Lý do một doanh nghiệp vận hành hiệu quả và phát triển tốt đến từ rất nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu công việc quản lý chi phí của doanh nghiệp. Vậy bạn đã hiểu hết về những kiến thức căn bản của chi phí quản lý doanh nghiệp hay chưa? Hãy cùng bài viết tìm hiểu về mọi khía cạnh căn bản của công việc này từ định nghĩa, nội dung và cách hạch toán nhé!
Mục lục
Chi phí quản lý doanh nghiệp là tổng hợp các chi phí mà doanh nghiệp cần quản lý và chi trả để đảm bảo hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Đây là công việc mang tính trọng yếu của doanh nghiệp bởi nó đảm bảo tính vận hành trong hệ thống chi phí của doanh nghiệp. Vậy nên rất nhiều các nhà quản trị đều sẽ quan tâm đến việc làm thế nào để quản lý tốt, cắt giảm chi phí để tối ưu hóa vận hành.
Theo điều 92. Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp, ta có các quy định như sau:
Tài khoản này sẽ nêu ra các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp như lương bộ phận quản lý; BHXH; BHYT; chi phí vật liệu văn phòng, khấu hao TSCĐ, tiền thuê đất, các khoản thuế phí khác, khoản lập dự phòng phải thu,..
Các khoản chi phí trên không tính thuế TNDN nhưng nếu có đầy đủ chứng từ, hóa đơn, được hạch toán theo chế độ Kế toán thì sẽ điều chỉnh trong quyết toán thuế của TNDN để làm tăng thuế TNDN cần nộp.
Tài khoản này sẽ được mở theo nội dung chi phí thuộc quy định. Tùy vào từng yêu cầu mà tài khoản này sẽ có thể được mở thêm những tài khoản cấp 2 khác để thể hiện chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Vào cuối kỳ, kế toán sẽ có nhiệm vụ kết chuyển chi phí quản lý vào Nợ tài khoản 911.
Trước khi tìm hiểu cách quản lý tối ưu các chi phí trong doanh nghiệp, ta cần hiểu rõ chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì. Trong kế toán, các chi phí quản lý được thể hiện thông qua tài khoản 642 bao gồm những khoản được liệt kê như sau:
Xây dựng định mức tiêu chuẩn là công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ bởi nó kết hợp giữa chuyên môn của những người liên quan và có trách nhiệm với giá và chất lượng sản phẩm. Để có thể làm tốt được công việc này, người thực hiện cần có nhiều kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết nhất định về quản trị cũng như quy trình chuyên môn. Chúng tôi sẽ gợi ý một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chi phí doanh nghiệp giúp các kế toán và cấp quản lý có thể hiểu rõ cơ chế ảnh hưởng đến chi phí quản lý
Nguyên nhân tăng chi phí
Nguyên nhân giảm chi phí
Nhìn chung, có nhiều yếu tố dẫn đến tăng và giảm chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần nhìn nhận vấn đề theo xu hướng khách quan bởi có thể những điều kiện làm tăng/giảm chi phí không phải là dấu hiệu tích cực hoặc tiêu cực. Ngoài ra, cũng cần kiểm soát tốt các bộ phận trong công ty để tránh những yếu tố tăng chi phí nằm ngoài sự phát triển của tổ chức như biển thủ công quỹ.
Để quản lý hiệu quả, ngoài việc biết được nguyên nhân tác động chi phí quản lý, người làm kế toán cần phải nắm rõ những nghiệp vụ để có thể quản lý doanh nghiệp một cách tối ưu nhất. Trong mỗi công ty và ngành hàng khác nhau sẽ có những cách hiệu quả để thực hiện công việc quản lý chi phí. Tuy nhiên, có một số phương pháp phổ biến được các kế toán tin dùng trong công việc:
Để thành công bước đầu trong việc quản lý chi phí hiệu quả, kế toán viên cần xây dựng danh sách chi tiêu cho các tài sản của công ty một cách hợp lý và tối ưu. Với phương pháp này, bộ phận kế toán sẽ có thể nắm rõ số lượng tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, những hiện vật nào cần phải bổ sung, thay thế hoặc sửa chữa. Bên cạnh đó, ta cũng biết được những khoản chi tiêu nào phát sinh nằm ngoài chi phí hoặc vượt quá chi phí để doanh nghiệp có thể kiểm tra định mức một cách chặt chẽ và hiệu quả.
Danh sách các khoản chi phí phụ thu
Phí phụ thu được định nghĩa là các khoản thu thêm, đính kèm với thu chính có thể như thuế phụ thu,… Doanh nghiệp với danh sách các loại chi phí phụ thể sẽ có thể kiểm soát và nhìn trước được những khoản chi tiêu có thể phát sinh trong hoạt động của tổ chức.
Xác định tiền dự trù
Đối với doanh nghiệp trong công tác kinh doanh và sản xuất, không phải lúc nào các khoản chi phí cũng có thể nằm trong khoản tiền đề xuất trước và nằm trong các khoản mục liệt kê sẵn. Sẽ có lúc có những khoản phải thu khó đòi hay những khoản phải trả khác. Từ đó doanh nghiệp cần phải xác định những khoản nào là nợ khó đòi, khoản nào cần phải trả cho các hoạt động sắp tới để cân bằng và đảm bảo tính thanh khoản của dòng tiền
Với bài viết trên, hi vọng các bạn đọc đã có cái nhìn chi tiết về việc quản lý doanh nghiệp, từ định nghĩa đến các quy định, nguyên nhân cốt lõi và cách quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp. Để có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu, bạn đọc có thể tìm hiểu về những công cụ hiệu quả với giá thành tốt trong việc hỗ trợ quản lý, hoặc hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để rút ra những bài học và cách làm thiết thực nhất cho bản thân.