Chiết khấu bán hàng là một trong những cách thức hiệu quả kích thích mua sắm và được các doanh nghiệp ứng dụng phổ biến trong marketing. Hãy cùng SimERP tìm hiểu khái niệm chiết khấu bán hàng và bảng tính chiết khấu bán hàng và mẫu chính sách chiết khấu bán hàng trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Chiết khấu bán hàng là tỷ lệ giảm giá mà người bán hàng dành cho người mua. Chiết khấu bán hàng sẽ thúc đẩy nhu cầu mua hàng với số lượng lớn. Chiết khấu này thường đi kèm với các điều kiện như: thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ visa, mua với số lượng bao nhiêu thì sẽ được chiết khấu… Những điều kiện này sẽ được thỏa thuận trên các hợp đồng kinh tế hoặc cam kết mua, bán hàng.
Mục đích của chiết khấu bán hàng có thể phụ thuộc phần lớn vào hoàn cảnh nhưng thường là để cạnh tranh, lôi kéo khách hàng, giới thiệu các sản phẩm mới, giữ chân khách hàng hay thậm chí là để xả kho lô hàng cũ một cách nhanh chóng. Tỷ lệ chiết khấu sẽ thường được chọn tương đương với chi phí vốn và có thể dễ dàng điều chỉnh được. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán một cách kỹ lưỡng. Ngoài ra, tỷ lệ chiết khấu cũng sẽ liên quan nhiều đến các vấn đề như rủi ro, vòng quay tiền tệ và những yếu tố khác trong nền kinh tế.
Căn cứ theo quy định tại điểm 2.5, Khoản 2, Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn giá trị gia tăng hàng chiết khấu bán hàng.
Ba trường hợp được viết hóa đơn có chiết khấu bán hàng:
Theo quy định tại khoản 22, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC về giá tính thuế của hàng bán có chiết khấu thương mại, thì:
Chiết khấu bán hàng sau khi xuất hóa đơn điều chỉnh thì bên bán hàng và bên mua hàng đều phải điều chỉnh giảm doanh thu mua vào và bán ra không kê khai khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Có hai cách tính chiết khấu bán hàng thông dụng và nhanh chóng nhất hiện nay là: phương pháp tổng quát và phương pháp tính nhẩm.
Đây được xem là phương pháp phổ thông nhất, áp dụng định nghĩa chiết khấu bán hàng và các công thức toán học khác. Thứ tự các bước như sau:
Ví dụ: Tại công ty Thực phẩm A có hóa đơn giá trị gia tăng số 0014658 xuất tháng 10 cho công ty B (thanh toán bằng hình thức chuyển khoản sau) ghi:
Sản phẩm X : 1.000 kg x 100.000 = 100.000.000đ
Sản phẩm Y : 2.000 kg x 70.500 = 150.000.000đ
Chiết khấu thương mại tháng 9: 10 kg sản phẩm X và 20kg sản phẩm Y tương đương: 1.000.000đ + 1.500.000đ = 2.500.000đ
Thành tiền: 100.000.000 + 150.000.000 – 2.500.000 = 247.500.000đ
Thuế giá trị gia tăng 10%: 24.750.000đ
Tổng cộng: 272.250.000đ
Đúng như tên gọi, cách này sẽ giúp bạn tính nhẩm vô cùng nhanh mà không cần sử dụng máy tính. Điều này sẽ rất thuận tiện khi bạn đang tiến hành thương lượng với khách hàng và cần phải đưa ra con số cụ thể ngay lập tức. Phương pháp này sẽ đặc biệt hiệu quả với những tỷ lệ chiết khấu có đuôi là 0 hoặc 5, chẳng hạn 15%, 20%, 50%, là các tỷ lệ chiết khấu khá phổ biến.
Thứ tự các bước như sau:
Bản chất của cách tính nhẩm này là tính ra kết quả gần đúng từ đó đưa ra con số ước lượng nhanh nhất. Có thể diễn giải đơn giản như sau: Giả sử, giá bán gốc là X; tỷ lệ chiết khấu là t %, thì mức giảm giá chiết khấu sẽ được tính theo công thức sau:
X.t% = X.t100= X10.t10
Tại bước 1 và 2, việc làm tròn đến hàng chục sẽ giúp bạn thực hiện chia các con số cho 10 dễ dàng hơn. Tại bước 3, tiến hành cộng phần lẻ 5% giá gốc A/2 (bị bỏ qua ở bước 2) vào tích (A x B) để có thể thu được mức chiết khấu sát nhất.
Ví dụ: Giá gốc của sản phẩm A là 69.000đ, bạn cho khách hàng hưởng mức chiết khấu 25%, khách hàng muốn biết cụ thể họ được giảm giá bao nhiêu hay phải trả bao nhiêu, thì bạn chỉ cần nhẩm theo từng bước trên để đưa ra kết quả một cách nhanh chóng:
Chỉ sau vài bước nhẩm tính nhanh chóng, bạn có thể trả lời cho khách hàng biết họ sẽ được giảm giá khoảng 17.000đ và sẽ chỉ phải trả khoảng 53.000đ cho một sản phẩm. Nếu bạn sử dụng máy tính và áp dụng phương pháp thứ nhất, bạn sẽ đưa ra kết quả chính xác lần lượt là: 17.250đ và 52.750đ, kết quả rất sát với tính nhẩm.
Phần mềm quản lý bán hàng được phát triển với mục đích tự động hóa toàn bộ quy trình bán hàng của các cửa hàng và doanh nghiệp trên hệ thống máy tính. Các quy trình này có thể bao gồm các bước từ khi bạn tiếp nhận đơn hàng cho đến khi tiến hành giao hàng và xuất hoá đơn. Người dùng có thể thực hiện các bước một cách đầy đủ trong quy trình hoặc tự thiết lập các bước theo đặc thù riêng. Phần mềm được xử lí và tính toán hoàn toàn tự động và được lưu trong hệ thống giúp nhằm tránh sai xót và quản lý dễ hơn.
Với phần mềm quản lý bán hàng, bạn có thể quản lý chiết khấu một cách linh hoạt, cho phép thiết lập và thực hiện nhiều phương thức chiết khấu khác nhau. Phần mềm quản lý bán hàng có thể tính chiết khấu theo khách hàng, nhóm khách hàng, kho hàng, hàng hóa, nhóm hàng hóa, hay thậm chí có thể tổ hợp của các chỉ tiêu trên từ đó có nhiều cách tính và quản lý linh hoạt hơn.
Ngoài ra, phần mềm quản lý bán hàng cho phép bạn áp dụng nhiều phương thức chiết khấu khác nhau trong cùng một giao dịch trong trường hợp khách hàng có thể được hưởng nhiều chiết khấu trong cùng một giao dịch.
Để dùng thử phần mềm quản lý bàn hàng, bạn có thể tham khảo SimCRM với 30 ngày sử dụng hoàn toàn miễn phí. Đăng ký dùng thử bằng cách nhấp vào nút sau.
Theo quy định trong Luật thương mại 2005, khuyến mại là một trong các hoạt động để xúc tiến thương mại, tại điều 88 của Luật thương mại 2005 quy định về khuyến mại như sau:
“Điều 88. Khuyến mại
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.
Khuyến mại có mục đích tác động vào khách hàng nhằm kích cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp, cửa hàng sử dụng khuyến mại với mục đích thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động mua bán hàng thông qua các hình thức giảm giá, khuyến mại.
Quy định về các hình thức khuyến mại trong điều 92 của Luật thương mại 2005 bao gồm:
Dùng hàng mẫu, hàng thử miễn phí: Đưa hàng hóa mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
Tặng quà: Tặng sản phẩm cho khách hàng, cung ứng dịch vụ mà không thu tiền.
Giảm giá: Bán hàng hóa, dịch vụ với giá thấp hơn giá trước đó, áp dụng trong thời gian khuyến mại đã được đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa hoặc dịch vụ thuộc diện được Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Tặng phiếu mua hàng: Bán hàng hóa, dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng hoặc phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một số lợi ích nhất định.
Phiếu dự thi: Bán hàng hóa, dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho người tiêu dùng để chọn người trao thưởng theo thể lệ đã công bố.
Các chương trình may rủi: Bán hàng hóa, dịch vụ kèm theo việc tham dự những chương trình mang tính may rủi. Việc tham gia chương trình gắn liền với hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng sẽ dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ đã công bố.
Các chương trình khách hàng: theo đó việc tặng thưởng cho người tiêu dùng căn cứ trên số lượng hoặc giá trị hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng đã mua. Điều này được thể hiện dưới hình thức các loại thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận mua hàng hoặc các hình thức khác.
Trong thực tế, các cửa hàng và doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức này khá linh hoạt và thường kết hợp giữa hai hay nhiều hình thức với nhau.
Chiết khấu được hiểu là một khoản giảm trừ vào giá bán hàng mà bên bán dành cho bên mua trong trường hợp mua hoặc bán với một số lượng cụ thể khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.
Hoạt động chiết khấu được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán theo tập quán thương mại là thỏa thuận về điều kiện cụ thể về trị giá, số lượng, điều kiện giao hàng của từng hợp đồng. Do đó, chiết khấu thương mại không phải là một phương thức khuyến mại quy định trong luật thương mại mà được các cửa hàng và doanh nghiệp áp dụng như một tập quán thương mại.
Nhiều độc giả đặt câu hỏi: “Chiết khấu bán hàng có phải đăng ký không?” Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa ban hành những quy định cụ thể về chiết khấu bán hàng, tuy nhiên khi hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng là bên bán hàng sẽ giảm giá cho bên mua hàng thì quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật dân sự về thực hiện các giao dịch dân sự theo hợp đồng.
Hợp đồng chiết khấu bán hàng có bản chất chung của hợp đồng dân sự, là sự thỏa thuận giữa người mua với người bán bằng lời nói hoặc bằng văn bản từ đó xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền hoặc nghĩa vụ trong quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Mẫu văn bản chiết khấu bán hàng:
Kế toán viên dùng tài khoản 521 (5211) để phản ánh số chiết khấu bán hàng mà doanh nghiệp dành cho khách hàng.
Hãy nhớ rằng, chỉ hạch toán vào tài khoản này chiết khấu đã được thực hiện trong kỳ, có ghi trên hóa đơn theo chính sách chiết khấu mà doanh nghiệp đã ký kết trong hợp đồng kinh tế, hoặc cam kết của mình.
Nếu chiết khấu theo từng lần mua thì khoản chiết khấu bên mua hàng được hưởng sẽ ghi giảm vào giá bán khi thực hiện viết hóa đơn. Số tiền được ghi trên hóa đơn sẽ theo đơn giá đã được chiết khấu. Kế toán không phải ghi dòng chiết khấu trên hóa đơn, đồng thời cũng không hạch toán chiết khấu vào TK 521.
Nếu bên mua hàng sau nhiều lần mua mới được hưởng chiết khấu thương mại thì khoản chiết khấu này sẽ được ghi giảm vào giá bán trong hóa đơn bán hàng lần cuối cùng. Hóa đơn sẽ ghi rõ số tiền chiết khấu bán hàng mà khách hàng được hưởng kèm theo những số hóa đơn đã được hưởng chiết khấu. Dựa vào hợp đồng kinh tế giữa hai bên, bạn có thể để xác định lần mua cuối cùng. Số tiền được ghi trên hóa đơn đã được chiết khấu, bên bán sẽ căn cứ vào doanh thu và thuế đã chiết khấu để tiến hành hạch toán. Kế toán không hạch toán chiết khấu bán hàng vào TK 521.
Trường hợp hai bên có ký kết hợp đồng đại lý hoặc thực hiện chiết khấu bán hàng theo từng kỳ, thì nhân viên kế toán phải xác định ngày cuối cùng nhằm đối chiếu công nợ và tiến hành tính toán các khoản chiết khấu. Ngày cuối cùng để chốt công nợ và thực hiện tính toán chiết khấu là ngày 31 tháng 12 hàng năm. Trường hợp xuất hóa đơn điều chỉnh, nhân viên kế toán mới thực hiện hạch toán số chiết khấu vào TK 521.
Chiết khấu có thể dùng hóa đơn nhằm điều chỉnh doanh thu chiết khấu, tuy nhiên cũng có thể thực hiện tính toán số tiền chiết khấu và chi bằng tiền trong trường hợp số tiền bán hàng lần cuối không đủ để chiết khấu.
Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, kế toán hạch toán:
Ghi nhận tăng doanh thu và thuế giá trị gia tăng đầu ra:
Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Căn cứ vào các hóa đơn có chiết khấu, số tiền chiết khấu, nhân viên kế toán ghi nhận:
Cũng như bên bán, nếu chiết khấu theo từng lần mua hàng, thì bên mua phải hạch toán doanh thu và thuế đầu vào theo giá đã chiết khấu. Nếu bên mua hàng sau nhiều lần mua mới được hưởng chiết khấu thì sẽ hạch toán như sau:
Khi mua hàng
Khi nhận được hóa đơn chiết khấu
Nếu khoản chiết khấu thuộc về hàng hóa còn tồn kho, ghi nhận giảm cho giá vốn hàng tồn kho và thuế giá trị gia tăng được khấu trừ:
Nếu khoản chiết khấu thuộc về hàng hóa đã tiêu thụ:
Lời kết
Các chính sách chiết khấu bán hàng sẽ giúp khách hàng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm của bạn. Doanh số bán hàng tăng lên và tất nhiên không chỉ các mặt hàng được chiết khấu. Vì lúc này, bạn có thể dễ dàng thu hút cả những khách hàng tiềm năng cho những mặt hàng khác.
Qua bài viết này, bạn đã hiểu chiết khấu bán hàng là gì cũng như những bí quyết để sử dụng chúng một cách hiệu quả. Hy vọng, bạn sẽ biết cách áp dụng hình thức chiết khấu bán hàng thông minh, có chọn lọc để vừa tăng được số lượng khách hàng vừa mang lại lợi nhuận cũng như uy tín cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!