Thời đại công nghệ ngày càng phát triển, việc tìm kiếm và sử dụng công cụ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và mang lại hiệu quả cao trong tương tác với khách hàng là điều doanh nghiệp luôn ưu tiên. So với những kênh tiếp thị truyền thống hoạt động kém, email marketing ra đời là giải pháp thông minh đối với doanh nghiệp, khi đây là kênh marketing được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất trong việc tối ưu hóa quy trình kinh doanh và đạt doanh thu kỳ vọng.
Mục lục
Email marketing là việc sử dụng email (thư điện tử) để truyền tải những thông điệp thương mại như quảng bá, bán hàng, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến nhóm khách hàng mục tiêu.
Khác với việc gửi email tiếp thị sản phẩm hàng loạt thường thấy, email marketing nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu hay thậm chí là những cá nhân cụ thể để thông báo đến họ những đề xuất về sản phẩm/dịch vụ, những thông điệp, những bản cập nhật hoạt động công ty theo một chiến lược đã được lên kế hoạch một cách kỹ càng.
Với hai ưu điểm lớn là chi phí email marketing thấp và dễ dàng để triển khai, việc doanh nghiệp xây dựng email marketing một cách hiệu quả không chỉ giúp khách hàng tiếp cận được sản phẩm/dịch vụ một cách nhanh chóng mà còn là phương tiện để doanh nghiệp truyền tải thông điệp thương hiệu và tiết kiệm chi phí một cách tốt nhất.
Theo một báo cáo từ VentureBeat, không có danh mục marketing nào có tuổi thọ cao bằng email marketing. Mặc dù một số xu hướng marketing đến và đi, email vẫn là kênh mạnh mẽ nhất luôn có sẵn cho các marketer hiện đại và được nhiều doanh nghiệp chú trọng.
Dưới đây là 5 lý do tại sao nên sử dụng email marketing.
Theo thống kê từ Staticta thì hiện nay có khoảng 3,9 tỷ người dùng email mỗi ngày và con số này dự kiến tăng lên 4,3 tỷ vào năm 2023.
Mặc dù thoạt đầu bạn sẽ ngạc nhiên với điều này. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ về hành vi trực tuyến của bạn: Khi bạn đăng ký một trang web, bạn phải nhập địa chỉ email của mình để tạo tài khoản, thậm chí cần một địa chỉ email để tạo tài khoản Facebook hoặc Twitter. Hơn nữa, Facebook và Twitter email để thông báo cho người dùng về hoạt động đang diễn ra trên nền tảng. Trong khi đó, email là công cụ sẽ gửi đến những thông tin từ những web mà bạn đã đăng ký theo nhu cầu như tin tức, sự kiện, tin tuyển dụng, khuyến mãi từ doanh nghiệp,…
Vì thế, khi nói đến kết nối với khách hàng và khách hàng tiềm năng, không có kênh nào có phạm vi tiếp xúc rộng như email marketing.
Theo một nghiên cứu từ Shop.org và Foresster Research, có 85% nhà bán lẻ Hoa Kỳ cho rằng email marketing là một trong những chiến thuật thu hút khách hàng hiệu quả nhất. Không những thế, email marketing còn là kênh tạo tỷ suất hoàn vốn (ROI) cao nhất. Theo nghiên cứu của VentureBeat cũng như Hiệp hội tiếp thị trực tiếp (DMA): cứ mỗi 1 đô la trong chi phí email marketing có thể tạo ra 40 đô la trong ROI.
Vì vậy, so với những cách marketing truyền thống như phát tờ rơi, chào mời… thì việc sử dụng email marketing tiết kiệm rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ với nguồn ngân sách hạn chế.
Bước quan trọng khi xây dựng email marketing hiệu quả chính là việc phân khúc khách hàng thành những nhóm khác nhau theo tiêu chí đã được lên kế hoạch sẵn. Việc phân khúc giúp doanh nghiệp có thể truyền tải các thông điệp khác một cách chính xác tới từng nhóm hay đối tượng khách hàng cụ thể.
Theo DMA, email khi được phân khúc đúng khách hàng mục tiêu sẽ tạo ra 58% trong tổng doanh thu. Vậy làm sao để doanh nghiệp phân khúc khách hàng hiệu quả? Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều phần mềm email marketing giúp doanh nghiệp thực hiện tốt điều này. Với những chức năng như tạo lập, phân nhóm khách hàng và phân quyền theo chủ đề giúp nhân viên dễ dàng quản lý.
Đừng bao giờ gửi quá nhiều tin nhắn không cần thiết đến email của khách hàng. Khi cảm thấy bị làm phiền, khách hàng sẽ ngay lập tức đưa thư của bạn vào hộp thoại Spam. Vì thế ngoài lựa chọn đúng khách hàng và cá nhân hóa email để gửi đúng thông điệp, đúng thông báo vào những khi thích hợp, doanh nghiệp cần chú ý hơn về những phản hồi từ khách hàng để có những điều chỉnh trong chiến lược email marketing để đạt được hiệu quả cao hơn.
Trên thực tế, tỷ lệ nhấp trung bình của một chiến dịch email là khoảng 3% (trên tổng số người nhận), cao hơn rất nhiều so với những kênh truyền thông khác. Ngoài ra, theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Monetate, 4,24% khách truy cập từ email marketing có xu hướng mua thứ gì đó trong khi chỉ 2,49% khách truy cập từ các công cụ tìm kiếm và 0,59% từ các mạng xã hội có hành vi mua hàng.
Mặc khác, nhiều phần mềm email marketing hiện nay cung cấp những chức năng đo lường hiệu quả của chiến lược email marketing thông qua thống kê số lần nhấp chuột, số lần chuyển tiếp, số lượt truy cập trang web, số lượng chia sẻ lên mạng xã hội,…
Bằng việc sử dụng email marketing, doanh nghiệp đã thành công trong việc thúc đẩy chuyển đổi khách hàng và có những quyết định sáng suốt, điều chỉnh hợp lý trong chiến lược thông qua những phân tích báo cáo.
Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp chi một số tiền khổng lồ để tăng lượt tương tác trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, Facebook vẫn thường xuyên cập nhật thuật toán của mình để giảm lượng người theo dõi sẽ xem bài đăng của thương hiệu, trừ khi những bài đăng đó là quảng cáo trả phí. Mặc khác, Twitter lại thuộc sự sở hữu và kiểm soát của bên thứ ba, theo đó doanh nghiệp buộc phải tuân theo những thay đổi mà nền tảng này thực hiện. Trong khi đó, email marketing lại không chịu sự kiểm soát bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Đây là một nền tảng giao tiếp mở và có vô số dịch vụ cung cấp quyền truy cập để gửi và nhận email.
Vì thế, việc tận dụng lợi thế này và xây dựng danh sách khách hàng của riêng mình, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu và thực hiện những chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả mà không bị hạn chế.
Để đạt được lượng nhấp chuột kỳ vọng, mức độ tương tác và ROI tốt hơn, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược email marketing hiệu quả. Vậy làm thế nào để nâng cấp chiến lược đó? Dưới đây là 3 kịch bản email marketing mà bạn cần cân nhắc!
Kịch bản đầu tiên thường xuất hiện khi công ty mới bắt đầu sử dụng email marketing hoặc chưa nhận ra tiềm năng thực sự của nó. Vì mục tiêu chính là bán hàng nên nội dung email chủ yếu mang tính chất quảng cáo để thúc đẩy mua hàng bằng cách thông báo về các sản phẩm mới và giảm giá.
3 thành phần chính trong chiến lược này bao gồm: cơ sở dữ liệu, chiến dịch email và báo cáo kết quả. Vì chỉ chú ý vào doanh số bán hàng nên việc tối ưu hóa, cá nhân hóa email hiếm khi được thực hiện
Tuy đây là chiến lược dễ dàng thực hiện và tiết kiệm nhiều thời gian nhưng khi nói đến hiệu suất lâu dài, chiến lược này có thể thất bại khi kết quả chiến lược chỉ được đo lường bằng tỷ lệ mở email và tỷ lệ nhấp qua email. Với tỷ lệ mở hiếm khi vượt quá 15% và tới 50% người đăng ký có thể không hoạt động trong sáu tháng nếu tuân theo tình huống này. Vì vậy, kết quả chiến dịch giảm theo thời gian là điều rất bình thường.
Ở kịch bản này, bạn sử dụng rất nhiều chiến thuật email marketing khác nhau nhằm tối ưu hóa kết quả chiến dịch. Đối với bạn, email marketing không chỉ là tương tác với các địa chỉ liên hệ hiện có mà còn là thu thập những người đăng ký mới và xây dựng một lượng khách hàng lớn hơn.
Đây là kịch bản được sử dụng rộng rãi bởi các marketer. Với mục đích đem lại kết quả tối đa qua email marketing, nội dung mà bạn sử dụng vừa mang tính quảng cáo, vừa mang tính thông tin. Có nhiều thành phần hơn trong chiến lược này như: cơ sở dữ liệu, chiến dịch email, báo cáo, phân đoạn và trang đích (landing page). Các biểu mẫu đăng ký và trang đích được sử dụng để tạo khách hàng tiềm năng và làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu. Việc phân đoạn khách hàng theo nhân khẩu học được sử dụng để tách cơ sở dữ liệu và gửi nội dung có liên quan đến từng nhóm, do đó tỷ lệ mở và nhấp chuột được cải thiện đáng kể.
Bằng việc tính đến tỷ lệ mở email , tỷ lệ nhấp, chuyển tiếp và hủy đăng ký email cùng với đó là xem xét mức độ tương tác với người dùng trên các thiết bị khác nhau, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về sự hiệu quả của chiến dịch. Trong đó, tỷ lệ mở email khoảng từ 16% đến 25%.
Đây là kịch bản tốt nhất mà doanh nghiệp cần cân nhắc áp dụng. Mục tiêu của bạn ở kịch bản này chính là thông qua tương tác hiệu quả với khách hàng để tạo dựng mối quan hệ tốt, lòng trung thành trong suốt vòng đời của họ.
Nội dung truyền đạt qua email bao gồm những thông tin quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, thông tin có ích cho khách hàng và thông tin mang tính giáo dục.
Chiến lược email của bạn bao gồm nhiều thành phần như cơ sở dữ liệu, chiến dịch email, báo cáo, biểu mẫu đăng ký, trang đích, khảo sát trực tuyến, thử nghiệm phân tách A / B, tích hợp, phân đoạn, trả lời tự động, phương tiện truyền thông xã hội, nội dung động (dynamic content) và chiến dịch RSS.
Đây là chiến lược mà bạn cần đầu nhiều thời gian và công sức để đạt được kết quả tốt nhất. Ở kịch bản này, tỷ lệ mở email chào mừng có thể tăng từ 25 – 99%.
Lời kết
Việc xây dựng email marketing hiệu quả không chỉ giúp khách hàng nắm bắt được thông tin về sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng khách hàng, tăng chuyển đổi và tương tác khách hàng, giúp tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu đáng kể. Qua những thông tin chia sẻ trên, Sim ERP hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quát về tầm quan trọng mà email marketing mang lại, từ đó hãy có chiến lược cụ thể phù hợp để triển khai đạt được kết quả tốt nhất.