CRM được viết tắt từ “Customer Relationship Management” tạm dịch là quản lý quan hệ khách hàng. Có thể hiểu đơn giản là cách doanh nghiệp quản lý các hoạt động tương tác, giao tiếp với khách hàng của mình hình thành mối quan hệ khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
CRM là một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng, một chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng để tối thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận bằng cách củng cố lòng tin, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng. Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng tập hợp thông tin từ tất cả các nguồn dữ liệu trong một tổ chức, doanh nghiệp để cung cấp cho các nhà quản trị một cái nhìn tổng quan và định hướng mới dựa trên các dữ liệu phân tích.
Dù cơ cấu tổ chức, quy trình vận hành trong mỗi cơ quan, doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau nhưng mọi bộ phận trong đó đều có thể có được những lợi ích mà hệ thống CRM mang lại. Nhiều người cho rằng giải pháp CRM chỉ dành riêng cho bộ phận bán hàng và tiếp thị, nhưng điều đó không đúng. Mọi thành phần của của doanh nghiệp, từ nhân viên đến nhà quản trị đều có thể hưởng lợi từ những lợi ích của việc triển khai hệ thống CRM.
Chiến lược kinh doanh và chiến lược khách hàng là hai yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong chiến lược xây dựng hệ thống CRM. Dưới đây là ma trận chiến lược CRM, thế hiện các cấp độ khác nhau mà doanh nghiệp có thể áp dụng theo thời gian.
Công ty sẽ tập trung vào sản phẩm chiến lược và kênh phân phối mà hoàn toàn không quan tâm tới khách hàng.
Doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc hỗ trợ khách hàng nhiều hơn và bắt đầu có sự khác biệt hóa trong việc đối xử giữa các khách hàng. Doanh nghiệp có thể chọn xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng, thực hiện telemarketing, xây dựng hệ thống quản trị khách hàng dạng đơn giản, thực hiện bán hàng và marketing tự động.
Doanh nghiệp có thể xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing được cá nhân hóa và tập trung vào nhu cầu thực sự của khách hàng để xây dựng lòng trung thành của họ với sản phẩm. Doanh nghiệp có thể phát triển hệ thống quản lý thông tin và hành vi của khách hàng một cách chi tiết hơn nhằm đảm bảo thấu hiểu họ và nhu cầu của họ hơn. Các hoạt động có thể bao gồm: đánh giá tiềm năng khách hàng, đánh giá phản ứng của đối thủ cạnh tranh, quản lý lòng trung thành của khách hàng, tính điểm (thẻ thành viên), quản lý các rủi ro có thể xảy ra.
Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải phân khúc khách hàng của mình chi tiết hơn, đưa ra các lợi ích khác nhau tới những khách hàng khác nhau (bản chất của hệ thống CRM); xác định và quản lý các phương thức để cross-selling và up-selling để gia tăng lợi nhuận.
>>>> Xem thêm: Quản lý thông tin khách hàng là gì? Làm sao để tránh rò rỉ thông tin khách hàng?
Đây là mục tiêu cuối cùng của việc triển khai chiến lược CRM trong doanh nghiệp. Mỗi khách hàng khác nhau sẽ được quan tâm, đối xử khác nhau và nhận những giá trị khác nhau từ doanh nghiệp.
Các hoạt động có thể triển khai trong giai đoạn này: One-to-One marketing, các hệ thống tích hợp (email, điện thoại, quy trình bán hàng tự động), quản lý tương tác đa kênh tích hợp với khách hàng (Zalo, Facebook, Instagram, Messenger…)… Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn cảnh về khách hàng của mình, về lịch sử giao dịch của họ với doanh nghiệp, thông qua đó phản ảnh hoạt động của từng nhân viên, từng bộ phận và đánh giá chất lượng của các hoạt động này,
Với mỗi doanh nghiệp, dựa vào đặc thù ngành, đặc thù doanh nghiệp và khả năng nội tại sẽ lựa chọn cho mình một chiến lược phát triển hệ thống CRM phù hợp nhất.
Kể từ sau đại dịch COVID19 bùng nổ, xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Về mặt chính sách nhà nước, chính phủ đã phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với tầm nhìn dài hạn Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, trong đó bao gồm những mục tiêu phát triển như sau: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có tiềm năng vươn ra toàn cầu.
Nhờ có sự ủng hộ từ chính phủ, cũng như đất nước đang trong thời kỳ hội nhập và đổi mới, năm 2020 vừa qua đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp số tại Việt Nam. Theo như thống kê của Bộ Thông tin & Truyền thông, nước ta hiện nay có ~60.000 doanh nghiệp IT số đang hoạt động, từ đó tạo ra hơn 1 triệu việc làm. Chỉ tính riêng năm 2020 đã có tới 13.000+ doanh nghiệp IT số ra đời.
Không chỉ gia tăng về số lượng, những doanh nghiệp IT Việt còn tạo ra những xu thế về quản lý doanh nghiệp và khách hàng hiệu quả hơn hơn. Họ dần ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay – có thể kể đến như Điện toán đám mây, AI, 5G, ERP hay CRM để tối ưu quy trình làm việc của doanh nghiệp cũng như nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Quan điểm truyền thống – lấy sản phẩm làm trung tâm (product-centric) đã được rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng. Họ cho rằng nếu sở hữu những sản phẩm vượt trội, thì khách hàng sẽ hài lòng và từ đó tối ưu được lợi nhuận. Nhưng liệu quan điểm này có còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay? Theo báo cáo của Brand&Company cho thấy 80% công ty được khảo sát tự tin rằng họ đang cung cấp “trải nghiệm tuyệt vời” cho khách hàng, tuy nhiên chỉ có ~8% khách hàng thực sự đồng ý với điều đó. Lý do chính ở đây là doanh nghiệp đã quá tập trung vào phát triển sản phẩm, mà quên rằng khách hàng mới chính là giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Luôn đặt khách hàng làm ưu tiên hàng đầu là điều cực kỳ quan trọng, và đây cũng là lý do khiến tư duy customer-centric ra đời.
Khi doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tập và kết hợp với nền tảng CRM, thì tổ chức sẽ thu thập và quản lý được dữ liệu về khách hàng (các dữ liệu về hành vi mua, sở thích, mức độ tương tác,…), đồng thời có được cái nhìn tổng quát về người dùng. Từ đó, thông tin này sẽ được ứng dụng nhằm phân khúc và đưa ra những chiến lược phù hợp cho từng nhóm khách hàng.
Vậy văn hóa này có thực sự mang lại lợi ích cho doanh nghiệp không? Theo nghiên cứu của Deloitte&Touch, các doanh nghiệp có tư duy lấy khách hàng làm trung tâm có lợi nhuận cao hơn 60% so với những doanh nghiệp không tập trung vào khách hàng. Bên cạnh đó, theo như nghiên cứu của Zendesk năm 2020, qua phân tích phản hồi từ 90.000 khách hàng trên 175 quốc gia về trải nghiệm của họ với 300+ doanh nghiệp, có tới 75% khách hàng sẽ sẵn sàng chi nhiều hơn hoặc sử dụng dịch vụ/sản phẩm từ một doanh nghiệp cung cấp một trải nghiệm tốt.
Qua đó, ta có thể thấy rằng để tối ưu trải nghiệm của khách hàng, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược cụ thể, cũng như áp dụng nền tảng công nghệ CRM để lưu trữ thông tin quan trọng, như vậy mới có thể đưa ra quyết định chiến lược phù hợp nhất.
Với những lợi ích mà văn hóa Customer-centric mang lại, doanh nghiệp Việt Nam đã dần ứng dụng nền tảng CRM để khiến khách hàng gắn kết với doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên, họ lại gặp những rào cản sau trong quá trình triển khai hệ thống:
Kế thừa những tiến bộ của hệ thống CRM trên toàn thế giới, SimCRM là phần mềm quản trị quan hệ khách hàng hàng đầu tại Việt Nam sở hữu những phân hệ như Nhân viên, Dự án, Email Marketing,…có những ưu điểm vượt trội sau:
Bên cạnh đó, phân hệ CRM của hệ thống cũng được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi sở hữu những tính năng ưu việt sau:
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm ý tưởng và giải pháp giúp hệ thống quản lý khách hàng của doanh nghiệp mình đạt được hiệu quả cao hơn.
Nếu bạn có nhu cầu nhận TƯ VẤN và DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 30 NGÀY phần mềm quản trị quan hệ khách hàng SimCRM, hãy để lại thông tin đăng ký ngay tại đây nhé!