Các doanh nghiệp đều hiểu rằng, hoạt động kinh doanh chỉ tốt khi ta có được khách hàng và khiến cho họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Ngoài việc tìm kiếm danh sách khách hàng tiềm năng, mỗi doanh nghiệp nên thực hiện các hoạt động khai thác khách hàng tiềm năng nhằm thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó đem lại trải nghiệm tiêu dùng tốt hơn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các cách khai thác tiềm năng.
Mục lục
Khai thác khách hàng tiềm năng (lead generation) tập trung vào việc xác định và thu hút khách hàng có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của bạn, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tiếp xúc, giao tiếp và thấu hiểu khách hàng.
Khai thác khách hàng tiềm năng có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Với phương pháp khai thác khách hàng tiềm năng truyền thống (outbound lead generation), một thương hiệu sẽ cố gắng thuyết phục khách hàng về sản phẩm của mình bằng cách sử dụng các quảng cáo trực tuyến chung cho mọi đối tượng. Với hương pháp khai thác khách hàng hiện đại (inbound generation), thương hiệu sẽ đưa ra nội dung phù hợp cho đúng nhóm mục tiêu vào đúng thời điểm.
Cả tiếp thị theo phương pháp inbound hay outbound đều có mang lại lợi ích theo một mặt nào đó trong việc tạo và khai thác khách hàng tiềm năng. Lời khuyên dành cho các doanh nghiệp là nên áp dụng cả hai trong quá trình khai thác khách hàng tiềm năng, và phương pháp tốt hơn cả là phương pháp mà bạn nghĩ rằng sẽ phù hợp với phong cách công ty của bạn!
Thông thường, các hoạt động khai thác khách hàng tiềm năng sẽ xảy ra trong các công ty B2C (kinh doanh trực tiếp với khách hàng). Điều này có vẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc khai thác bởi tính dễ đoán của người mua hàng và sự đa dạng, dễ tính trong nhu cầu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là việc khai thác khách hàng không cần thiết với các doanh nghiệp hoạt động B2B. Khách hàng của loại hình doanh nghiệp này thì có một chút khác biệt bởi tính phức tạp trong quá trình mua hàng, họ cần nhiều thời gian hơn để thực sự đặt mua một loại hàng/dịch vụ. Ngoài ra, hai loại hình doanh nghiệp này còn một số khác biệt trong khách hàng tiềm năng như:
Tuy có sự khác nhau về đặc tính khách hàng nhưng các doanh nghiệp cả B2C và B2B có thể có chiến lược tương đồng trong các cách khai thác khách hàng tiềm năng. Hiện nay, 73% tất cả các giao dịch mua hàng đều bắt đầu bằng tìm kiếm trên Google. Khai thác khách hàng tiềm năng trực tuyến là một quy trình quan trọng hỗ trợ tăng trưởng, thanh khoản danh mục khách hàng và doanh thu. Khai thác hàng tiềm năng trực tuyến thông qua trang web và email khách hàng tiềm năng là một phương pháp tốt để thu hút khách hàng tiềm năng và giới thiệu họ đến với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Tiếp thị nội dung: Nội dung đóng một vai trò lớn trong việc tiếp cận và dẫn dắt khai thác khách hàng tiềm năng. Để bán các sản phẩm và dịch vụ phức tạp, thương hiệu của bạn cần phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng thông qua tiếp thị nội dung. Khi bạn đưa ra các nội dung đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách hàng về một hoạt động/sự kiện nào đó, khách hàng sẽ có thể bị thu hút và truy cập vào trang web của bạn. Khi đó, bạn sẽ có được thông tin về khách truy cập này. Ngoài ra, với tệp khách hàng cũ, bạn có thể hướng dẫn khách hàng tiềm năng trong quá trình mua hàng bằng tự động hóa tiếp thị – cung cấp thông tin hỗ trợ một cách kịp thời. Phần mềm khai thác khách hàng tiềm năng LeadInfo hoặc công cụ tự động hóa tiếp thị HubSpot là những phần mềm được sử dụng rộng rãi.
Thực hiện theo các bước trong mô hình bên dưới để bắt đầu khai thác khách hàng tiềm năng một cách chiến lược và sau đó mở rộng quy mô bằng cách sử dụng tự động hóa tiếp thị.
Như đã đề cập ở trên, một doanh nghiệp nên xác định được khách hàng tiềm năng của họ, từ đặc điểm nhận dạng, phong cách sống đến hành vi trong việc mua sắm. Tính cách người mua không chỉ giúp bạn xây dựng hồ sơ khách hàng tiềm năng mà còn cho phép bạn đặt mình vào vị trí của khách hàng tiềm năng: nhu cầu, điểm đau, tham vọng và thế giới của khách hàng tiềm năng! Bạn sử dụng thông tin có giá trị này để giúp khách hàng tiềm năng tăng trải nghiệm trong các giai đoạn khác nhau của quá trình mua hàng.
Thu hút nhóm khách hàng mới truy cập trang web thông qua kết hợp giữa cung cấp nội dung phù hợp và cách sử dụng các kênh phù hợp.
Khách hàng tiềm năng sẽ chỉ truy cập trang web của bạn nếu bạn cung cấp cho họ nội dung phù hợp và dễ dàng tìm thấy. Chiến lược tiếp thị nội dung bắt đầu bằng việc phân tích nhu cầu của khách hàng tiềm năng, luôn luôn tự hỏi bản thân xem họ gặp phải vấn đề gì và có thể giải quyết chúng như thế nào. Sau đó, cung cấp các nội dung nhằm giải quyết những nhu cầu, khúc mắc đó. Có nhiều hình thức nội dung khác nhau mà bạn có thể sử dụng để trợ giúp khách hàng tiềm năng: các bài đăng trên blog, thông tin trình bày dưới dạng ảnh, video, hướng dẫn sử dụng trên website, sách và slides.
Sau khi phát triển nội dung, bạn cần đảm bảo rằng khách hàng tiềm năng của mình sẽ nhìn thấy nội dung mà bạn đăng tải. Đối với inbound marketing, người dùng sẽ thích các kênh không làm phiền khách hàng quá nhiều. Đối với outbound marketing, thông tin của bạn cần được phổ biến khắp các thương tiện để dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng nhất có thể.
>>>> Xem thêm: 13 Cách tìm khách hàng tiềm năng mới cho doanh nghiệp
Trong bước hai, bạn đã đảm bảo rằng khách truy cập vào trang web của bạn. Ở bước này, bạn sẽ bắt tay vào việc chuyển đổi khách truy cập trang web thành khách hàng tiềm năng thông qua đường dẫn chuyển đổi. Đường dẫn chuyển đổi đưa khách hàng đến trang đích có biểu mẫu trên đó. Trên trang đích này, bạn đưa ra đề nghị nội dung, cung cấp giá trị cho khách hàng tiềm năng để đổi lấy thông tin liên hệ của họ.
Đường dẫn chuyển đổi bao gồm các yếu tố sau:
Trong bước trước, bạn đã tạo khách hàng tiềm năng thực tế và sở hữu các thông tin của họ. Trong quy trình khai thác khách hàng tiềm năng truyền thống, bạn sẽ gọi điện để theo dõi khách hàng tiềm năng và quản trị, tư vấn cho nhóm khách hàng đó. Tuy nhiên, việc có được thông tin liên lạc của khách hàng không có nghĩa là họ đã sẵn sàng để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Đó là lý do tại sao chúng ta nên cân nhắc:
(1) dựa vào nhóm khách hàng chọn ra tệp khách hàng tiềm năng xem nó có phù hợp với tổ chức của bạn hay không;
(2) và sau đó liên tục chuyển khách hàng tiềm năng về phía trước trong quá trình mua hàng. Khi xác thực khách hàng tiềm năng, bạn có khoảng hai lựa chọn:
Ngoài việc giúp đỡ những khách hàng có vấn đề với sản phẩm/dịch vụ của bạn thì đây cũng là cơ hội để tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Bạn có thể đã biết vấn đề của khách hàng thông qua các hoạt động nghiên cứu hành vi người mua và nghiên cứu từ khóa, nhưng ta hoàn toàn có thể hiểu họ sâu hơn bằng cách hỏi những câu hỏi sau khi sử dụng. Khi một khách hàng tiềm năng trở nên quen thuộc với doanh nghiệp của bạn, họ sẵn sàng cung cấp cho bạn thêm thông tin. Tự động hóa tiếp thị cũng đảm bảo rằng bạn gửi cho khách hàng tiềm năng của mình nội dung có liên quan phù hợp với sở thích và tương tác trên trang web của bạn.
Kết luận
Để giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng, chúng ta nên thực hiện khai thác, nghiên cứu tâm lý hành vi mua hàng họ. Trên đây là các phương pháp và mẹo nhỏ mà bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm. Dưới đây bài viết sẽ giới thiệu đến người đọc ứng dụng quản lý khách hàng nhằm khai thác và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng – SimCRM. Ứng dụng được chỉnh sửa thành phiên bản hoàn chỉnh nhất trong năm 2021 với rất nhiều tính năng, đem lại sự thuận tiện cho doanh nghiệp trong công tác quản lý.
SimCRM mang lại hiệu quả vượt bậc trong:
Dùng thử miễn phí trong tháng đầu và trải nghiệm toàn diện công cụ quản lý khách hàng SimCRM – giải pháp toàn cầu cho doanh nghiệp thời đại 4.0!