Một doanh nghiệp muốn thành công và ngày càng phát triển thì cần biết cách tổ chức quản lý công việc một cách hiệu quả và hợp lý. Tuy nhiên, trong quá trình bán hàng, việc quản lý của các doanh nghiệp sẽ rất phức tạp. Trong quá khứ, việc quản lý bán hàng thường được một người ghi chép lại nhưng điều này để lại rất nhiều sai sót và tổn thất. Chính vì vậy, để khắc phục được những sai sót đó và để công tác quản lý bán hàng được dễ dàng hơn, các nhà sáng lập đã tạo ra các phần mềm quản lý bán hàng nhằm giảm bớt áp lực công việc cho nhà quản trị.
Để hiểu rõ hơn, các bạn hãy cùng SimERP tìm hiểu về các phần mềm quản lý bán hàng cũng như một số phần mềm được ưa chuộng nhất hiện nay nhé.
Mục lục
Phần mềm quản lý bán hàng là một ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm nhiều chức năng và nghiệp vụ như là: thu ngân, quản lý, kế toán, kiểm toán,… Các phần mềm này được lập trình và cài đặt trên các thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại thông minh; giúp cho người sử dụng có thể linh hoạt về thời gian và không gian quản lý. Điều này cho phép bạn quản lý cửa hàng, nhân viên, hàng hóa… bất cứ lúc nào bạn muốn mà không cần tốn thời gian di chuyển. Những phần mềm này không chỉ áp dụng cho công tác quản lý đơn vị mà nó còn áp dụng được vào công tác quản lý một chuỗi cửa hàng.
Phần mềm quản lý bán hàng được coi là các ứng dụng giúp cho việc tổng hợp các quy trình kinh doanh được thực hiện dễ dàng hơn, thêm vào đó, nó cũng giúp cho doanh nghiệp đo lường được hiệu quả của công việc một cách chính xác nhất. Bằng việc sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng, hệ thống sẽ giúp các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu, thực hiện các chuyển đổi thành lượng khách hàng có trong thực tế một cách chi tiết nhất. Thông qua đó, công ty có thể theo dõi và đánh giá được hiệu quả công việc của mình.
Chẳng hạn: Đối với công việc kế toán, nếu không có phần mềm quản lý bán hàng thì việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh một cách đầy đủ và chính xác là rất khó. Nhưng khi sử dụng các phần mềm này thì nhân viên kế toán chỉ cần nhập dữ liệu vào và hệ thống sẽ tự động xử lý các dữ liệu đó một cách nhanh chóng.
>> Xem thêm: Quy trình bán hàng là gì? Các bước trong quy trình bán hàng?
Ngày nay, có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng được thành lập nhằm phục vụ công tác quản lý cho nhà quản trị được dễ dàng cũng như đáp ứng nhu cầu quản lý trong quá trình bán hàng tại các doanh nghiệp. Sau đây, SimERP giới thiệu với các bạn một số phần mềm phổ biến hiện nay:
Đây là phần mềm quản lý bán hàng online, miễn phí đang được yêu thích nhất hiện nay vì nó mang lại nhiều lợi ích cho nhà quản trị trong quá trình làm việc như tiết kiệm công sức, thời gian, chi phí đi lại… nhưng hiệu quả công việc cao.
Ngoài những lợi ích đã kể trên, bạn còn có thể xây dựng các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để thu hút nhiều đối khách hàng hơn. Chẳng hạn, bạn có thể ưu đãi cho khách hàng có sinh nhật trong tháng, tặng quà cho khách VIP, chiết khấu cho khách có đơn hàng giá trị cao hoặc mua hàng số lượng lớn… Một trong những phương pháp tăng doanh thu hiệu quả nhất là chăm sóc lại khách hàng cũ.
KiotViet là phần mềm quản lý bán hàng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ưa chuộng hiện nay. Phần mềm này do người Việt tạo ra nền giao diện đơn giản và dễ dàng thao tác. KiotViet có sự chuyên môn hóa dành cho từng ngành riêng biệt và có những tính năng ưu việt sau:
Hơn thế nữa, phần mềm quản lý bán hàng miễn phí Kiotviet còn giúp bạn quản lý hiệu quả hàng hóa bằng những tính năng đã được phân chia rõ ràng. Quản lý riêng biệt theo từng nhóm đối tượng sản phẩm chính là ưu điểm nổi bật của Kiotviet, giúp người dùng quản lý chính xác lượng hàng tồn kho. Hãy dùng thử gói miễn phí trong 7 ngày nhé!
Tuy nhiên, đối với phần mềm Kiotviet này, việc quản lý bán hàng trên điện thoại còn gặp nhiều khó khăn vì giao diện trên điện thoại chưa được tối ưu hóa như trên máy tính. Ngoài ra, tính năng hỗ trợ người còn chậm trễ nếu có quá nhiều người cùng truy cập sử dụng. Và điều này gây không ít bất tiện cho người dùng, đặc biệt là khi có sự cố phát sinh.
Phần mềm bán hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Cloudify cho phép người dùng thực hiện nhiều nghiệp vụ khác nhau, trong đó có việc quản lý bán hàng. Đây được coi là một trong những phần mềm ra đời sau hết. Vì thế, nó kế thừa được những ưu điểm và khắc phục các nhược điểm từ những phần mềm trước. Một số tính năng của phần mềm Cloudify như:
Phần mềm quản lý bán hàng doanh nghiệp nhỏ Cloudify sử dụng công nghệ điện toán đám mây, giúp lưu trữ các thông tin, dữ liệu an toàn nhất. Hơn thế nữa, phần mềm Cloudify còn có nhiều tính năng như quản lý kho, nhân sự.v.v… nhưng với giá phần mềm quản lý bán hàng rẻ, Cloudify được đông đảo doanh nghiệp tin dùng hiện nay.
Tuy nhiên, nếu so với các phần mềm quản lý bán hàng nổi bật khác trên thị trường như KiotViet, Sapo… thì Cloudify chưa quá phổ biến và độ nhận diện thương hiệu cũng không cao.
HubSpot là một trong những phần mềm quản lý bán hàng giúp chủ doanh nghiệp quản lý công việc kinh doanh hiệu quả hơn và tiết kiệm được công sức, thời gian một cách tối ưu nhất. Phần mềm cũng giúp doanh nghiệp xây dựng một quy trình bán hàng tự động phù hợp theo từng nhu cầu khác nhau trong các ngành hàng kinh doanh khác nhau.
Hubspot có khả năng kết hợp giữa nền tảng marketing và bán hàng. Do vậy, việc chăm sóc khách hàng cũng được cải thiện một cách đáng kể. Chẳng hạn, khi một khách hàng nào đó kích hoạt vào email quảng cáo, phần mềm Hubspot sẽ thông báo cho người dùng để tạo cuộc trò chuyện. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả mời chào và ra đơn và tiết kiệm được thời gian tìm kiếm khách hàng tiềm năng hơn.
Tuy nhiên, giao diện liên hệ của Hubspot còn nhiều thiếu sót và không được đề cao. Đặc biệt, đây là phần mềm quản lý của nước ngoài nên được sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh, nên nó còn có nhiều điểm bất cập lớn nhất cho người dùng Việt Nam. Chính vì đặc điểm này, người dùng buộc phải có vốn tiếng Anh tốt mới có thể sử dụng.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc tìm thuê nhân viên có trình độ về tiếng Anh sẽ khá bất cập bởi đòi hỏi mức lương cao hơn. Chính vì thế, để tiết kiệm được chi phí các doanh nghiệp thường ưu tiên những phần mềm quản lý trong nước hơn là ngoài nước.
iPOS.vn là một phần mềm quản lý bán hàng nhằm cung cấp các biện pháp quản lý bán hàng chuyên biệt và một cách toàn diện dành cho ngành kinh doanh F&B tại Việt Nam. Đến nay, iPOS.vn đã có 10 năm kinh nghiệm đồng hành cùng hơn 30.000 nhà hàng, quán cafe, trà sữa,… lớn nhỏ, trong đó có thể kể đến một số thương hiệu lớn như The Coffee House, Cộng Cà Phê, Lẩu Phan,.v.v…
Hiện nay, iPOS đang là một trong những phần mềm được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Bởi nó có giao diện đơn giản, dễ sử dụng; tính ổn định cao, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ tại nhà hàng vào các giờ cao điểm; hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng và nhu cầu quản lý từ đơn giản đến phức tạp… Đây là những lợi thế vượt trội so với các phần mềm khác mà iPOS đang sở hữu.
Hơn thế nữa, iPOS.vn còn cung cấp nhiều giải pháp bổ sung, tạo nên một hệ thống công nghệ toàn diện giúp nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả vận hành cho các mô hình kinh doanh ăn uống như:
Sapo GO là phần mềm quản lý bán hàng online dành riêng cho các nhà bán hàng trên các kênh sàn TMĐT và Facebook. Phần mềm này cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp quản lý bán hàng online chuyên nghiệp, giúp các chủ cửa hàng quản lý mọi hoạt động kinh doanh của mình một cách đơn giản, dễ sử dụng, tiết kiệm tối đa chi phí:
Giá Sapo GO cũng không quá mắc, chẳng hạn bạn đang bán tại cửa hàng hoặc bán online trên các trang mạng xã hội như Facebook, Shopee, Lazada, Tiki… bạn chỉ cần bỏ ra từ 199k/tháng để sở hữu được Sapo GO – một quy trình bán hàng nhanh gọn, quản lý dễ dàng, tiết kiệm được chi phí, nhân lực.
Một phần mềm khác của nước ngoài cũng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đó là Pipedrive. Phần mềm này cho phép các đại lý bán hàng, nhà giao dịch và cả nhân viên của cửa hàng có thể quan sát và sử dụng số liệu thống kê, nó bao gồm doanh số bán hàng và thông tin khách hàng. Và dựa vào những số liệu này, các chủ doanh nghiệp dễ dàng xác lập được mục tiêu và định hướng được chiến lược phát triển lâu dài cho công ty mình.
Một điểm đặc biệt ở PipeDrive là với giá phần mềm quản lý bán hàng khác nhau thì tính năng cũng sẽ khác nhau.
Chẳng hạn:
Với gói 15$/ 1 người dùng/ 1 tháng thì đầy đủ tính năng quản lý bán hàng: quản lý hàng hóa, quản lý nhân viên, doanh thu hàng kỳ,… Và dung lượng lưu trữ: 2GB/ 1 người dùng.
Với gói 144$/ 1 năm khi thanh toán theo năm thì ngoài các tính năng của gói 15$, gói này còn có thêm tính năng gửi email, thông qua hỗ trợ email và cấp quyền truy cập API…
Ngoài ra, Pipedrive phù hợp với những người không chuyên về lĩnh vực công nghệ mà vẫn có thể sử dụng phần mềm này. Pipedrive cũng phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và các công ty khởi nghiệp cần một phần mềm quản lý bán hàng thích hợp với mô hình hoạt động kinh doanh của mình.
ProsperWorks là phần mềm quản lý bán hàng online chuyên nghiệp dành cho người dùng của Google Apps. Và đây cũng là một phần mềm quản lý vô cùng dễ sử dụng; nhờ đó, khách hàng có thể làm quen một cách nhanh chóng và tăng độ hiệu quả cho công việc. ProsperWorks cung cấp hầu như tất cả những gì mà bạn cần để tự động hóa các quy trình hoạt động kinh doanh của mình.
Một số tính năng của phần mềm Prosperwork:
Phần mềm cuối cùng mà SimERP muốn giới thiệu cho các bạn là xSellco Repricer. Phần mềm này giúp cho các doanh nghiệp từ nhỏ tới lớn có thể tăng độ hiệu quả của bán hàng trên kênh Amazon một cách rõ rệt. Ngoài một số điểm chung với các phần mềm quản lý trên thì xSellco Repricer còn cung cấp nhiều gói thanh toán khác nhau cho người dùng lựa chọn dựa vào nhu cầu quản lý hoặc cách vận hành hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
xSellco Repricer gồm nhiều phiên bản và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Chẳng hạn, đối với các cửa hàng bán lẻ hay những công ty chuyên kinh doanh một mặt hàng, phần mềm này sẽ cung cấp những phiên bản với mức giá rẻ hơn, dung lượng nhẹ hơn. Ngược lại, đối với những công ty lớn, khu công nghiệp, xSellco Replacer cung cấp những phần mềm chi tiết hơn để phù hợp với nhu cầu quản lý nhiều mặt hàng của các tổ chức đó.
Với phần mềm xSellco Repricer này, bạn có thể theo dõi 24/7, xem xét và sửa dữ liệu vào mọi thời điểm mà bạn muốn, bởi vì chúng đã được lưu trữ và đồng bộ. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể thoải mái cài đặt chức năng gửi báo cáo kho vào email theo những khoảng thời gian nhất định nào đó.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho những bạn đang tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng cho công ty của mình và giúp các bạn đưa ra được sự quyết định đúng đắn: “Nên chọn phần mềm quản lý bán hàng nào phù hợp với công việc của công ty mình?”.