Ngày nay, để một doanh nghiệp có thể thành công trong hoạt động kinh doanh thì bên cạnh việc quản lý hoạt động bán hàng, quản lý sản phẩm, quản lý nhân viên thì công việc quản lý kho hàng đang dần được chú trọng nhiều hơn. Quản lý như thế nào để kiểm soát chính xác số lượng hàng tồn kho? Làm sao để xuất, nhập kho một cách kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả? Việc mang vai trò quan trọng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh khiến kỹ năng quản lý kho hàng trở nên ngày càng cấp thiết hơn.
Mục lục
Trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu sơ về định nghĩa kho hàng là gì. Kho hàng chính là nơi lưu trữ hàng hóa phân phối từ các đại lý tới cửa hàng, từ cửa hàng tới khách hàng. Vậy thì kỹ năng quản lý kho hàng chính là những việc liên quan đến công tác tổ chức, bảo quản, quản lý số lượng hàng hóa vật tư, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất, cung cấp, phân phối hàng hóa… Công việc quản lý kho hàng sẽ bao gồm các công việc như:
Từ quá trình quản lý hàng hóa trong kho, cửa hàng cũng có thể nắm bắt rõ được tình hình kinh doanh, chất lượng sản phẩm và thậm chí phần nào đó dự đoán được xu thế tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, công việc quản lý kho hàng cũng yêu cầu người quản lý có kỹ năng quản lý kho hàng tốt để luôn đảm bảo chất lượng của sản phẩm cũng như số lượng hàng xuất nhập kho ổn định.
Việc các chuỗi hệ thống logistics ngày càng phát triển mạnh mẽ đã đề ra một nhu cầu thiết yếu đối với kỹ năng quản lý kho hàng. Một nhân viên kho cần phải được trang bị những kỹ năng quản lý kho hàng tối thiểu như:
Một hệ thống quản lý đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài cũng như giúp ích rất nhiều cho việc quản lý bán hàng, phản ánh trực tiếp thông qua những điều sau:
Trước khi tìm hiểu một sơ đồ quản lý kho hàng hoàn chỉnh, chúng ta hãy tìm hiểu sơ về một vài hoạt động của quy trình xuất nhập kho. Đầu tiên hàng hóa mới ra lò sẽ được tập trung và vận chuyển về các kho chứa. Sau khi đã nhập kho, hàng hóa sẽ được kiểm kê cẩn thận và lập các phiếu nhập kho tương ứng. Tiếp theo đó, các hàng hóa sẽ được bố trí sắp xếp vào các vị trí đã định sẵn nhằm thuận lợi cho việc xuất kho.
Đối với quy trình xuất kho, việc này sẽ xuất phát từ bộ phận kế toán sau khi đã ghi nhận số lượng hàng cần thiết cho nhu cầu bán hàng. Sau khi ghi nhận số lượng cũng như loại hàng hóa yêu cầu, quản lý kho sẽ lập các phiếu xuất kho và tiến hành cho đóng gói và đưa hàng hóa đi. Trong toàn bộ quá trình xuất nhập kho, tất cả các số liệu đều được ghi lại và kiểm tra một cách cẩn thận, tỉ mỉ; giúp đảm bảo quá trình xuất nhập kho diễn ra minh bạch và chính xác.
Tầm quan trọng của công việc quản lý cũng như những đòi hỏi nhất định về kỹ năng quản lý của nhân viên khiến đã đặt ra một nhu cầu về việc xây dựng một sơ đồ quản lý kho hàng hiệu quả. Hiểu một cách đơn giản, quy trình quản lý đầy đủ sẽ gồm các bước đã được liệt kê sơ bộ ở phần đầu bài viết:
Theo sơ đồ, các công việc ấy tạo thành một chuỗi liên tục và tuần hoàn giúp tối ưu hóa cơ cấu tổ chức và thực tế kinh doanh của cửa hàng.
Ngày nay, việc quản lý kho hàng đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều nhờ vào các phần mềm quản lý vô cùng hiện đại và hiệu quả. Với các lợi thế về công nghệ, các mô hình quản lý kho hàng này sẽ đảm bảo được rằng:
Như đã được đề cập ở trên, việc quản lý kho hàng hiệu quả là tiền đề để tạo nên thành công trong việc bán hàng. Việc có kỹ năng quản lý kho hàng tốt sẽ giúp bạn nâng cao khả năng quản lý bán hàng. Nếu như quản lý kho hàng giúp đảm bảo về số lượng cũng như xuất nhập hàng hóa thì việc quản lý bán hàng có nhiệm vụ phân phối hàng hóa đến những kênh phân phối theo mục tiêu đã đề ra. Từ đó, nhằm tối ưu việc hiện diện của hàng hóa, dịch vụ với chi phí hợp lý, đạt hiệu quả tối đa và đạt được mục tiêu của công ty.
Một hệ thống quản lý bán hàng đơn giản sẽ bao gồm:
Kết
Tóm lại, một cửa hàng để có thể tối ưu hóa được lợi nhuận trong việc kinh doanh mua bán thì họ phải cần có một hệ thống quản lý tốt. Từ việc quản lý kho hàng để đảm bảo về sản phẩm cho tới việc quản lý các yếu tố về tài chính, con người…, tất cả đều đóng vai trò thiết yếu để rồi liên kết với nhau tạo nên một hệ thống quản lý chặt chẽ và hiệu quả. Hãy cố gắng trang bị cho mình những kỹ năng quản lý thật tốt nhé!