Quy mô và tính chất hoạt động sản xuất/kinh doanh càng lớn, càng phức tạp, khi chủ doanh nghiệp không thể quản lý tốt hoạt động của toàn thể nhân viên, lúc này nhà quản lý nhân sự sẽ là cầu nối vững chắc giữa nhân viên và mục tiêu hoạt động chung của doanh nghiệp. Vậy nhà quản lý cần xây dựng quy trình quản lý nhân sự như thế nào để đạt hiệu quả cao để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp? Hãy cùng SimERP theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Quản lý nhân sự là việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Vì nhân viên là tài sản quý giá của doanh nghiệp, do đó quản lý nhân sự là hoạt động cần thiết với mọi doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào không chỉ riêng lĩnh vực kinh doanh.
Để quản lý nhân sự hiệu quả, hoạt động không thể thiếu của nhà quản lý chính là xây dựng quy trình quản lý nhân sự hợp lý, bao gồm hoạt động tuyển dụng thông minh, đào tạo, phát triển, hoạch định nguồn nhân lực một cách đúng đắn và những quy định/hoạt động giúp gắn kết nhân viên với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Quản lý nhân sự là hoạt động quan trọng trong doanh nghiệp và cũng là bài toán khó mà nhà quản lý đau đầu trong việc tìm giải pháp quản lý hiệu quả. Tùy vào mô hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức với cách thức quản lý khác nhau mà mỗi công ty sẽ có quy trình quản lý nhân sự khác nhau.
Nhìn chung, quy trình quản lý nhân sự bao gồm những hoạt động cơ bản sau:
Việc xây dựng những chính sách hợp lý và phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và lãnh đạo công ty. Tùy vào nhiều yếu tố mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những quy chế quản lý khác nhau nhưng nhìn chung đều hướng đến việc đảm bảo nhân viên công ty có tinh thần thoải mái, làm việc trong môi trường an toàn, tích cực với lợi ích về vật chất đầy đủ.
Những quy chế này bao gồm:
Một quy chế quản lý đúng đắn giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro có thể xảy ra trong công tác quản lý, đảm bảo rằng công ty đang tuân thủ pháp luật và những chính sách ưu đãi tốt với công nhân viên sẽ giúp công ty thu hút thêm nhiều nhân tài.
Một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ quy trình quản lý nhân sự nào chính là việc xây dựng hệ thống văn phạm nội bộ trong doanh nghiệp. Hệ thống này bao gồm tổng thể các quy định, quy trình, quy chế và các văn bản mang tính bắt buộc chung trong từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động hoặc từng hành vi cụ thể.
Hệ thống văn bản nội bộ gồm 2 loại sau:
Việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm nội bộ đúng đắn là quan trọng bởi đây được xem là hành lang pháp lý hỗ trợ công tác điều hành, quản lý hoạt động giúp nhà lãnh đạo quản lý ở tầm vĩ mô mà không can thiệp quá sâu vào công việc của từng người, giúp nội bộ nhân viên có thể phối hợp hoạt động, điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của bản thân phù hợp trong quá trình làm việc.
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình trường tồn và phát triển của doanh nghiệp. Chúng trở thành những quy tắc, tập quán quan trọng trong bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp, đồng thời văn hóa doanh nghiệp chi phối hành vi, suy nghĩ của mọi thành viên của tổ chức trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp có quá trình hình thành và định hướng phát triển khác nhau, do đó văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên sự khác biệt so với những doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, để tạo nên sự khác biệt đó cần dựa trên 2 yếu tố:
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực đáp ứng quy trình quản lý nhân sự hiệu quả hơn cần thực hiện những bước sau:
Đây là hoạt động đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản lý nhân sự của doanh nghiệp. Tùy vào vị trí tuyển dụng, yêu cầu nghiệp vụ, cơ cấu và quy định của công ty mà quy trình này được áp dụng linh hoạt, có thể khác nhau giữa các công ty và không theo một khuôn khổ chung.
Nhà quản lý cần xây dựng quy trình tuyển dụng một cách chặt chẽ, thống nhất để mang lại hiệu quả tuyển dụng cao với những bước phổ biến sau:
Thực tế cho thấy, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thực chất là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực. Hiểu rõ được tầm quan trọng đó, hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xem là một chiến lược đầu tư dài hạn và được thực hiện một cách có kế hoạch, thống nhất.
Thông qua đó, nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về tính chất của công việc, nắm vững và cập nhật thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới cần thiết. Như vậy, nhân viên sẽ có tinh thần trách nhiệm, động cơ làm việc hơn và tăng khả năng thích ứng với môi trường công nghệ, yêu cầu công việc thay đổi, từ đó có cơ hội thăng tiến cao hơn.
Để thực hiện tốt hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp cần có quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả. Quy trình này bao gồm những bước sau:
Có 3 cách tiếp cận giúp xác định nhu cầu đào tạo cụ thể như sau:
Để đánh giá nhu cầu đào tạo có thể thực hiện nhiều phương pháp khác nhau như phỏng vấn, phiếu điều tra, kiểm tra phân tích những vấn đề của nhóm làm việc, thông qua phân tích các báo cáo công việc, đánh giá kết quả công việc.
Xác định đúng mục tiêu, nhu cầu đào tạo giúp nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hơn, tạo điều kiện nhân viên phát triển và thể hiện năng lực cá nhân đáp ứng đúng nhu cầu của công việc.
Chương trình đào tạo là hệ thống những môn học, bài giảng giúp truyền tải đúng kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nhân viên phù hợp với mục tiêu đào tạo đã đề ra. Khi thiết thế một chương trình đào tạo cần cân nhắc những yếu tố sau:
Mục tiêu của quá trình đào tạo là thay đổi, nâng cao kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ của học viên. Với những mục tiêu và mức độ đào tạo khác nhau sẽ có những phương pháp phù hợp khác nhau:
Bước cuối cùng trong quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là đánh giá kết quả chương trình đào tạo sau khi triển khai thông qua xem xét những vấn đề sau:
Được thực hiện song hành với quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hoạch định nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng khi xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực để vạch ra kế hoạch đảm bảo việc tuyển dụng, đào tạo và sử dụng đúng người, đáp ứng đúng nhu cầu của công việc, đúng thời điểm để thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Việc có quy trình hoạch định đúng đắn sẽ giúp tăng sự phối hợp hoạt động giữa mọi người trong tổ chức gắn liền với mục tiêu chung đã đề ra, tăng năng suất làm việc và dự báo về các nhu cầu về nhân lực của tổ chức trong tương lai.
Quy trình hoạch định nguồn nhân lực gồm những bước cần thực hiện sau:
Nhà quản lý cần xác định những vấn đề sau:
Từ những dữ liệu trên, xác định số lượng nhân viên cần cho từng vị trí, chất lượng nhân viên (phẩm chất, kỹ năng) đáp ứng đúng nhu cầu công việc và thời gian mà doanh nghiệp cần nguồn nhân lực trên.
Đây là bước mà doanh nghiệp tiến hành phân tích ưu và nhược điểm của nguồn nhân lực hiện có để đưa ra những quyết định điều chỉnh sáng suốt thông qua xem xét những vấn đề sau:
Sau khi phân tích rõ ràng, nhà quản lý cần so sánh nhu cầu về nhân lực với thực trạng nguồn nhân lực hiện tại của công ty để đưa ra quyết định và đề giải pháp điều chỉnh nguồn nhân lực phù hợp để tránh tình trạng dư thừa hay thiếu hụt nhân lực.
Sau khi đã có kế hoạch điều chỉnh hợp lý, nhà quản lý tiến hành triển khai những hoạt động liên quan đến kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch bố trí lại cơ cấu tổ chức, đề bạt cơ hội thăng tiến và kế hoạch tinh giảm nhân lực một cách phù hợp, không gây sự bất mãn đối với nhân viên.
Bước cuối cùng trong hoạt động hoạch định nguồn nhân lực chính là đánh giá lại kết quả quá trình thực hiện kế hoạch liên quan đến những sai sót phát sinh so với mục tiêu ban đầu, phân tích nguyên nhân và đề ra những giải pháp giải quyết và có kế hoạch rút kinh nghiệm, điều chỉnh phù hợp hơn trong những kế hoạch hoạch định sau.
Quản lý nhân sự không phải là một công việc dễ dàng, đòi hỏi nhà quản lý không ngừng học hỏi nhiều kiến thức chuyên môn và phát triển kỹ năng cần thiết thông qua những tình huống thực tế phát sinh tại doanh nghiệp liên quan đến nhân sự. Với những chia sẻ trên về các xây dựng quy trình quản lý nhân sự trong công ty, SimERP hy vọng rằng bạn sẽ có những thông tin cần thiết và áp dụng một cách phù hợp.