Việc ứng dụng công nghệ số vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống đang là xu thế phát triển toàn cầu, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, phần đa chúng ta chỉ nghe về thuật ngữ ấy được áp dụng cho các ngành kinh doanh, kinh tế, kĩ thuật, sản xuất… Còn trong giáo dục, phải đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn thế giới thì chuyển đổi số mới thực sự trở thành một quá trình đem đến một diện mạo giáo dục hoàn toàn mới. Hãy cùng SimERP tìm hiểu những phương pháp, cách thức, kỹ thuật, công cụ và phương tiện cần thiết trong quá trình chuyển đổi số giáo dục nhé.
Mục lục
Đối với lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ chuyển GDĐT sang khuynh hướng giảm hình thức thuyết giảng và đẩy mạnh phát triển năng lực tự học, khuyến khích học sinh tìm tòi, khám phá, tạo ra xã hội có tinh thần học tập cao. Theo đó, ngày càng có nhiều hơn những mô hình giáo dục thông minh được phát triển dựa trên các nền tảng cơ sở của ứng dụng CNTT, giúp ích rất nhiều cho việc định hướng học tập cho từng cá nhân (đưa ra phương pháp cũng như sắp xếp bài giảng, kiến thức phù hợp cho từng người). Hơn thế nữa, khả năng lưu trữ kiến thức trên không gian mạng cũng sẽ giúp học sinh có thể chủ động truy cập và tìm hiểu cũng như có thể nhanh chóng thảo luận, trao đổi với giáo viên thông qua Internet.
Có 2 nội dung chính mà chuyển đổi số GDĐT tập trung đến đó là chuyển đổi số trong việc quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong hình thức giảng dạy, kiểm tra và đánh giá học sinh. Cụ thể, trong quản lý giáo dục bao gồm việc số hóa thông tin tạo ra hệ thống cơ sở dữ liệu lớn, triển khai các dịch vụ trực tuyến, ứng dụng công nghệ 4.0 để quản lý, điều hành nhanh chóng, chính xác. Trong dạy học và kiểm tra, hình thức phổ biến mà ta thường thấy đó là số hóa dữ liệu học tập (sách điện tử, bài giảng điện tử, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, đề thi thử online,…), thư viện số, xây dựng các trường học, đào tạo trực tuyến,…
Sự bùng nổ của đại dịch Covid 19 đã đẩy mạnh chuyển đổi số giáo dục ở nước ta. Khi học sinh sinh viên không thể đến trường để tham gia học tập thì những phương pháp giảng dạy mới sẽ trở nên cần thiết để thay thế cho các lớp học thông thường từ trước đến nay. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi số ngành giáo dục cho phép giáo viên và học sinh có thể trao đổi trực tiếp mà không bị giới hạn bởi không gian thông qua các thiết bị được kết nối internet như smartphone, máy tính bảng, laptop,…
Cụ thể, những phần mềm học tập trực tuyến như Zoom, MsTeams, GoogleMeeting,… đã không còn xa lạ với những lứa học sinh trong năm Covid 2020. Năm 2020, Zoom đã đạt doanh thu 2,65 tỷ USD, tăng 326%. Không những thế, giá cổ phiếu Zoom đã tăng 191% trong 12 tháng qua. Trong tương lai gần, mức doanh thu cho năm 2021 của Zoom dự kiến sẽ đạt 3,76 tỷ đến 3,78 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 42 – 43%. Tại Việt Nam, gần như tất cả các tỉnh thành trên cả nước đã áp dụng hình thức học trực tuyến trong các đợt giãn cách xã hội trong năm 2020. Qua đó có thể thấy, các lớp học trực tuyến đã và đang trở thành làn sóng giáo dục mới tại Việt Nam và toàn thế giới.
Có thể thấy, chuyển đổi số giáo dục không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa như một giải pháp tạm thời mà đang dần trở thành một xu thế học tập mới trong thời đại 4.0 hiện nay.
Bên cạnh đó, một khía cạnh khác cũng nên được quan tâm là mức độ sẵn sàng đón nhận sự đổi mới trong phương thức học và dạy học của cả giáo viên và sinh viên. Khi năm học 2019-2020 bị gián đoạn do dịch Covid-19, một khảo sát đã được thực hiện về ‘mức độ sẵn sàng đối với học tập trực tuyến’ với giảng viên và sinh viên đại học. Kết quả khảo sát cho thấy người học có mức độ sẵn sàng để học trực tuyến thấp hơn rất nhiều so với giáo viên.
Có tới trên 76% số sinh viên tham gia khảo sát (nhiều ngành và nhiều tỉnh, thành khác nhau) chưa sẵn sàng cho học tập trực tuyến vì nhiều lý do. Bên cạnh lý do kỹ thuật về trang thiết bị và hạ tầng viễn thông, có những vấn đề do phương pháp và kỹ thuật giảng dạy của giảng viên chưa thuyết phục được người học. Vì vậy, người học cần được chuẩn bị về tâm thế, tinh thần và kỹ năng, và được đảm bảo điều kiện hạ tầng thiết bị để học tập trực tuyến.
Cũng như ngành giáo dục đào tạo, giáo dục đại học cũng đang định hướng theo xu thế chung của toàn cầu đó là chuyển đổi số, vốn đã diễn ra rất nhanh trong thời kỳ 4.0 nói chung và trong đại dịch Covid 19 nói riêng.
Môi trường đại học có thể coi là một xã hội thu nhỏ và sinh viên vốn là những người trẻ, năng động, giỏi công nghệ nên sẽ rất thuận lợi để xây dựng một xã hội số không chỉ trong học tập mà cả trong việc quản lý và sinh hoạt. Tuy vậy, để có thể chuyển đổi số giáo dục đại học thì việc trước tiên là biến các trường đại học thành các “quốc gia số” thu nhỏ. Cụ thể, toàn bộ hoạt động của đại học, của giáo viên, sinh viên đều sẽ được chuyển lên môi trường số.
Trong hơn một năm Covid 19 vừa qua, những yêu cầu về giãn cách xã hội đã khiến cho việc triển khai chương trình học trực tuyến trở thành điều bắt buộc đối với các trường đại học. Không chỉ vậy, các trường đại học và cao đẳng đã và đang tham gia vào quá trình chuyển đổi số theo nhiều cách khác nhau.
Trong đó, việc sử dụng rộng rãi Hệ thống Quản lý Học tập (LMS) để hỗ trợ lớp học, môn học và quy trình chấm điểm là phần cơ bản của chuyển đổi số trường đại học. Nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu của sự chuyển biến vốn sẽ còn tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ. Với khả năng ghi lại bài giảng, xây dựng lớp học thông minh, số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, đề thi trực tuyến,…), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo… chuyển đổi số đã tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể dạy từ xa học tại nhà. Ngoài ra, các bài giảng được ghi lại này dễ dàng được giao làm bài tập về nhà, cho phép giáo viên có thể tập trung tương tác nhiều hơn trong quá trình giảng dạy.
Ở một tầm nhìn xa hơn, chuyển đổi số là xu hướng phát triển của giáo dục nói riêng và của cả nhân loại nói chung. Và điều này không chỉ dành cho cách chúng ta sống hiện tại mà còn là cách chúng ta sẽ sống vào trong tương lai – ngay cả sau khi đại dịch đã kết thúc. Đặc biệt đối với sinh viên, những người trẻ và làm việc nhiều với công nghệ thì chuyển đổi số dường như là yêu cầu căn bản đối với họ.
Về định nghĩa, giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, từ đó đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
Có thể nói, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp được xem là giải pháp cốt lõi để tăng khả năng thích ứng nhanh chóng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của Việt Nam phải hòa mình theo xu hướng chung và cần đề ra những định hướng cho công cuộc chuyển đổi số nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội việc làm mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Việc chuyển đổi số sẽ có những tác động đa chiều đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp với nhiều hình thức khác nhau, trong đó cụ thể là:
Dựa theo những định hướng phát triển cho đến năm 2030, hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở nước ta đạt trình độ các nước ASEAN-4; đảm bảo gần như toàn bộ các dịch vụ công liên quan tới giáo dục nghề nghiệp đạt mức độ 4, có khả năng tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia và có thể truy cập thông qua nhiều nền tảng và nhiều phương tiện khác nhau.
Ngoài ra, số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước thực hiện chuyển đổi số hoàn toàn sẽ được mở rộng thêm, dự tính sẽ đạt con số 600 (bằng khoảng 30% tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp); 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai nền tảng dạy nghề trực tuyến…
Chuyển đổi số sẽ được coi như một cơ hội để thúc đẩy đà tăng trưởng cho ngành giáo dục nghề nghiệp. Theo dự thảo cho giai đoạn 2021-2025, cả nước phấn đấu tuyển sinh, đào tạo nghề cho hơn 19,8 triệu lượt người. Từ đó, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ 24,5% vào cuối năm 2020, lên khoảng 28-30% vào cuối năm 2025.
Để có được sự phát triển lâu dài và bền vững trong thời đại chuyển đổi số, ngành giáo dục cần phải có sự kết hợp với những ngành khác. Bên cạnh đó, do cách thức và quá trình chuyển đổi không có một công thức chung cho tất cả các quốc gia và cụ thể ngành, các người lãnh đạo và đứng đầu phải biết cách đề ra chiến lược, định hướng, giải pháp và lộ trình chuyển đổi riêng cho mình chứ không thể tham khảo từ các quốc gia đi trước.
Thứ hai, chuyển đổi số trong giáo dục được kỳ vọng sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên, nếu bài toán về giải pháp công nghệ cũng như khả năng thích ứng của giáo viên không được giải quyết thích đáng, trải nghiệm học tập ‘số’ đối với cả giáo viên và người học có thể trở thành “thảm họa”. Việc không có sự liên kết chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh cũng như phương thức kiểm soát không chặt chẽ như trước có thể dẫn đến hàng loạt các nguy cơ như: thái độ học tập sa sút, học sinh bị thả lỏng không có động lực học tập, chất lượng giáo dục đi xuống trầm trọng…
Vấn đề thứ ba, liên quan tới một câu chuyện mà phải chăng ít người sẽ nghĩ đến: câu chuyện về bình đẳng giáo dục. Liệu rằng khi công nghệ thông tin phát triển, các nền tảng mới ra đời thì những người vốn vẫn còn tụt lại rất xa sẽ làm như thế nào để có thể bắt kịp? Ta thường nghĩ cao siêu rằng việc chuyển đổi số ngành giáo dục sẽ đem lại ‘sự bình đẳng số’ (digital equity) nhờ vào ưu thế tiếp cận công nghệ không giới hạn không gian và thời gian. Tuy nhiên, khi đào sâu vào sự khác biệt về điều kiện phát triển kinh tế xã hội (SES) giữa các vùng, nó vẫn là một bất cập vô cùng lớn.
Những học sinh ở vùng sâu, vùng xa vốn đã rất khó khăn mới có thể đến trường thì làm sao những thay đổi về công nghệ thông tin có thể tiếp cận được đến các em ấy? Không chỉ dừng lại ở đó, bất cập về chi phí cũng sẽ khiến cho những học sinh xuất thân từ gia đình khó khăn không có trang thiết bị tối thiểu hoặc không đủ khả năng chi trả cho những hạn mức cơ bản để học tập.
Những học sinh bị khuyết tật cũng sẽ gặp khó khăn khi mà nguồn tài liệu cũng như phương thức giảng dạy thay đổi. Khả năng nghe, nói, biểu đạt ngôn ngữ hay đôi khi là sử dụng tay chân bị hạn chế của một số học sinh sẽ là trở ngại lớn khi các em buộc phải thích ứng nhanh với nền tảng kĩ thuật mới mà gần như các em chưa hề nghe đến.
Để quản lý hiệu quả hoạt động của trường học, hiện nay đã có rất nhiều cơ sở giáo dục bắt đầu sử dụng phần mềm quản trị nhà trường. Và nhìn chung, phần mềm quản lý này có những ưu điểm vượt trội như sau:
Kết luận
Khi “chuyển đổi số” trở thành xu thế chung trên toàn cầu thì ngành giáo dục phải thay đổi để thích ứng là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Ngành giáo dục nói chung và mỗi cá nhân nói riêng nên tự trang bị cho mình những kiến thức thức cơ bản cũng như sự chủ động đón nhận những thay đổi trong phương thức giảng dạy và học tập. Không chỉ dừng lại ở việc nâng cao chất lượng giáo dục, những bài toán về vấn đề bình đẳng cũng như làm sao để cải thiện chất lượng giáo dục cho mọi đối tượng người học cũng là một mục tiêu quan trọng mà chuyển đổi số cần hướng đến.