số có thể dễ dàng. Nhưng nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp lớn thì chỉ cần một sai số nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn và khó khăn để giải quyết. Vì vậy, ngay từ đầu, người quản lý lưu ý hãy nhập số liệu cẩn thận và chỉ nhập một lần duy nhất.
Để tránh việc chồng chéo, sai sót, nhầm lẫn đơn hàng; người quản lý cần phải biết cách theo dõi sát sao tình trạng của đơn hàng. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện vấn đề phát sinh ở khâu nào rồi đưa ra được biện pháp xử lý nhanh chóng.
Hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp theo dõi tình trạng đơn hàng bằng Excel. Đây là một công cụ phổ biến, tuy nhiên nó tồn tài nhiều bất cập khi bạn phải nhập thủ công trạng thái đơn hàng. Điều này sẽ không tránh khỏi những sai sót.
Công việc của người quản lý đơn hàng ngành may là bao quát toàn bộ những vấn đề có liên quan tới đơn hàng. Đừng quên giám sát tình trạng kho của sản phẩm, của nguyên phụ liệu để có những phương án bổ sung hợp lý.
Xét cho cùng, việc quản lý đơn hàng ngành may bằng công cụ Excel không thể đảm bảo những yêu cầu do đặc thù ngành hàng có nhiều mẫu mã và số lượng đơn hàng lên tới hàng nghìn. Đơn hàng bị thất lạc, thiếu sót hoặc việc giao hàng bị chậm trễ có thể phá vỡ hình ảnh uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, phần mềm quản lý đơn hàng ra đời giải quyết tất cả những vấn đề liên quan tới đơn hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Phần mềm quản lý đơn hàng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: khi sử dụng phần mềm, bạn sẽ tránh được việc thiếu sót đơn hàng, tất cả các thông tin đơn hàng đều hiển thị trực quan trong cùng hệ thống – dễ dàng theo dõi tình trạng đơn hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí mà lại đạt được độ chính xác tương đối
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm quản lý đơn hàng ra đời giúp công việc quản lý trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tùy vào quy mô cũng như nhu cầu quản lý mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn phần mềm quản lý đơn hàng sản xuất hay phần mềm quản lý đơn hàng order (đơn đặt hàng).
SimERP là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP được xây dựng dựa trên Odoo – phần mềm ERP phổ biến nhất thế giới Phần mềm sở hữu tính năng quản lý đơn hàng sản xuất với những ưu điểm vượt trội.
Kết luận
Khi quản lý đơn hàng dù là sản xuất hay hàng order, người quản lý đơn hàng ngành may không những phải kiểm soát số lượng sản phẩm hàng hóa mà còn phải quản lý thông tin khách hàng. Do đó, công việc này đòi hỏi người quản lý nhiều kỹ năng và chuyên môn tốt. Với phần mềm quản lý đơn hàng sản xuất, doanh nghiệp may mặc chắc chắn có thể cải thiện hiệu quả quản lý và kinh doanh.